PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: VẬT LÍ 9 (thời gian: 45 phút) Năm học: 2014-2015 Trường THCS. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp:. . . . . . . . . . . SBD: . . . . . . . . . . . . . Giám thị 1 Giám thị 2 Mã phách A. TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm) I. Điền từ ( cụm từ) thích hợp vào chỗ trống ( .) (2 Điểm) 1. Mỗi số đếm trên công tơ điện cho biết lượng điện năng đã tiêu thụ là 2 - Điều kiện làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch kín là xuyên qua .S của mạch biến thiên theo thời gian . 3 - Cường độ dòng điện trong dây dẫn với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và ..với điện trở của dây . 4- Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng từ của nam châm lên có dòng điện chạy qua. 5- Trong đoạn mạch gồm 2 điện trở mắc song song nhau, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở ......................................... 6 – Lực tác dụng của nam châm lên dòng điện gọi là .. II.Hãy chọn phương án trả lời theo yêu cầu của các câu hỏi.(3 điểm) Câu 1. Nhiệt lượng Q tỏa ra ở dây dẫn có điện trở 10 với cường độ dòng điện 0,5A chạy qua trong thời gian 1 phút là: A. Q = 900J B. Q = 600J C. Q = 300J D. Q = 150J Câu 2. Hai dây dẫn được cùng làm từ một loại chất liệu, cùng chiều dài . Biết dây thứ nhất có tiết diện gấp 4 lần dây thứ hai .Thì A. điện trở cuả dây dẫn thứ nhất gấp 4 lần điện trở của dây dẫn thứ hai. B. điện trở cuả dây dẫn thứ hai gấp 4 lần điện trở của dây dẫn thứ nhất. C. điện trở cuả dây dẫn thứ hai gấp 16 lần điện trở của dây dẫn thứ nhất. D. điện trở cuả dây dẫn thứ nhất bằng điện trở của dây dẫn thứ hai. Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung định luật Jun –Len Xơ ? A. Nhiệt lượng toả ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, điện trở và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn. B. Nhiệt lượng toả ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ nghịch với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn. C. Nhiệt lượng toả ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với hiệu điện thế và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn. D. Nhiệt lượng toả ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn. Câu 4. Cho hai điện trở R1= 20 W mắc nối tiếp điện trở R2 = 30 W vào một hiệu điện thế, nếu hiệu điện thế hai đầu R1 là 10V thì hiệu điện thế hai đầu R2 là A. 15V B. 40V C. 30V D. 20V Câu 5. Chiều đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua xác định được dựa vào điều nào sau đây A. Dựa vào sự định hướng của kim nam châm trên một đường sức từ. B. Dựa vào các cực của ống dây. C. Dựa vào qui tắc nắm tay phải. D. Dựa vào qui tắc nắm tay trái. Câu 6. Hai bóng đèn có ghi ( 220V – 50 W )và (220V – 60W ) được mắc vào mạng điện có hiệu điện 220V . Hãy chọn câu trả lời đúng ? A. Khi mắc song song thì đèn 60W sáng hơn đèn 50W. B. Khi mắc song song thì đèn 50W sáng hơn đèn 60W. C. Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua đèn 60W lớn hơn. D. Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua hai đèn bằng nhau. Câu 7. Cho 3 điện trở R1 = 4; R2 = 6; R3 = 12 mắc song song với nhau. Điện trở tương đương R của đoạn mạch có giá trị: A. 2 B. 4 C. 6 D. 12 Câu 8. Điều nào sau đây là sai khi nói về đường sức từ ? A. Chiều đường sức từ hướng từ cực Nam sang cực Bắc của kim nam châm thử đặt cân bằng trên đường sức từ đó B. Chiều đường sức từ hướng từ cực Bắc sang cực Nam của kim nam châm thử đặt cân bằng trên đường sức từ đó.. C. Với một nam châm, các đường sức từ luôn cắt nhau. D. Tại bất kì điểm nào trên đường sức tư, trục của kim nam châm cũng tiếp xúc với đường sức từ đó. Câu 9. Cho R1 = R2 = 10W mắc song song vào hiệu điện thế U = 5V thì cường độ dòng điện qua mạch chính là bao nhiêu ? Chọn câu trả lời đúng . A. I = 0,2A. B. I = 0,1A. C. I = 1 A . D. I = 0,5A . Câu 10. Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng ? A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn kín. B. Nối hai cực của acquy vào hai đầu cuộn dây dây dẫn kín. C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. D. Cho ống dây chuyển động tương đối với nam châm. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua các vật dẫn khác nhau thì có giá trị khác nhau. B. Cường độ dòng điện ở bất kì vật dẫn nào mắc nối tiếp với nhau cũng bằng nhau. C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc song song nhau bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ. D. Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song nhỏ hơn mỗi điện trở rẽ. Câu 12. Từ trường tồn tại xung quanh các vật nào trong các vật sau đây? A. Tồn tại xung quanh trái đất, nam châm và dòng điện. B. Chỉ tồn tại xung quanh trái đất. C. Chỉ tồn tại xung quanh nam châm. D. Chỉ tồn tại xung quanh dòng điện. B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Một cuộn dây nikêlin có điện trở 10, tiết diện 0,1 mm2 và có điện trở suất là 0,4 .10-6 m được mắc vào hiệu điện thế 12V. a.Tính cường độ dòng điện qua cuộn dây và chiều dài dây dẫn dùng để quấn cuộn dây. b.Vẽ , xác định chiều các đường sức từ và các cực từ của ống dây . + - Câu 2 (1 điểm):Xác định lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng, hoặc các cực của nam châm cho bởi các hình vẽ sau ? I . F I Câu 3 (2 điểm): Một bóng đèn có ghi 100V – 20W được mắc nối tiếp với một biến trở vào hiệu điện thế 220V. a. Tính cường độ dòng điện qua đèn khi đèn sáng bình thường. b. Tính điện năng mà bóng tiêu thụ trong 1 tháng ( 30 ngày), mỗi ngày dùng trung bình 4 giờ khi bóng được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức. c. Để đèn sáng bình thường thì biến trở phải có giá trị điện trở là bao nhiêu? VI. ĐÁP ÁN ĐÈ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 9 NĂM HỌC: 2014-2015 ĐỀ A A. TRẮC NGHIỆM ( 5điểm) I. ĐIỀN KHUYỂT: (2 điểm) Mỗi chỗ điền đúng được 0,25 điểm 1. 1kW.h 2. số đường sức từ - tiết diện 3. tỉ lệ thuận – tỉ lệ nghịch 4. khung dây dẫn 5. tỉ lệ nghịch với điện trở đó 6. lực điện từ II. LỰA CHỌN : (3 điểm) Mỗi câu lựa chọn đúng được 0,25 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐÁP ÁN D B D A ABC AC A BC C CD BCD A B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) a. Cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây: I = U/R = 1,2 (A) ( 0,5 đ) Chiều dài dây dẫn quấn cuộn dây là l = = 2,5 (m) ( 0,5 đ) b. – Vẽ đường trục thẳng (0,25 đ) - Vẽ hai đường cong khép kín và đối xứng ( 0,25 đ ) - Xác định đúng chiều đường sức từ ( 0,25 đ) - Xác định đúng các cực từ (0,25 đ) Câu 2. (1 điểm) Hình a. Vẽ đường sức từ ( 0,25 đ) - Đúng lực từ là dấu + ( 0,25 đ) Hình b. Vẽ đường sức từ và xác định đúng chiều đường sức từ.( Phải sang trái) ( 0,25 đ) - Xác định đúng cực của nam châm: phải (N) – trái (S) ( 0,25 đ) Câu 3. (2 điểm) a. Cường độ dòng điện qua đèn khi đèn sáng bình thường. I = P/U = 0,2 A ( 0,5đ) b. Điện năng của đèn tiêu thụ trong 1 tháng A = P. t = 2,4 KW.h ( 0,5đ) c. Hiệu điện thế hai đầu biến trở khi đèn sáng bình thường Ub = U - Uđ = 120 V ( 0,5đ) Điện trở của biến trở để đèn sáng bình thường Vì Đ mắc nối tiếp với biến trở nên: Ib = Iđ = 0,2A Rb = Ub/Ib = 600 ( 0,5đ)
Tài liệu đính kèm: