Đề kiểm tra học kì I năm học 2015-2016 môn: Ngữ văn- lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2422Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2015-2016 môn: Ngữ văn- lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2015-2016 môn: Ngữ văn- lớp 9 thời gian làm bài: 90 phút
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
	THANH OAI	 	NĂM HỌC 2015-2016
	Môn: Ngữ Văn- Lớp 9
	Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I (7đ)
Bằng hiểu biết về bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt, em hãy cho biết:
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?(0,5đ)
Trong bài thơ, người cháu nhớ về những kỉ niệm gì? (0,5đ)
Tại sao khi nhớ về bà, tác giả lại nhớ tới bếp lửa? Bài thơ viết về bếp lửa nhưng có lúc tác giả lại gọi là ngọn lửa, em hãy chép lại chính xác khổ thơ có hình ảnh ngọn lửa và lý giải cách gọi ấy. (2đ)
Viết một đoạn văn khoảng 12 câu để phân tích đoạn thơ” (4đ)
“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa”
	(Trích “ Bếp lửa”, Bằng Việt, NV9)
(Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán, một lời dẫn trực tiếp. Gạch chân câu cảm thán và câu có lời dẫn trực tiếp.)
Phần II (3đ)
Cho đoạn văn sau:
“ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại”
( Trích “ Làng”, Kim Lân, Ngữ Văn 9/1)
Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? (0,25đ)
Nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? Em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật đó trong đoạn trích này? (0,75đ)
Từ hiểu biết của em về văn bản “Làng” của Kim Lân, em hãy viết một đoạn văn về tình yêu quê hương. (đoạn văn khoảng 10-12 câu). (2đ)
....................................................
 HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ I
Phần I (7 điểm)
Câu 1. Nêu đúng hoàn cảnh sáng tác bài thơ (0,5 đ).
- Năm sáng tác (0,25 đ).
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (0,25đ)
Câu 2. Người cháu trong bài thơ nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ được sống bên bà (0,5 đ).
Câu 3 .*Ý 1 (1 đ): Khi nhớ về bà, tác giả lại nhớ tới bếp lửa vì: bếp lửa luôn hiện diện ùng người bà.
- Bếp lửa đã gợi nhớ sâu sắc về người bà với sự nhẫn nại, tần tảo, đầy thương yêu.
- Bếp lửa gợi nhớ cả một thời ấu thơ vất vả nhưng được sống trong tình yêu thương bên bà.
- Bếp lửa gắn với những khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến của nhân dân.
* Ý 2(1 đ): Chép lại chính xác những câu thoe có hình ảnh ngọn lửa và lý giải cách gọi ấy (chép thơ chính xác (0,5đ), lí giải đúng (0,5đ).
 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
- Nhà thơ gọi là “ ngọn lửa” bởi đã nhận ra: bếp lửa được bà nhen nhóm từ ngọn lửa trong lòng bà – ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương và niêm tin.
- Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn / Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng không còn chỉ mang theo ý nghĩa thông thường mà đã chứa đựng ý nghĩa trừu tượng và khái quát sâu xa, biểu tượng của lòng tin, tình yêu thương.
Câu 4(4 đ)
- Hình thức : 2 điểm
+Đoạn văn đủ số câu, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, dùng từ, câu (1đ).
+Có sử dụng câu cảm thán, câu có lời dẫn trực tiếp và gạch chân theo yêu cầu (1đ).
-Nội dung: Đáp ứng được một số ý sau.
+Đoạn thơ thể hiện những suy ngẫm của nhà thơ về bà và bếp lửa.
+Điệp từ “nhóm” được nhắc lại nhiều lần gợi ra nhiều ý nghĩa khác nhau. “Nhóm bếp lửa ấp ui nồng đượm” -> nhóm lên ngọn lửa ấm áp xua đi giá lạnh, sưởi ấm cho hai bà cháu...’’ “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọn bùi” -> nhen nhóm trong lòng cháu tình yêu thương ruột thịt, tình bà cháu, tình cảm ra đình, nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui ->Sự chia sẻ, tình làng nghĩa xóm, “Nhóm dạy cả những tâm tình”...->khơi dậy trong tâm hồn cháu những kí ức đẹp, lớn lao...
+Điệp từ “nhóm”: nhấn mạnh giá trị lớn lao của những việc bà làm: từ việc nhóm bếp – bà khơi dậy tinh yêu thương, sự sống, những niềm tin cho cháu và mọi người.
+Câu thơ cuối đoạn là câu thơ hay đã thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của nhà thơ về bếp lửa bình dị, thân thuộc mà kì diệu thiêng liêng.
+Câu thơ chứa đựng ý nghĩa khái quát về hình tượng bếp lửa: câu cảm thán với cấu trúc đảo thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng bởi đã khám phá ra bao điều kì diệu trong một hình ảnh quen thuộc mà giản dị bên ta: “bếp lửa”.
Phần II (3đ).
Câu 1: Đoạn trích sử dụng yếu tố đối thoại (0,25đ).
Câu 2: (0,75đ)
-Nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ông Hai (0,25 đ).
-Tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên : Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây, ông sững sờ, choáng váng, đua đớn, xấu hổ, nhục nhà, ê chề...(0,5đ).
Câu 3: (2đ)
-Yêu cầu hình thức: HS biết viết đoạn văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ viết có cảm xúc, không sai lỗi chính tả, câu...
- Yêu cầu về nội dung: có thể đáp ứng một số yêu cầu sau:
+Nêu khái niệm về quê hương, tình yêu quê hương.
+Biểu hiện của tình yêu quê hương; tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu Tổ quốc.
+Mở rộng: Phê phán những người không coi trọng quê hương, chê bai quê hương, phản bội quê hương, xứ xở...
+Phương hướng rèn luyện: Xây đắp, bảo vệ quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người. Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng bảo về quê hương.
..............................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_VAN_9_KI_I.docx