Đề kiểm tra học kì I môn: Vật lí - Khối 11 – cơ bản- thời gian : 45 phút

pdf 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn: Vật lí - Khối 11 – cơ bản- thời gian : 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn: Vật lí - Khối 11 – cơ bản- thời gian : 45 phút
Tr­êng THPT Trung Gi· M· ®Ò 210 Trang 1 
Trường THPT Trung Giã 
Năm học: 2013 - 2014 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
Môn: vật lí - khối 11 – Cơ bản - Thời gian : 45 phút 
Mã đề : 210 
 C©u1: Chọn câu đúng: Điện trường là: 
A. Môi trường không khí quanh điện tích. 
B. Môi trường chứa các điện tích. 
C. Môi trường dẫn điện. 
D. Môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. 
D 
 C©u2: Điện năng tiêu thụ được đo bằng: 
A. Vôn kế. B. Công tơ điện. C. Tĩnh điện kế. D. Ampe kế. 
B 
 C©u3: Độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm được xác định bởi: 
A. Cường độ điện trường. B. Hằng số điện môi. 
C. Độ lớn điện tích thử. D. Đường sức điện. 
A 
 C©u4: Hạt tải điện trong kim loại là: 
A. Ion dương. B. Ion dương và electron tự do. C. Ion âm. D. Electron tự do. 
D 
 C©u5: Chọn câu đúng: Gọi F là số faraday, tìm công thức đúng: 
A. nt
n
A
F
m
1

B. nIt
F
A
m 
C.
1
. . .
A
m It
F n

D. . .
F
m nIt
A

C 
 C©u6: Một mạch điện có nguồn là 1 pin có suất điện động 9 (V), điện trở trong 0,5 (Ω) và mạch ngoài gồm hai điện 
trở 8 (Ω) mắc song song. Cường độ dòng điện toàn mạch là: 
A. 18/33 A . B. 1 A . C. 4,5 A . D. 2 A . 
D 
 C©u7: Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16V/m. Lực tác dụng lên điện tích có độ lớn 
2.10-4 N. Độ lớn điện tích đó là: 
A. q = 12,5.10-6 (C). B. q = 8.10-6 (C). C. q = 12,5 (C). D. q = 1,25.10-3 (C). 
D 
 C©u8: Tụ điện: 
A. Là một hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và cách điện với nhau. 
B. Là một hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau. 
C. Phải là một hệ thống gồm hai tấm kim loại đặt song song với nhau. 
D. Là một hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng vật dẫn. 
A 
 C©u9: Một tụ điện có điện dung C = 50 nF, giữa hai bản tụ có hiệu điện thế U = 10V. Năng lượng điện trường trong 
tụ bằng: A. 2,5.10-6J. B. 5.10-4J. C. 2,5.10-4J. D. 5.10-6J. 
A 
 C©u10: Trong 0,16 giây có 1019 electron chạy qua tiết diện thẳng của một dây dẫn. Cường độ dòng điện trong mạch là? 
A. 10 (mA). B. 1 (A). C. 10 (A). D. 5 (A). 
C 
 C©u11: Trong các nhận định sau, nhận định nào về dòng điện trong kim loại là không đúng ? 
A. Nguyên nhân điện trở trong kim loại là do sự mất trật tự mạng tinh thể. 
B. Khi trong kim loại có dòng điện thì electron sẽ chuyển động cùng chiều điện trường. 
C. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì dòng điện qua nó bị cản trở càng nhiều. 
D. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do. 
B 
 C©u12: Hai chất điểm mang điện tích q1, q2 khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây đúng? 
A. q1 và q2 cùng dấu nhau. B. q1 và q2 đều là điện tích dương. 
C. q1 đều là điện tích âm. D. q1 và q2 trái dấu nhau. 
A 
 C©u13: Cho một mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω ), mạch ngoài gồm 
điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị lớn nhất thì điện 
trở R phải có giá trị bằng: A. R = 1 (Ω). B. R = 4 (Ω). C. R = 2 (Ω). D. R = 3 (Ω). 
C
 C©u14: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ với: 
A. Nhiệt độ của vật dẫn trong mạch. B. Cường độ dòng điện trong mạch. 
C. Thời gian dòng điện chạy qua mạch. D. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch. 
A 
 C©u15: Khi mắc song song n dãy, mỗi dãy có m nguồn điện có điện trở r giống nhau thì điện trở trong của cả bộ nguồn 
cho bởi biểu thức: A. mr/n. B. m.nr. C. mr. D. nr. 
A 
 C©u16: Công của lực điện không phụ thuộc vào 
A. Cường độ của điện trường. B. Độ lớn điện tích bị dịch chuyển. 
C. Vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. D. Hình dạng của đường đi. 
D 
 C©u17: Khi điện phân dung dịch AgNO3 với dương cực là Ag. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân 
để sau thời gian điện phân là 1 giờ thì có 27 gam bạc bám ở cực âm. Biết khối lượng mol của bạc là 108 và hóa 
trị 1. A. 3,35 A . B. 24124 A . C. 108 A . D. 6,7 A . 
D
 C©u18: Công của lực điện làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1(J). 
Độ lớn của điện tích đó là: A. 5.10-4 (C). B. 4.10-2 (C) C. 5.10-3 (C). D. 2.103 (C). 
. 
A 
Tr­êng THPT Trung Gi· M· ®Ò 210 Trang 2 
 C©u19: Đối với mạch điện kín dưới đây, thì hiệu suất của nguồn điện không được tính bằng công thức: 
A. 0
0
Ir
1 (100 ).H

  B.
0
0
r
(100 ).
N
H
R r

 
C.
0
0(100 ).
NUH


 D. 0
0(100 ).
N
N
R
H
R r

 
B 
 C©u20: Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C . Vật C hút vật D 
. Khẳng định nào sau đây là không đúng? 
A. Điện tích của vật A và D trái dấu. B. Điện tích của vật B và D cùng dấu. 
C. Điện tích của vật A và C cùng dấu. D. Điện tích của vật A và D cùng dấu. 
D 
 C©u21: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trườngđều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M 
và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây đúng? 
A. UMN = UNM. B. E = UMN.d. C. AMN = q.UMN D. UMN = VN – VM. 
C 
 C©u22: Hai điện trở R1 = 2( ),R2 = 6( ) mắc vào nguồn ( E, r). Khi R1, R2 mắc nối tiêp thì cường độ dòng điện 
Trong mạch là I1 = 0,5A . Khi R1, R2 mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch chính là I2 = 1,8A . 
Tìm E, r: 
A. 2V; 1,5 . B. 4,5V; 1 . C. 1,5V; 1 . D. 4V; 2 . 
B 
 C©u23: Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Diện tích sẽ chuyển động: 
A. Theo một quỹ đạo bất kì. B. Dọc theo chiều đường sức điện. 
C. Ngược chiều đường sức điện. D. Vuông góc với đường sức điện. 
B 
 C©u24: Phát biểu nào sau đây là không đúng? 
A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron. 
B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương. 
C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron. 
D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron. 
B 
 C©u25: Khi tăng đồng thời khoảng cách và độ lớn của mỗi điện tích điểm lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng: 
A. Giảm 4 lần. B. Không đổi. C. Giảm 2 lần. D. Tăng 2 lần. 
B 
 C©u26: 
Có ba tụ điện có điện dung C1 = C2 = C3 =C . Để được bộ tụ có điện dung Cb = 
3
C
. Ta phải ghép các tụ đó 
thành bộ: A. C1//C2//C3 B. (C1//C2) ntC3 C. (C1ntC2) //C3 D. C1ntC2ntC3 
D 
 C©u27: Hai điện tích điểm q1 = +3 (µC) và q2 = -3 (µC),đặt trong dầu ( = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực 
tương tác giữa hai điện tích đó là: 
A. Lực hút với độ lớn F = 45(N). B. Lực đẩy với độ lớn F = 90 (N). 
C. Lực hút với độ lớn F = 90(N). D. Lực đẩy với độ lớn F = 45 (N). 
A 
 C©u28: Bản chất của hiện tượng dương cực tan là: 
A. Cực dương của bình điện phân bị ăn mòn cơ học. 
B. Cực dương của bình điện phân bị bay hơi. 
C. Cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ đến mức nóng chảy. 
D. Cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào trong dung dịch. 
D 
 C©u29: Trong các nhận định sau đây, nhận định nào là không đúng về dòng điện? 
A. Dòng điện không đổi là dòng điện chỉ có chiều không thay đổi theo thời gian. 
B. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế. 
C. Đơn vị của cường độ dòng điện là A (ampe). 
D. Cường độ dòng điện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật 
dẫn càng nhiều. 
A 
 C©u30: Theo định luật Jun – Len xơ, nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn: 
A. Tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện. B. Tỉ lệ với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. 
C. Tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện. D. Tỉ lệ với bình phương của điện trở qua dây dẫn. 
C 
--- Hết --- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_1_lop_11.pdf