Đề kiểm tra học kì I năm học: 2012 – 2013 môn: Vật lí 8 thời gian: 45 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1056Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học: 2012 – 2013 môn: Vật lí 8 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học: 2012 – 2013 môn: Vật lí 8 thời gian: 45 phút
PHÒNG GD & ĐT TAM ĐẢO
TRƯỜNG THCS BỒ LÝ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2012 – 2013
Môn: Vật lí 8
Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM( 5 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian 90 phút đi được quãng đường 81 km. Vận tốc của đoàn tàu là:
A. 121,5 km/h
B. 45 km/h
C. 54km/h
D. 118,5km/h
Câu 2. Một vật đang chuyển động thẳng đều thì chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ:
A. Chuyển động với vận tốc tăng dần
C. Hướng chuyển động của vật thay đổi
B. Chuyển động với vận tốc giảm dần
D. Vật vẫn giữ nguyên vận tốc như ban đầu
Câu 3. Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi:
A. Tiết diện của các nhánh khác nhau
C. Độ dày của các nhánh như nhau
B. Các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên
D. Độ cao của các nhánh như nhau
Câu 4. Một miếng sắt có thể tích là 0,002 m3. Khi nhúng miếng sắt này chìm trong nước thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt là:
A. 10N
B. 15N
C. 20N
D. 25N
( Cho trọng lượng riêng của nước là d= 10000 N/m3)
Câu 5. Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng bằng hai chân trên mặt đất bằng phẳng, biết diện tích tiếp xúc với mặt đất của một bàn chân là 0,005m2. Khi đó bạn Hà tác dụng lên mặt đất một áp suất:
A. 45000 N/m2
B. 90000 N/m2
C. 4500 N/m2
D. 9000 N/m2
Câu 6. Công thức tính áp suất của chất lỏng là:
A. p= d/h
B. p= h/d
C. p= d.h
D. p= d + h
Câu 7. Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao tăng dần?
A. Không thay đổi
C. Càng tăng
B. Càng giảm
D. Có lúc tăng, lúc giảm
Câu 8. Áp lực là gì?
A. Là lực ép có phương song song với mặt bị ép
C. Là lực kéo vuông góc với mặt bị ép
B. Là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
D. Là 1 lực nào đó
Câu 9. Trong cùng một chất lỏng nhất định thì độ lớn của áp suất chất lỏng phụ thuộc vào:
A. Hình dạng của vật
C. Chiều sâu của vật so với mặt thoáng
B. Thể tích của vật
D. Không phụ thuộc vào yếu tố nào cả.
Câu 10. Một người đang ngồi trên ô tô chạy trên đường. Nhận xét nào sau đây là đúng:
A. So với hàng cây ven đường thì người đó đang chuyển động 
C. So với hàng cây ven đường thì người đó đang đứng yên
B. So với người lái xe thì người đó đang chuyển động
D. Người đó luôn luôn đứng yên
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Câu 11. Một ô tô chuyển động trên quãng đường thứ nhất dài 720km với vận tốc 60km/h và đi tiếp quãng đường thứ hai dài 150km trong thời gian 3 giờ. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường.
Câu 12. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300 N/m3. Hãy tính:
Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu?
Để có áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là 2163000 N/m2 thì tàu phải lặn sâu thêm bao nhiêu so với lúc trước.
Câu 13. Một vật hình trụ có thể tích V được thả vào một chậu nước thấy vật đó bị chìm 1/3 thể tích; 2/3 thể tích còn lại của vật nổi trên mặt nước. Cho biết Dnước= 1.000kg/m3
Tính khối lượng riêng của chất làm vật? Biết rằng điều kiện để vật nổi là P = FA ( Trong đó: P là trọng lượng của vật; FA là độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét)
Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm!
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn : Vật lí 	Lớp 8
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
D
B
C
A
C
B
B
C
A
Thang điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
PHẦN II: TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
11
( 2đ)
Tóm tắt:
s1= 720 km; s2= 150 km
v1 = 60 km/h
t2= 3 h
Hỏi: t1=? VTB= ?
0,5
Lời giải:
Thời gian ô tô đi quãng đường đầu:
 t1= = = 12 (h)
0,65
Vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường là:
 vTB = = = 58 (km/h)
0,65
 Đ.s: 58 km/h
0,2
12 
(2đ)
Tóm tắt:
h1= 180m; d= 10300 N/m3	
Hỏi: a. p1=? 
 b. h? 
0,5
Lời giải:
a. Áp suất chất lỏng tác dụng lên thân tàu ở độ sâu 180m:
 p1 = d.h1 = 10300 . 180 = 1854000 (N/m2)
0,5
 b. Độ sâu của vật so với mặt thoáng lúc này là:
 h2== = 210 (m)
 Vậy tàu đã lặn sâu thêm:
 h = h2 – h1 = 210 – 180 = 30 (m)
0,35
0,35
 Đ.s: 1854000N/m2 ; 30m 
0,3
13
(1đ)
Gọi D’ là khối lượng riêng của chất làm vật.
Do đó trọng lượng của vật: P = 10. D’. V 
 0,25
Lực đẩy Ac-si-met: FA= 10. D. 
0,25
Khi vật nổi ta có : P = FA → 10. D’. V = 10. D. 
0,25
Suy ra : D’ = = ≈ 333,3 (kg/m3) 
 Đ.s: 333,3 (kg/m3)
0,25
----------------------HẾT--------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KTHKIVL8.doc