Phòng GD&ĐTHuyện Cẩm Giàng Trường THCS Tân Trường Đề Kiểm tra học kì I ( Năm học 2012-2013) Môn: Ngữ văn 8 ( Thời gian làm bài: 90 phút) Câu1( 2 điểm) Chép lại theo trí nhớ bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” ( Phan Châu Trinh)? Cho biết hoàn cảnh ra đời và chủ đề của bài thơ? Câu2 (3 điểm) a.Đặt một câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả và một câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến? Phân tích các vế của từng câu ghép vừa đặt? b. Tìm những từ tượng thanh có trong đoạn văn sau: Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia... ( Ai-ma-tốp, Hai cây phong) Câu3( 5 điểm) Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. *******Hết******* Phòng GD&ĐT Huyện Cẩm Giàng Trường THCS Tân Trường Đáp án- biểu điểm Kiểm tra học kì I ( Năm học 2012-2013) Môn: Ngữ văn 8 ( Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1( 2 điểm) - Học sinh chép đúng, chính xác bài thơ được (1 điểm), sai hai lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. - Nêu đúng hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ viết trong những ngày đầu bị đày ra Côn Lôn- Côn Đảo- nơi thực dân Pháp lập nhà tù giam cầm những chiến sĩ yêu nước cách mạng.(0,5 điểm) - Chủ đề bài thơ: Ca ngợi tư thế hiên ngang, bất khuất, ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù ngục, khổ sai.( 0,5 điểm) Câu 2( 3 điểm) a-HS đặt đúng được câu ghép chỉ nguyên nhân- kết quả , xác định đúng các vế câu ghép ( 1 điểm)- mỗi ý đúng được 0,5 điểm ; mỗi ý sai trừ 0,5 điểm. -Đặt đúng được câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến, xác định đúng các vế câu (1 điểm)- mỗi ý đúng được 0,5 điểm; mỗi ý sai trừ 0,5 điểm. b. Tìm đúng các từ tượng thanh: rì rào, rộn ràng, xạc xào( 1 điểm) - Thiếu một từ trừ 0,25 điểm. Câu 3( 5 điểm): * Yêu cầu về hình thức: . Kiểu bài: Văn thuyết minh làm rõ một đối tượng trong đời sống. - Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc, viết đúng thể loại thuyết minh . - Biết sử dụng các phương pháp thuyết minh vào bài làm, vận dụng miêu tả, biểu cảm khi viết. - Văn viết lưu loát, dùng từ, ngữ, câu văn, đoạn đúng chuẩn ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung: Tập trung làm rõ đối tượng thuyết minh: Chiếc nón lá Việt Nam. Các ý sắp xêp theotrình rự hợp lí, hướng vào làm rõ đặc điểm khách quan của chiếc nón. Nội dung bài viết đảm bảo tính liênkết chủ đề, liên kết logic. Có thể theo gợi ý sau: Dàn ý- Biểu điểm Bố cục Nội dung- yêu cầu Điểm Mở bài -Giới thiệu chiếc nón lá là vật dụng tiện lợi dùng để che mưa, che nắng đã sớm trở thành người bạn không thể thiếu của người phụ nữ Việt Nam . - Là vật dụng gần gũi, thân quen đối với người dân VN. 0,5điểm Thân bài * Giới thiệu xuất xứ của chiếc nón lá : - Loại nón đặc trưng của dân Bắc Kì xưa kia là nón Thúng: nón rộng , vành tròn phẳng như cái mâm, ngoài cùng có đường thành nhô cao, được làm bằng lá gồi nhỏ... - Nón Thúng có 3 loại : Nón Nhỡ hay nón Ngang ; Nón Đấu dùng để che mưa che nắng ; Nón Mười hay gọi là nón Ba Tầm... có quai thao mềm mại... - Thời đại thay đổi , nón lá cũng thay đổi để hợp với thời đại, nón chóp nhọn ra đời. * Cấu tạo : Hình chóp nhọn, có khung bằng 16 vành tre chuốt nhỏ, mỏng, dễ uốn ; quai nón bằng vải lụa... * Chất liệu làm nón : Khâu bằng một loại lá nõn trắng,mo tre, vành tre, cước trắng hoặc cước màu... * Cách làm : - Chọn lá trắng, là lá cho phẳng - Làm vanh nón: 1 vanh to và 15 vanh nhỏ. Các vành tre cật chuốt nhỏ uốn cong. - Lá trắng xếp đều , thẳng hàng với nhau. Giữa 2 lớp lá mỏng thêu hình hoa lá cỏ cây... khâu bằng sợi cước mảnh, chắc kín đáo ,tỉ mỉ. - Cách khâu: Khâu từ đỉnh xuống dưới, mũi khâu phải thật đều, thẳng hàng với nhau * Tác dụng – ý nghĩa của chiếc nón lá: Nón lá hữu dụng trong cuộc sống hàng ngày; các bà , các chị .. có thể dùng che mưa, che nắng. Nón lá làm đẹp thêm, duyên dáng thêm cho người phụ nữ Việt Nam... - 1điểm -1 điểm -1 điểm -1 điểm Kết bài -Đánh giá, cảm nghĩ về đối tượng (Ngày nay với cuộc sống hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến chiếc nón lá dường như mất đi vị trí của mình nhưng nón lá vẫn là di sản văn hoá bền vững, mang đậm nét đặc trưng của thị hiếu thẩm mĩ tinh tế của người Việt . Nó là niềm tự hào của dân tộc ta.) -0,5 điểm *Hướng dẫn chấm: - Điểm (4- 5): Đáp ứng các yêu cầu ở trên, người viết tỏ ra hiểu thực sự về chiếc nón lá, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Biết phối hợp các phương pháp thuyết minh - Điểm (2-3): Bước đầu thể hiện rõ hiểu biết của mình về chiếc nón lá song còn mắc một số lỗi diễn đạt, Sử dụng phương pháp thuyết minh chưa thật linh hoạt. - Bài làm đã đáp ứng được yêu cầu trên song ý từ lộn xộn, chữ viết còn xấu, cẩu thả, thiếu 1 số ý, thuyết minh chưa thật đầy đủ về đối tượng. Điểm (1): Chưa biết trình bày những tri thức, hiểu biết của mình về chiếc nón lá, trình bày lộn xộn, viết sơ sài, chữ xấu, sai chính tả nhiều.Chưa nắm vững lí thuyết về văn thuyết minh. * Lưu ý: Căn cứ vào các yêu cầu, dàn ý và yêu cầu chung giáo viên chấm có thể linh hoạt ,khuyến khích cho điểm những bài viết sáng tạo, ý văn mới mẻ, sắc sảo, thể hiện sự hiểu biết, sáng tạo. Biết sử dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, sử dụng miêu tả, biểu cảm vào văn thuyết minh. ********************Hết******************
Tài liệu đính kèm: