PHÒNG GD & ĐT TAM ĐẢO TRƯỜNG THCS BỒ LÝ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2012 – 2013 Môn: Công nghệ 8 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM( 4 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Trong Bản vẽ kĩ thuật có mấy loại hình chiếu chính: A. Hai loại C. Bốn loại B. Ba loại D. Năm loại Câu 2. Trong sản xuất muốn làm ra một chiếc máy ( hay sản phẩm) nào đó thì trước hết phải chế tạo ra các chi tiết dựa trên các bản vẽ (1) sau đó mới tiến hành lắp rắp các chi tiết đó lại với nhau theo (2) để tạo thành chiếc máy( hay sản phẩm) hoàn chỉnh. Hãy hoàn thành vào chỗ trống (1) và (2): A. Bản vẽ lắp; bản vẽ chi tiết C. Bản vẽ chi tiết; bản vẽ lắp B. Bản vẽ nhà; bản vẽ chi tiết D. Bản vẽ lắp; bản vẽ nhà Câu 3. Chất dẻo, cao su thuộc nhóm vật liệu cơ khí nào: A. Vật liệu kim loại C. Vật liệu phi kim loại B. Vật liệu đa kim D. Vật liệu tổng hợp Câu 4. Dựa vào công dụng thì chi tiết máy được chia thành mấy nhóm: A. Hai nhóm C. Bốn nhóm B. Ba nhóm D. Năm nhóm Câu 5. Mối ghép bằng đinh tán và hàn thuộc loại mối ghép: A. Mối ghép tháo được C. Mối ghép động B. Mối ghép không tháo được D. Mối ghép đặc biệt khác Câu 6. Ưu điểm của truyền động đai ( thuộc loại truyền động ma sát) A. Cấu tạo đơn giản C. Cấu tạo đơn giản; làm việc êm; có thể truyền chuyển động giữa các trục ở xa nhau B. Cấu tạo đơn giản; làm việc êm D. Tạo ra sự trượt giữa dây đai với các bánh Câu 7. Cơ cấu tay quay- con trượt thuộc loại biến đổi chuyển động: A. Chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay C. Chuyển động tịnh tiến thành chuyển động lắc B. Chuyển động quay thành chuyển động lắc D. Chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến Câu 8. Cưa, đục, dũa, búa thuộc nhóm dụng cụ cơ khí nào: A. Dụng cụ đo và kiểm tra C. Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt B. Dụng cụ gia công cơ khí D. Nhóm dụng cụ khác PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu 9. Chi tiết máy là gì? Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy. Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau theo cách nào. Nêu 2 ví dụ về chi tiết máy. Câu 10. Tại sao cần truyền chuyển động. Kể tên các bộ truyền chuyển động chính. Trong truyền động ma sát ( ví dụ như truyền động bánh đai) muốn tốc độ quay của bánh bị dẫn tăng thì ta phải làm sao. Khi đó máy sẽ hoạt động ra sao? Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn : Công nghệ Lớp 8 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C C A B C D B Thang điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 PHẦN II: TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu Đáp án Điểm 9 ( 3đ) - Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy 0,75 - Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy: Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được hơn nữa. 0,75 - Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau bằng mối ghép cố định và mối ghép động - Ví dụ: Bu lông; đai ốc; lò xo; vòng bi 0,75 0,75 10 (3đ) - Cần truyền chuyển động là do: + Các bộ phận của máy thường đặt ở xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu + Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau. 1 - Có hai bộ truyền chuyển động: + Truyền động ma sát + Truyền động ăn khớp 0,5 - Muốn tốc độ quay của bánh bị dẫn tăng ta phải: + Tăng tốc độ quay của bánh dẫn + Tăng đường kính của bánh dẫn + Giảm đường kính của bánh bị dẫn 1,2 - Khi đó máy sẽ hoạt động nhanh hơn; hiệu quả làm việc lớn hơn. 0,3 ----------------------HẾT--------------------
Tài liệu đính kèm: