Đề kiểm tra học kì I - Năm học: 2014 - 2015 môn Ngữ văn - Lớp 11 (hệ gdpt) - Trường THPT Đôn Châu

docx 12 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2476Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Năm học: 2014 - 2015 môn Ngữ văn - Lớp 11 (hệ gdpt) - Trường THPT Đôn Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I - Năm học: 2014 - 2015 môn Ngữ văn - Lớp 11 (hệ gdpt) - Trường THPT Đôn Châu
TRƯỜNG THPT ĐÔN CHÂU
TỔ : Văn- Sử- Địa- GDCD
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NH : 2014-2015 
 Môn : Ngữ văn - lớp 11 ( hệ GDPT )
 Thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
Phần I : ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm )
 Câu hỏi 1: Nhận định nào đúng khi nhận xét về bài thơ “ Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ. ( 0,25 điểm )
A. Bài ca ngất ngưởng thể hiện một phong thái sống đúng đắn.
B. Bài ca ngất ngưởng thể hiện một phong cách sống khác đời, khác người, vượt lên trên khuôn khổ của lễ giáo phong kiến.
C. Bài ca ngất ngưởng thể hiện một phong cách sống an nhàn, hòa hợp với thiên nhiên.
D. Bài ca ngất ngưởng thể hiện một phong cách sống không màn đến danh lợi.
Câu hỏi 2 : Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi. 
	Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săn đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết.
 A/. Nhân vật được nói tới trong đoạn trích trên là ai ? Đoạn văn được trích trong phần nào của văn bản ? ( 0,25 điểm )
 B/. Nêu nội dung chính của đoạn văn và đặt tên cho đoạn văn trên. ( 0,25 điểm )
 C/. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? Cho biết tác dụng của phương thức biểu đạt đó? ( 0,25 điểm )
 D/. Em có nhận xét gì về từ “ Hắn” trong trong đoạn văn trên, cách dùng như thế nhằm mục đích gì? ( 0,5 điểm )
 Câu hỏi 3 : Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. 
 	 	Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
	Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
	Như nước Đại Việt ta từ trước,
	Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
	Núi sông bờ cõi đã chia,
	Phong tục Bắc Nam cũng khác.
	Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
	Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
	Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
	Song hào kiệt đời nào cũng có.
 ( Trích Đại cáo bình Ngô- Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.17 )
 a/. Đoạn thơ trên đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những phương diện nào ? ( 0,5 điểm )
 b/. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. ( 0,5 điểm )
 c/. Từ viêc đọc hiểu văn bản trên , hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước hiện nay. ( 0,5 điểm )
 	Phần II : TẠO LẬP VĂN BẢN ( 7.0 điểm )
 Câu hỏi 1 : ( 2,0 điểm ) 
	Viết một bài văn ngắn ( khoảng một mặt giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về thực trạng học tập của học sinh hiện nay và giải pháp nâng cao hiệu quả học tập.
 Câu hỏi 2 : ( 5,0 điểm )
Phân tích niềm vui niềm hạnh phúc của những người thân trong gia đình khi cụ Tổ qua đời ( Hạnh phúc một tang gia- Vũ Trọng Phung ), qua đó bày tỏ suy nghĩ của mình về việc giữ gìn đạo đức của con người trong thời buổi hiện nay.
 	 ------- HẾT -------
TRƯỜNG THPT ĐÔN CHÂU
TỔ : Văn- Sử- Địa- GDCD
 ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NH : 2014-2015 
 Môn : Ngữ văn - lớp 11 ( hệ GDTX )
 Thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
Phần I : ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm )
 Câu hỏi 1: Nhận định nào đúng khi nhận xét về bài thơ “ Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ. ( 0,25 điểm )
A. Bài ca ngất ngưởng thể hiện một phong thái sống đúng đắn.
B. Bài ca ngất ngưởng thể hiện một phong cách sống khác đời, khác người, vượt lên trên khuôn khổ của lễ giáo phong kiến.
C. Bài ca ngất ngưởng thể hiện một phong cách sống an nhàn, hòa hợp với thiên nhiên.
D. Bài ca ngất ngưởng thể hiện một phong cách sống không màn đến danh lợi.
Câu hỏi 2 : Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi. 
	Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săn đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết.
 A/. Nhân vật được nói tới trong đoạn trích trên là ai ? Đoạn văn được trích trong phần nào của văn bản ? ( 0,25 điểm )
 B/. Nêu nội dung chính của đoạn văn và đặt tên cho đoạn văn trên. ( 0,25 điểm )
 C/. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ? Cho biết tác dụng của phương thức biểu đạt đó? ( 0,25 điểm )
 D/. Em có nhận xét gì về từ “ Hắn” trong trong đoạn văn trên, cách dùng như thế nhằm mục đích gì? ( 0,5 điểm )
 Câu hỏi 3 : Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. 
 	 	Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
	Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
	Như nước Đại Việt ta từ trước,
	Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
	Núi sông bờ cõi đã chia,
	Phong tục Bắc Nam cũng khác.
	Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
	Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
	Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
	Song hào kiệt đời nào cũng có.
 ( Trích Đại cáo bình Ngô- Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.17 )
 a/. Đoạn thơ trên đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những phương diện nào ? ( 0,5 điểm )
 b/. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. ( 1,0 điểm )
 	Phần II : TẠO LẬP VĂN BẢN ( 7.0 điểm )
 Câu hỏi 1 : ( 2,0 điểm ) 
 Từ viêc đọc hiểu văn bản trên , hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng một mặt giấy thi ) trình bày suy nghĩ của bản thân về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước hiện nay. ( 2,0 điểm )
Câu hỏi 2 : ( 5,0 điểm )
Phân tích niềm vui niềm hạnh phúc của những người thân trong gia đình khi cụ Tổ qua đời ( Hạnh phúc một tang gia- Vũ Trọng Phung ), qua đó bày tỏ suy nghĩ của mình về việc giữ gìn đạo đức của con người trong thời buổi hiện nay.
 	 ------- HẾT -------
 MA TRẬN ĐỀ 
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
Đọc hiểu văn bản
Nhận biết được giai đoạn văn học
Nhận ra được nội dung và vị trí của tác phẩn văn học
Nhận ra những phương thức biểu đạt và giá trị của chúng
Xác định được nội dung văn bản theo đặc trưng về thể loại
Hiểu và nhận diện được nội dung của đoạn, bài , biết cách đặt tên cho văn bản phù hợp với nội dung
Hiểu được những từ ngữ , yếu tố nghệ thuật trong bài thơ , văn.
Hiểu được nội dung ý nghĩa cà văn bản văn học.
Bày tỏ quan niệm và cách hiểu của cá nhân về vấn đề văn học trong tác phẩm văn học
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 04
Số điểm: 1,25
Tỉ lệ:1,25%
Số câu: 02
Số điểm:1,25
 Tỉ lệ:1,25%
Số câu: 01
Số điểm:0,5
Tỉ lệ :0,5%
Số câu: 00
Số điểm: 00
Tỉ lệ : 00%
Số câu: 07
Sốđiểm:3,0 
 Tỉ lệ: 30 %
Tạo lập văn bản
Vận dụng những kĩ năng về văn nghị luận xã hội -> HS viết bài văng nghị luận ngắn bàn về một vấn đề của xã hội.
Vận dụng những kĩ năng về văn nghị luận văn học -> HS viết bài văng nghị luận bàn về một vấn để của văn học.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 00
Số điểm: 00
Tỉ lệ:0,0%
Số câu: 00
Số điểm:0,0
 Tỉ lệ:0,0%
Số câu: 00
Số điểm:00
Tỉ lệ :00%
Số câu: 02
Số điểm: 7,0
Tỉ lệ : 60%
Số câu: 02
Sốđiểm: 7,0 
 Tỉ lệ: 60%
Tổng cộng
Số câu: 04
Số điểm: 1,25
Tỉ lệ:1,25%
Số câu: 02
Số điểm:1,25
 Tỉ lệ:1,25%
Số câu: 01
Số điểm:0,5
Tỉ lệ :0,5%
Số câu: 02
Số điểm: 7,0
Tỉ lệ : 70%
Số câu: 09
Số điểm: 10
Tỉ lệ : 100%
 HƯỚNG DẪN CHẤM ( 11 PT )
 (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 04.. trang)
A. Hướng dẫn chung 
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất .
3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 ( lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm).
B. Hướng dẫn chấm cụ thể 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 
1. Yêu cầu về kĩ năng 
- Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản; 
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, phải trả lời hết các ý của câu hỏi.
2. Yêu cầu về kiến thức 
Câu 1: (0,25 điểm):Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. 
Mức đầy đủ: 0,25 điểm -> HS chọn câu trả lời B
 Mức không đạt: 0,0 điểm -> HS sinh chọn các câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 2: 
 ( 2a) = (0,25 điểm):
Mức đầy đủ: 0,25 điểm: -> HS đọc và trà lời
 -Nhận vật được nói đến trong đoạn trích trên là nhân vật Chí Phèo ; đoạn văn được trích ở phần đầu của văn bản.
Mức không đầy đủ: 0,25 điểm -> HS trình bày được 1 trong 2 ý trên
Mức không đạt : 0,0 điểm -> HS trình bày sai hoặc không trình bày
( 2b) = (0,25 điểm):
Mức đầy đủ: 0,25 điểm: -> HS đọc và trà lời
-Nội dung của đoạn văn : ngoại hình đáng sợ, ghê tởm của Chí Phèo ; những thay đổi của Chí Phèo khi đi tù về ; , . . . . Đặt tên : HS đặt tên sao hợp lí với nội dung của đoạn văn.( Chí Phèo con người khác ; hình dạng thứ hai ; , . . . ).
 Mức không đầy đủ: 0,25 điểm -> HS trình bày được 1 trong 2 ý trên
Mức không đạt : 0,0 điểm -> HS trình bày sai hoặc không trình bày
( 2c) = (0,25 điểm):
Mức đầy đủ: 0,25 điểm: -> HS đọc và trà lời
 Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả ; tác dụng của phương thức biểu đạt là làm nổi bật vẽ hung bạo , ghê sợ và những đổi thay của Chí Phèo sau khi đi tù về.
Mức không đạt : 0,0 điểm -> HS trình bày sai hoặc không trình bày
( 2d) = (0,25 điểm):
Mức đầy đủ: 0,5 điểm: -> HS đọc và trà lời
 Từ “ Hắn” trong đoạn văn đươc dùng để chỉ Chí Phèo sau khi đi tù về ; việc dùng như thế nhằm tô đậm vẽ hung bao , tình cách gạch mặt ăn vạ của Chí phèo; . . . . 
Mức không đầy đủ: 0,25 điểm -> Thí sinh có cách lí giải khác sao phù hợp với nội dung
Mức không đạt : 0,0 điểm -> Thí sinh không có câu trả lời hoàn trả lời hoàn toàn sai.
Câu hỏi 3 : Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. 
( 3a ) ( 0,5 điểm )
Mức đầy đủ: 0,5 điểm: -> HS đọc và trà lời
Đoạn thơ trên đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những phương diện : Nền văn hiến ; bờ cõi; phong tục tập quán;các triều đại ; . . . . 
Mức không đầy đủ: 0,25 điểm -> HS trình bày được từ hai trong các ý trên.
Mức không đạt : 0,0 điểm -> Thí sinh không có câu trả lời hoàn trả lời hoàn toàn sai.
( 3b ) ( 0,5 điểm )
Mức đầy đủ: 0,5 điểm: -> Thí sinh đọc và trà lời
Ý nghĩa của hai câu thơ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. => Để nhân dân có được cuộc sống yên ổn thì trước tiên là phải lo trừ bạo, tiêu diệt giặc ngoại xăm
Mức không đầy đủ: 0,25 điểm -> HS có trình bay nhưng chưa bám vào ý của hai câu thơ
 Mức không đạt : 0,0 điểm -> Thí sinh không có câu trả lời hoàn trả lời hoàn toàn sai.
( 3c ) ( 0,5 điểm )
Mức đầy đủ: 0,5 điểm: -> Thí sinh viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đấy nước => việc bảo vể chủ quyền lãnh thổ là việc làm cần thiết , . . . . 
Thí sinh thể hiện được suy nghĩ của bản thân , thấy được tầm quan trọng của vấn đề
Mức không đầy đủ: 0,25 điểm -> HS có trình bay nhưng chưa hoan chỉnh
 Mức không đạt : 0,0 điểm -> Thí sinh không có câu trả lời hoàn trả lời hoàn toàn sai.
Phần II : TẠO LẬP VĂN BẢN ( 7.0 điểm )
Câu hỏi 1:Nghị luận xã hội ( 2 điểm)
 Viết một bài văn ngắn ( khoảng một mặt giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về thực trạng học tập của học sinh hiện nay và giải pháp nâng cao hiệu quả học tập.
I. Yêu cầu về kĩ năng: 
 => Đây là dạng đề mở, thí sinh có thể có những sáng tạo, cách nghĩ và nhận thức của riêng mình.
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
-Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận ; bài viết trôi chảy .
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận. 
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; 
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo. 
-Vận dụng các kĩ năng giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, tổng hợp để nghị luận về một vấn đề xã hội.
II. Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể trình bày theo nhiều cách , nhưng cần đạt được những nội dung sau:
-Nêu được vấn đề nghị luận
-Nêu được thực trang học tập của học sinh
- Chỉ ra được nguyên nhân – hậu quả 
- Nêu ra giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả học tập
- Phê phán thói hư tật sấu trong học tập
- Bài học bản thân
- Tổng kết vấn đề
III. Cách cho điểm 
- Điểm 2 : Bài viết đảm bảo các ý nêu trên, có kết hợp các thao tác lập luận . Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối lưu loát, phương pháp khá rõ; thể hiện được suy nghĩ của cá nhân về vấn đề, . . . 
- Điểm 1: Bài viết nêu được nội dung, diễn đạt tương đối lưu loát; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp , . . . . . 
- Điểm 0: Không cho điểm đối với các bài viết khô khan, lạc ý, hoặc không viết bài. 
Câu hỏi 2 :Nghị luận văn học ( 5 điểm )
Phân tích niềm vui niềm hạnh phúc của những người thân trong gia đình khi cụ Tổ qua đời ( Hạnh phúc một tang gia- Vũ Trọng Phung ), qua đó bày tỏ suy nghĩ của mình về việc giữ gìn đạo đức của con người trong thời buổi hiện nay.
I. Yêu cầu về kĩ năng: 
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học .
-Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận ; bài viết trôi chảy .
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận. 
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; 
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo. 
II. Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể trình bày theo nhiều cách , nhưng cần đạt được những nội dung sau:
-Nêu được vấn đề nghị luận
-Về nội dung: HS trình bày, phân tích được những biểu hiện của những người thân trong gia đình khi cụ Tổ qua đời => cụ cố Hồng ? ông văn Minh ? ông Phán mọc sừng ? cô Tuyết ? cậu tú Tân ? . . . 
=> Một gia đình địa bất hiếu.
-Về nghệ thuật: - Bút pháp trào phúng, cách xây dựng tình huống truyện , . .. 
 - Ngôn ngữ , câu văn giàu hình ảnh , . . . 
 - Miêu tả , liên tưởng tưởng tượng , . . . 
-HS thể hiện suy nghĩ của bản thân trong việc giữ gìn đạo đức
+ Một bộ phân người chưa ý thức giữ gìn đạo đức , . . . -> suy đồi đạo đức
+ Rút ra bài học về việc giữ gìn đạo đức của con người, . . . 
-Đút kết lại vấn đề
III. Cách cho điểm 
- Điểm 4-5 : Bài viết kết hợp các thao tác lập luận khác nhau. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối lưu loát, phương pháp khá rõ; thể hiện được suy nghĩ của cá nhân về vấn đề, làm nổi bật được vấn đề
- Điểm 2-3 : Bài viết nêu được nội dung, diễn đạt tương đối lưu loát; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp , . . . . . 
- Điểm 1: Bài viết có bố cục rõ ràng, nêu được vấn đề nghị luận ; nhưng chưa triển khai vấn đề; thiếu nhiều ý, . . . 
- Điểm 0 : Không cho điểm đối với các bài viết khô khan theo gạch đầu dòng, bố cục chưa phù hợp, lạc ý, hoặc không viết bài. 
Lưu ý: 
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
- Không cho điểm những bài có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực.
 MA TRẬN ĐỀ 
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
Đọc hiểu văn bản
Nhận biết được giai đoạn văn học
Nhận ra được nội dung và vị trí của tác phẩn văn học
Nhận ra những phương thức biểu đạt và giá trị của chúng
Xác định được nội dung văn bản theo đặc trưng về thể loại
Hiểu và nhận diện được nội dung của đoạn, bài , biết cách đặt tên cho văn bản phù hợp với nội dung
Hiểu được những từ ngữ , yếu tố nghệ thuật trong bài thơ , văn.
Hiểu được nội dung ý nghĩa cà văn bản văn học.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 04
Số điểm: 1,25
Tỉ lệ:1,25%
Số câu: 02
Số điểm:1,75
 Tỉ lệ:1,75%
Số câu: 00
Số điểm:00
Tỉ lệ :00
Số câu: 00
Số điểm: 00
Tỉ lệ : 00%
Số câu: 06
Sốđiểm:3,0 
 Tỉ lệ: 30 %
Tạo lập văn bản
Vận dụng những kĩ năng về văn nghị luận xã hội -> HS viết bài văng nghị luận ngắn bàn về một vấn đề của xã hội.
Vận dụng những kĩ năng về văn nghị luận văn học -> HS viết bài văng nghị luận bàn về một vấn để của văn học.
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu: 00
Số điểm: 00
Tỉ lệ:0,0%
Số câu: 00
Số điểm:0,0
 Tỉ lệ:0,0%
Số câu: 00
Số điểm:00
Tỉ lệ :00%
Số câu: 02
Số điểm: 7,0
Tỉ lệ : 60%
Số câu: 02
Sốđiểm: 7,0 
 Tỉ lệ: 60%
Tổng cộng
Số câu: 04
Số điểm: 1,25
Tỉ lệ:1,25%
Số câu: 02
Số điểm:1,25
 Tỉ lệ:1,25%
Số câu: 01
Số điểm:0,5
Tỉ lệ :0,5%
Số câu: 02
Số điểm: 7,0
Tỉ lệ : 70%
Số câu: 09
Số điểm: 10
Tỉ lệ : 100%
 HƯỚNG DẪN CHẤM ( 11 TX )
 (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 03.. trang)
A. Hướng dẫn chung 
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất .
3. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 ( lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm).
B. Hướng dẫn chấm cụ thể 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 
1. Yêu cầu về kĩ năng 
- Học sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản; 
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, phải trả lời hết các ý của câu hỏi.
2. Yêu cầu về kiến thức 
Câu 1: (0,25 điểm):Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. 
Mức đầy đủ: 0,25 điểm -> HS chọn câu trả lời B
 Mức không đạt: 0,0 điểm -> HS sinh chọn các câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời
Câu 2: 
 ( 2a) = (0,25 điểm):
Mức đầy đủ: 0,25 điểm: -> HS đọc và trà lời
 -Nhận vật được nói đến trong đoạn trích trên là nhân vật Chí Phèo ; đoạn văn được trích ở phần đầu của văn bản.
Mức không đầy đủ: 0,25 điểm -> HS trình bày được 1 trong 2 ý trên
Mức không đạt : 0,0 điểm -> HS trình bày sai hoặc không trình bày
( 2b) = (0,25 điểm):
Mức đầy đủ: 0,25 điểm: -> HS đọc và trà lời
-Nội dung của đoạn văn : ngoại hình đáng sợ, ghê tởm của Chí Phèo ; những thay đổi của Chí Phèo khi đi tù về ; , . . . . Đặt tên : HS đặt tên sao hợp lí với nội dung của đoạn văn.( Chí Phèo con người khác ; hình dạng thứ hai ; , . . . ).
 Mức không đầy đủ: 0,25 điểm -> HS trình bày được 1 trong 2 ý trên
Mức không đạt : 0,0 điểm -> HS trình bày sai hoặc không trình bày
( 2c) = (0,25 điểm):
Mức đầy đủ: 0,25 điểm: -> HS đọc và trà lời
 Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả ; tác dụng của phương thức biểu đạt là làm nổi bật vẽ hung bạo , ghê sợ và những đổi thay của Chí Phèo sau khi đi tù về.
Mức không đạt : 0,0 điểm -> HS trình bày sai hoặc không trình bày
( 2d) = (0,25 điểm):
Mức đầy đủ: 0,5 điểm: -> HS đọc và trà lời
 Từ “ Hắn” trong đoạn văn đươc dùng để chỉ Chí Phèo sau khi đi tù về ; việc dùng như thế nhằm tô đậm vẽ hung bao , tình cách gạch mặt ăn vạ của Chí phèo; . . . . 
Mức không đầy đủ: 0,25 điểm -> Thí sinh có cách lí giải khác sao phù hợp với nội dung
Mức không đạt : 0,0 điểm -> Thí sinh không có câu trả lời hoàn trả lời hoàn toàn sai.
Câu hỏi 3 : Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi. 
( 3a ) ( 0,5 điểm )
Mức đầy đủ: 0,5 điểm: -> HS đọc và trà lời
Đoạn thơ trên đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những phương diện : Nền văn hiến ; bờ cõi; phong tục tập quán;các triều đại ; . . . . 
Mức không đầy đủ: 0,25 điểm -> HS trình bày được từ hai trong các ý trên.
Mức không đạt : 0,0 điểm -> Thí sinh không có câu trả lời hoàn trả lời hoàn toàn sai.
( 3b ) ( 1,0 điểm )
Mức đầy đủ: 1,0 điểm: -> Thí sinh đọc và trà lời
Ý nghĩa của hai câu thơ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. => Để nhân dân có được cuộc sống yên ôn thì trước tiên là phải lo trừ bạo, tiêu diệt giặc ngoại xăm
Mức không đầy đủ: 0,5 điểm -> HS có trình bay nhưng chưa bám vào ý của hai câu thơ
 Mức không đạt : 0,0 điểm -> Thí sinh không có câu trả lời hoàn trả lời hoàn toàn sai.
Phần II : TẠO LẬP VĂN BẢN ( 7.0

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_van_hoc.docx