PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN CHÂU KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) _________________________________________ ĐỀ CHÍNH THỨC: I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Câu 1: (1 điểm) a. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề “Tức nước vỡ bờ” được đặt cho đoạn trích? Câu 2: (1 điểm) Kết thúc truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, Xiu nói: Chiếc lá cuối cùng chính là “kiệt tác của cụ Bơ-men”, em có đồng ý với điều đó không? Vì sao? Câu 3: (2 điểm) - Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? - Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các câu sau: a. Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ chị Dậu. (Ngữ văn 8 – Tập một) b. Sáng hôm sau, Xiu tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ thì thấy Giôn-xi đang mở cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành màu xanh đã kéo xuống. (Ngữ văn 8 – Tập một) II. LÀM VĂN: (6 điểm) Hãy kể về một kỷ niệm tuổi thơ làm em nhớ mãi. ---HẾT--- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: Ngữ văn – Lớp 8 Câu Nội dung Thang điểm I. Câu 1: Câu 2: Câu 3: I. VĂN – TIẾNG VIỆT: a. Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. b. Học sinh nêu ý kiến cá nhân, đảm bảo nội dung sau: + “Tức nước vỡ bờ”: đúc kết một kinh nghiệm, một quy luật trong cuộc sống: có áp bức có đấu tranh. + Muốn thoát khỏi sự áp bức thì không có con đường nào khác là phải vùng lên đấu tranh để tự giải phóng. Ngô Tất Tố cũng cảm nhận được sức mạnh như nước vỡ bờ của quần chúng nhân dân. Học sinh nêu ý kiến cá nhân, đảm bảo nội dung sau: - Chiếc lá cuối cùng chính là kiệt tác của cụ Bơ-men. Vì: + Nó có giá trị nhân sinh và nghệ thuật rất cao. + Được vẽ bằng tất cả tấm lòng yêu thương, đức hy sinh thầm lặng, bằng cả mạng sống của cụ Bơ-men. + Cứu sống Giôn-xi và phục hồi ước mơ, khát vọng sáng tác của cô. - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. a. Từ tượng thanh: sầm sập. b. Từ tượng hình: thẫn thờ 0.5 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm II. Làm văn II. Làm văn: Mở bài: - Kỷ niệm tuổi thơ đó xảy ra khi nào? - Giới thiệu về sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. Thân bài: - Kể lại diễn biến chi tiết về kỷ nệm tuổi thơ đó. + Kỷ niệm bắt đầu trong hoàn cảnh nào? Đó là một kỷ niệm buồn hay vui? + Sự việc (câu chuyện) xảy ra và diễn biến ra sao? - Kỷ niệm đó để lại trong lòng em những ấn tượng gì? - Kể có lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm, bày tỏ thái độ của mình trước những sự việc trong câu chuyện. Kết bài: - Trong kí ức của bản thân, kỷ niệm trên có vị trí như thế nào? - Cảm nghĩ của em đối với kỷ niệm đó. à Biểu điểm bài Làm văn: Đáp ứng đủ các yêu cầu của đề, bố cục đủ 3 phần, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, bài viết chân thật, xúc động. Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của đề, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. Đáp ứng được nửa các yêu cầu của đề. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. Hoàn toàn lạc đề. 1 điểm 4 điểm 1 điểm 6 điểm 5 điểm 4 điểm 3 điểm 1- 2 điểm 0 điểm
Tài liệu đính kèm: