Đề kiểm tra học kì I – Năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 6

docx 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1300Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I – Năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I – Năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 6
PHÒNG GD&ĐT NHA TRANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2015-2016
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: TỰ LUẬN (7 điểm) Thời gian làm bài: 75 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (1 điểm)
Nêu ý nghĩa văn bản “Em bé thông minh”. Qua ý nghĩa của truyện, em có suy nghĩ gì về việc học tập của bản thân?
Câu 2: (1 điểm)
Tìm số từ và lượng từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa của chúng:
Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận .
Câu 3: (5 điểm)
Hãy kể lại truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh “ bằng lời văn của em
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Thời gian làm bài: 15 phút (không kể thời gian phát đề)
Học sinh chọn đáp án đung nhất và ghi trên giấy làm bài
Câu 1: Em bé thông minh trong truyện cổ tích “ Em bé thông minh “ thuộc kiểu nhân vật:
A. Nhân vật thông minh tài giỏi
C. Nhân vật ngốc nghếch
B. Nhân vật bất hạnh 
D. Nhân vật dũng sĩ 
Câu 2: Các truyện “ Ếch ngồi đáy giềng “, “ Thầy bói xem voi “ thuộc thể loại truyện nhân gian:
A. Truyền thuyết
B. Truyện cười 
C. Truyện cổ tích
D. Truyện ngụ ngôn
Câu 3: Bài học rút ra từ truyện “ Thầy bói xem voi “ là:
A. Phải có tinh thần hợp tác khi làm việc 
B. Phải xem xét đánh giá mọi việc một cách toàn diện
C. Phải dũng cảm khi đối diện với khó khăn
D. Phải đoàn kết với mọi người xung quanh
Câu 4: Hình tượng cây đàn thần trong truyện “ Thạch Sanh “ có ý nghĩa:
A. Đề cao trí khôn dân gian 
B. Giải thích nguồn gốc dân tộc
C. Phê phán những người có suy nghĩ cạn hẹp
D. Thể hiện ước mơ khát vọng về hòa bình và công lí xã hội
Câu 5: Trong các truyện sau, truyện thể hiện ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng chống giặc ngoại xâm là:
A. Thánh Gióng
C. Thầy bói xem voi
B. Sơn Tinh, Thủy Tinh
D. Em bé thông minh
Câu 6: “ Trong truyện về những nhân vật bất hạnh với ước mơ hạnh phúc, công bằng “ là nhận xét về thể loại văn học dân gian:
A. Truyện ngụ ngôn 
B. Truyền thuyến
C. Cổ tích
D. Truyện cười 
Câu 7: Từ chân được hiểu theo nghĩa gốc thuộc câu:
A. Người ta nói “ đấy là bàn chân vất vả “
B. Hùng có chân trong đội tuyển bóng đá của trường
C. Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
D. Mặt trăng hiện lên trên những ngọn cây ở chân trời bên kia.
Câu 8: Từ mắt được dùng với nghĩa chuyện thuộc câu:
A. Những quả na bắt đầu mở mắt
C. Nó chớp mắt nhìn của sổ
B. Em bé nhắm mắt lim dim ngủ
D. Đôi mắt nó tròn xoe
Câu 9: Câu có chứa lượng từ là câu:
A. Cảnh vật mờ ảo dưới làn sương
C. Mãi đến sáng hôm sau, bão mới ngớt
B. Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi 
D. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh
Câu 10: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?
A. đang nổi sóng mù mịt
C. lại nổi cơn thịnh nộ
B. không muốn làm nữ hoạng
D. một tòa lâu đài lớn
Câu 11: Mục đích giao tiếp của văn bản tự sự là:
A. Tái hiện trạng thái sự vật
C. Nêu ý kiến đánh giá bàn luận
B. Bày tỏ tình cảm
D. Trình bày diễn biến, sự việc
Câu 12: Trong các đề tự sự sau, đề thuộc kiểu bài kể chuyện đời thường:
A. Kể lại truyện truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên
B. Kể một kỉ niệm đáng nhớ của em
C. Đóng vai Thánh Gióng, kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng
D. Tưởng tượng một kết cục mới cho truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_HKI_20152016.docx