Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn: Lý - Khối 11 thời gian làm bài: 45 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1144Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn: Lý - Khối 11 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn: Lý - Khối 11 thời gian làm bài: 45 phút
 SỞ GD & ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 TRƯỜNG THPT HƯNG ĐẠO Năm học 2014-2015
 	 Môn: LÝ - KHỐI 11
 Thời gian làm bài: 45 Phút
I. LÝ THUYẾT (5Đ).
 1. Khái niệm về thuyết electron. Nêu nội dung cơ bản của thuyết electron. (1,5đ)
 2. Cho biết đặc điểm của vectơ cường độ điện trường của một điện tích điểm. (1,5đ)
 3. Nêu nội dung các định luật Faraday. (2đ)
II. BÀI TẬP (5Đ).
 Bài 1. Hai điện tích dương q1 = q2 = 6.10−6 đặt tại 2 điểm A, B cách nhau 30 cm trong điện môi, hằng số điện môi là 3. 
 a) Tìm lực tương tác tĩnh điện giữa q1 và q2?
 b) Tìm độ lớn cường độ điện trường tổng hợp do q1 và q2 gây ra tại điểm M với AM = 20cm và BM = 10cm ? 
R3
Eb, rb
+
−
R1
R2
 Bài 2. Cho mạch điện như hình vẽ:
Bộ nguồn gồm 2 nguồn nối tiếp: E1 = 9V ; r1 = 1W và E2 = 6V ; r2 = 1W
R1 là đèn ghi (9V – 9W); R2 = 6W là bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 có anốt bằng bạc (AAg = 108; nAg = 1); biến trở R3 = 4,4W.
 a) Tìm cường độ dòng điện qua mạch chính?
 b) Đèn có sáng bình thường không?
 c) Tìm lượng bạc hao mòn ở anốt sau 32 phút 10 giây?
 d) Thay đổi R3 để công suất trên R3 cực đại, lúc đó R3 bằng bao nhiêu? 
---------- Hết --------
ĐÁP ÁN 
I. LÝ THUYẾT (5Đ).
1. Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật gọi là thuyết electron, gồm các điểm chính:	(0,5đ)
- Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. 	(0,25đ)
- Nguyên tử mất electron trở thành ion dương Nguyên tử nhận thêm electron trở thành ion âm.	(0,5đ)
- Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số prôton. Nếu số electron ít hơn số prôton thì vật nhiễm điện dương.	(0,25đ)
2. Vectơ cường độ điện trường do 1 điện tích điểm Q đặt trong môi trường có hằng số điện môi e gây ra tại 1 điểm M cách Q 1 khoảng r có:	(0,25đ)
- Điểm đặt: tại M	(0,25đ)
	- Phương: đường thẳng nối Q và M
	- Hướng: hướng ra xa điện tích điểm Q nếu Q > 0; hướng về điện tích điểm Q nếu Q < 0.	(0,5đ)
- Độ lớn: 	(0,5đ)
3. Các định luật Faraday. (2đ)
 - Định luật Faraday thứ nhất: Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực bình điện phân tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.	(0,25đ)
 m = kq	(0,25đ)
 - Định luật Faraday thứ hai: Đương lượng điện hoá k của 1 nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam của nguyên tố đó . Hệ số tỉ lệ là , trong đó F gọi là số Faraday.	(0,5đ)	
 	với F = 96.500 C/mol	(0,5đ)	Tóm lại ta được : 	 	 (m tính bằng gam)	(0,5đ)
II. BÀI TẬP (5Đ).
Bài 1 (1,5đ)
a) 	0,5đ
b) M nằm trên đoạn thẳng nối q1 và q2 ( r1 = AM; r2 = BM )
	0,25đ
 	0,25đ
.
 ngược hướng 	0,25đ
Þ E = E2 − E1 = 18.105 − 4,5.105 = 13,5.105 V/m	0,25đ
Bài 2 (3,5đ)
a) 	0,25đ
 	0,25đ
 RN = R12 + R3 = 3,6 + 4,4 = 8W	0,25đ
 Eb = E1 + E2 = 9 + 6 = 15V	0,25đ
 rb = r1 + r2 = 1 + 1 = 2W	0,25đ
 	0,25đ
b) U1 = U2 = U12 = R12.I = 3,6.1,5 = 5,4V	0,25đ
 U1 < U1đm : đèn sáng mờ	0,25đ
c) 	0,25đ
 	0,25đ
d) P3 = R3. 	(I3 = I)
 P3 = 	
 Đặt R12 + rb = u (hằng số).
0,75đ
Þ P3 = = = 
Þ P3 (max) khi 	
 Do = h.số , nên theo bất đẳng thức Cauchy:
 khi 
hay P3 (max) khi R3 = u
Þ P3 (max) khi R3 = R12 + rb = 3,6 + 2 = 5,6W	0,25đ
(Nếu HS thay số từ đầu để tính và có được kết quả đúng cũng cho đủ điểm)
--- Hết ---
* Sai hoặc thiếu 1 đơn vị trừ 0,25đ. Tối đa trừ 0,5đ.

Tài liệu đính kèm:

  • docLĂン 11.doc