Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2012 – 2013 môn Ngữ văn lớp 8

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1787Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2012 – 2013 môn Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2012 – 2013 môn Ngữ văn lớp 8
PHÒNG GD-ĐT BÙ ĐĂNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
( Thời gian làm bài 90 phút)
Đề chính thức 
Câu 1: Phần văn bản ( 2 điểm).
Trình bày giá trị nghệ thuật và ý nghĩa bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh. 
Câu 2: Phần tiếng Việt (2 điểm)
Đọc thầm đoạn trích:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
 (Lão Hạc – Nam Cao, sách ngữ văn 8, tập 1)
Tìm trong đoạn trích những từ thuộc trường từ vựng “Bộ phận cơ thể người”. 
Chỉ ra các từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn trích trên.
Xác định câu ghép trong đoạn trích.
Câu 3: Phần tập làm văn (6 điểm)
Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân, trong đó có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 Hết 
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Câu 1: Phần văn bản 
Nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn: 
Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa. (0,5 đ)
Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng. (0,5 đ)
Sử dụng thủ pháp đối lập, nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc to lớn của người anh hùng cách mạng. (0,5 đ)
Ý nghĩa văn bản “Đập đá ở Côn Lôn: Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng. (0,5 đ)
Câu 2: Phần tiếng Việt 
a) Những từ thuộc trường từ vựng “ Bộ phận cơ thể người” có trong đoạn trích Lão Hạc của Nam Cao là: mặt, đầu, miệng. (0,5 đ)
b) Những từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn trích: 
Từ tượng hình: co rúm, ngoẹo, móm mém. (0,5 đ)
Từ tượng thanh: hu hu .(0,5)
c) Câu ghép trong đoạn trích: “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”. (0,5 đ)
Câu 3: Phần tập làm văn
 a/ Mở bài: 
Giới thiệu câu chuyện được kể, ý nghĩa khái quát của câu chuyện làm bản thân nhớ mãi. (1,0 đ)
b/Thân bài: 
Kể theo trình tự không gian, thời gian:
- Sự việc mở đầu: hoàn cảnh xảy ra sự việc (0,5 đ) 
- Diễn biến của sự việc: xảy ra như thế nào, ở đâu, gồm có những ai,... (1,5 đ)
( những suy nghĩ, cảm giác, đối thoại...)
- Cao trào , đỉnh điểm sự việc: việc đáng nhớ, gây ấn tượng đáng nhớ (những suy nghĩ, cảm giác,đối thoại, độc thoại) (1,5 đ)
- Kết thúc sự việc (0,5 đ) 
c/ Kết bài: 
Suy nghĩ của bản thân về câu chuyện và bài học được rút ra. (1,0 đ)
* Biểu điểm:
+ Điểm 5-6: Đảm bảo các yêu cầu theo dàn bài, kể chuyện tự nhiên, mạch lạc, bố cục 3 phần, rõ ràng, hợp lý; tự sự kết hợp miêu tả , biểu cảm, các hình thức đối thoại, độc thoại, câu chuyện có ý nghĩa.
+ Điểm 3-4: Đảm bảo ½ yêu cầu của điểm 5 - 6 có sai vài lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ và đặt câu.
+ Điểm 1 - 2: Bài làm sơ sài, sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ và đặt câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8.doc