PGD – ĐT MANG THÍT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LONG MỸ MÔN: SINH HỌC 7 Thời gian: 60 phút MA TRẬN Tên chủ đề Tổng số tiết Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chương I:Ngành ĐVNS 4 2 câu ( 0,5đ) 1 câu ( 1,5đ) Chương II: Ngành ruột khoang 3 1 câu (0,25đ) 1 câu ( 1đ) 1 câu (0,25đ) Chương III:Các ngành giun 5 1 câu (0,25đ) 1 câu (0,25đ) 1 câu ( 1,5đ) 1 câu (1,5đ) Chương IV: Ngành thân mềm 2 2 câu (0,5đ) Chương V: Ngành chân khớp 5 2 câu (0,5đ) 1 câu ( 1,5đ) 2 câu (0,5đ) Cộng 8 câu (2đ) 1 câu (1,5 đ) 2 câu (0,75đ) 1 câu (1,5 đ) 1 câu (0,25đ) 1 câu ( 1 đ) PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT TRƯỜNG THCS LONG MỸ (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC – KHỐI LỚP 7 Thời gian làm bài : 60 phút ĐỀ A ĐỀ CHÍNH THỨC TRẮC NGHIỆM: ( 3Đ) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất 1/ Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng? A. Trùng giày. B. Trùng sốt rét C. Trùng biến hình D. Trùng roi xanh 2/ Động vật nguyên sinh nào dưới đây có hình thức sinh sản phân đôi và tiếp hợp: A. Trùng giày. B. Trùng sốt rét C. Trùng biến hình D. Trùng roi xanh 3/ Đặc điểm nào dưới đây có ở thủy tức? A. Miệng ở dưới B. Miệng ở trên C. Hình dù. D. Không đối xứng. 4/ Nhờ loài giun nào mà giáo sư Tôn Thất Tùng đã phát minh ra “ phương pháp mổ gan khô” A. Giun móc câu B. Giun kim C. Giun đũa. D. Giun chỉ 5/ Tốc độ di chuyển của trai sông là: 10 – 20 cm B. 20 – 30 cm C. 30 – 40 cm D. 40 – 50 cm. 6/ Đặc điểm nào dưới đây không có ở mực: A. Có 2 mắt B. Có lông trên tấm miệng. C. Có nhiều giác bám D. Vỏ có 1 lớp đá vôi. 7/ Châu chấu hô hấp bằng? Phổi B. Mang. C. Ống khí D. Da. 8/ Trong các loài đại diện của giáp xác loài nào có kích thước nhỏ? A. Chân kiếm B. Cua đồng. C. Con sun D. Mọt ẩm. 9/ Cơ thể nhện có mấy đôi phần phụ: A. 4 đôi. B. 6 đôi. C. 8 đôi. D. 10 đôi. 10/ Loài san hô nào là nguôn cung cấp nguyện liệu vôi xây dựng? San hô đen. B. San hô sừng hươu C. San hô đỏ D. San hô đá. 11/ Sán lá gan sống kí sinh có bộ phận nào tiêu giảm: A. Giác bám B. Cơ quan tiêu hóa C. Mắt, lông bơi D. Cơ quan sinh dục. 12/ Bộ phận làm nhiệm vụ bắt giữ mồi của nhện là: A. Đôi kìm B. Chân xúc giác C. Chân bò D. Miệng II.TỰ LUẬN: ( 7Đ). 1/ Nêu sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?( 1đ) 2/ Vì sao mưa nhiều giun đất chui lên mặt đất? Nêu lợi ích của giun đất.(1,5đ) 3/Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói chung và sâu bọ nói riêng? Kể 4 tập tính của sâu bọ? ( 1,5đ) 4/ Em hãy trình bày con đường truyền bệnh và cách phòng chống bệnh sốt rét? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?( 1,5đ) 5/ Vẽ sơ đồng vòng đời của sán lá gan? ( 1,5đ) PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT TRƯỜNG THCS LONG MỸ (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC – KHỐI LỚP 7 Thời gian làm bài : 60 phút ĐỀ B ĐỀ CHÍNH THỨC TRẮC NGHIỆM: ( 3Đ) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất 1/ Tốc độ di chuyển của trai sông là: A.10 – 20 cm B. 20 – 30 cm C. 30 – 40 cm D. 40 – 50 cm. 2/ Loài san hô nào là nguôn cung cấp nguyện liệu vôi xây dựng? San hô đen. B. San hô sừng hươu C. San hô đỏ D. San hô đá. 3/ Bộ phận làm nhiệm vụ bắt giữ mồi của nhện là: A. Đôi kìm B. Chân xúc giác C. Chân bò D. Miệng 4/ Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng? A. Trùng giày. B. Trùng sốt rét C.Trùng biến hình D.Trùng roi xanh 5/ Đặc điểm nào dưới đây có ở thủy tức? A. Miệng ở dưới B. Miệng ở trên C. Hình dù. D. Không đối xứng. 6/ Nhờ loài giun nào mà giáo sư Tôn Thất Tùng đã phát minh ra “ phương pháp mổ gan khô” A. Giun móc câu B. Giun kim C. Giun đũa. D. Giun chỉ 7/ Trong các loài đại diện của giáp xác loài nào có kích thước nhỏ? A. Chân kiếm B. Cua đồng. C. Con sun D. Mọt ẩm. 8/ Đặc điểm nào dưới đây không có ở mực: A. Có 2 mắt B. Có lông trên tấm miệng. C. Có nhiều giác bám D. Vỏ có 1 lớp đá vôi. 9/ Sán lá gan sống kí sinh có bộ phận nào tiêu giảm: A. Giác bám B. Cơ quan tiêu hóa C. Mắt, lông bơi D. Cơ quan sinh dục. 10/ Châu chấu hô hấp bằng? Phổi B. Mang. C. Ống khí D. Da. 11/ Động vật nguyên sinh nào dưới đây có hình thức sinh sản phân đôi và tiếp hợp: A. Trùng giày. B. Trùng sốt rét C. Trùng biến hình D. Trùng roi xanh 12/ Cơ thể nhện có mấy đôi phần phụ: A. 4 đôi. B. 6 đôi. C. 8 đôi. D. 10 đôi. II. TỰ LUẬN: ( 7Đ). 1/ Nêu sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?( 1đ) 2/ Vì sao mưa nhiều giun đất chui lên mặt đất? Nêu lợi ích của giun đất.(1,5đ) 3/ Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói chung và sâu bọ nói riêng? Kể 4 tập tính của sâu bọ? ( 1,5đ) 4/ Em hãy trình bày con đường truyền bệnh và cách phòng chống bệnh sốt rét? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?( 1,5đ) 5/ Vẽ sơ đồng vòng đời của sán lá gan? ( 1,5đ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: SINH 7 I/TRẮC NGHIỆM (3Đ) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐỀA D A B C B B C A B D C A ĐỀB B D A D B C A B C C A B. II/TỰ LUẬN (7Đ) 1/- San hô: Chồi con gắn liền với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn có ruột túi thông với nhau ( 0,5đ). Thủy tức: Chồi con khi tự kiếm được thức ăn thì tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập ( 0,5đ) 2/- Vì giun đất hô hấp qua da, nước ngập làm cho giun không hô hấp được nên phải chui lên khỏi mật đất để hô hấp ( 0,75đ) -Lợi ích của giun đất: Làm đất trồng tơi xốp, thoáng khí, ẩm, màu mở và làm thức ăn cho động vật khác. ( 0,75đ). 3/ Đặc điểm của châu chấu: Cơ thể gồm có 3 phần; phần đầu, ngực, bụng; phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. ( 0,5đ) 4 tập tính( 1đ) + Tập tính sống thành xã hội. + Tập tính xây tổ và dự trữ thức ăn. + Tập tính cất tiếng kêu vào màu hè. + Tập tính ngụy trang. 4/- Con đường truyền bệnh sốt rét: Do muỗi Anophen đốt từ người bệnh sang máu người lành. ( 0,5đ). Cách phòng chống bệnh: Diệt muỗi, ngủ màn.(0,5đ) Vì miền núi có nhiều cây cối rậm rạp thích nghi cho muỗi trú ngụ và sinh sản (0,5đ). 5/ Vẽ đúng sơ đồ (1,5đ)
Tài liệu đính kèm: