ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 7 (Thời gian 90 phút) I/ Phần trắc nghiệm (3 điểm):Hãy khoanh tròn vào câu đúng nhất Câu 1. Chủ đề của bài thơ "Sông núi nước Nam" là gì? A. Ca ngợi đất nước ta giàu đẹp. B. Khẳng định chủ quyền của đất nước. C. Khẳng định chủ quyền và nêu cao ý chí quyết tâm bảo về chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược. D. Câu B và C đúng Câu 2. Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là? A. Bà Chúa thơ Nôm C. Thi tiên B. Nữ hoàng thi ca D. Cả ba đều sai Câu 3. Chữ "tử" trong câu nào sau đây không có nghĩa là con? A. Thiên tử C. Bất tử B. Phụ tử D. Hoàng tử Câu 4. Vẻ đẹp của bức tranh núi Lư là: A. Hiền hòa, thơ mộng C. Hùng vĩ, tĩnh lặng B. Tráng lệ, kì ảo D. Êm đềm, thần tiên Câu 5. Thể thơ của bài Tĩnh dạ tứ cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây? A. Qua đèo ngang C. Sông núi nước Nam B. Bài ca Côn Sơn D. Phò giá về kinh Câu 6. Trong các từ sau nào là từ Hán Việt? A. Nhẹ nhàng. C. Hữu ích. B. Ấn tượng. D. Hồi hộp. Câu 7. Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào dấu (...) trong câu văn sau: "Nhìn thấy tôi, nó cười ... tôi rất tươi". A. Và B. Với C. Về D. Để Câu 8. Chọn các từ đồng nghĩa dưới đây điền vào dấu (...) trong câu văn sau sao cho phù hợp với sắc thái biểu cảm: "Mẹ Nguyễn Thị Thứ là người mẹ Việt Nam anh hùng, có nhiều con (...) trong các cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc". A. Hi sinh B. Chết C. Tử nạn D. Mất Câu 9. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì? A. Hồi kèn xung trận B. Khúc ca khải hoàn C. Áng thiên cổ hùng văn D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên Câu 10. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào? A. Phò giá về kinh B. Bài ca Côn Sơn C. Bánh trôi nước D. Qua Đèo Ngang Câu 11. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt. C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương. D. Quang Trung đại phá quân Thanh. Câu 12. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì? A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được. B. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa. C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác. D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. Câu 13. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà? A. Giang sơn B. Sông núi C. Đất nước D. Sơn thuỷ Câu 14. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì? A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc B. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng Câu 15. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường? A. Phò giá về kinh B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh C. Cảnh khuya D. Rằm tháng giêng Câu 16. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình? A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm. B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc. C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả. Câu 17. Thành ngữ trong câu "Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con." giữ vai trò gì? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Bổ ngữ D. Trạng ngữ Câu 18. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau: "Con cá đối bỏ trong cối đá Con mèo cái nằm trên mái kèo" A. Từ ngữ đồng âm B. Cặp từ trái nghĩa C. Nói lái D. Điệp âm Câu 19. Từ ghép được cấu tạo gồm: a. Từ ghép chính phụ. b. Từ ghép đẳng lập. c. Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. d. Từ ghép phân nghĩa và từ ghép hợp nghĩa. Câu 20. Từ "bất khuất, trung hậu" thuộc loại từ: a. Từ đơn b. Từ phức - từ ghép c. Từ láy - từ phức d. Từ đơn – từ ghép 3. Những từ phức có sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng là: a. Từ láy b. Từ phức c. Từ ghép đẳng lập d. Từ ghép Câu 21. Vai trò ngữ pháp của Đại từ: a. Làm chủ ngữ - vị ngữ b. Làm định ngữ - bổ ngữ c. Làm chủ ngữ - vị ngữ, phụ ngữ d. Làm bổ ngữ Câu 22. Từ " Tái phạm" có nghĩa: a. Xúc phạm b. Quay lại đường cũ c. Tiếp xúc trở lại d. Vi phạm trở lại Câu 23. Yếu tố Hán Việt là tiếng: a. Để cấu tạo từ ghép b. Để cấu tạo từ Hán Việt c. Để cấu tạo từ phức d. Để cấu tạo từ láy Câu 24. Từ đồng nghĩa là: a. Những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau b. Những từ có nghĩa giống nhau c. Những từ có nghĩa gần giống nhau Câu 25. Điền từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống: "...... nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương." a. Ngước đầu b. Quay đầu c. Ngẩng đầu d. Xoay đầu Câu 26. Từ " Cờ" (Lá cờ), "Cờ" (Bàn cờ), các trường hợp này gọi là: a. Từ trái nghĩa b. Từ đồng âm c. Từ láy d. Từ đồng nghĩa Câu 27. "Nó ngồi lắng nghe cô giáo giảng bài đầu cuối giờ học". Xác định lỗi quan hệ từ trong câu trên: a. Thiếu quan hệ từ b. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa c. Thừa quan hệ từ d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết Câu 28: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ............. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc kiểu và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em tôi bỗng tru tréo lên giận dữ......... Hãy thống kê các đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn. Đại từ: ................................................................................................ Quan hệ từ: ........................................................................................ Từ Hán Việt: ....................................................................................... Câu 29 :Thế nào là văn biểu cảm ? A Là văn bản giúp người đọc nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm . B Là văn bản có sự việc ,nhân vật , cốt truyện hấp dẫn người đọc . C Là văn bản biểu đạt tình cảm ,cảm xúc của con người đối với thế giới xung quanh. D là văn bản giúp người đọc suy ngẫm những vấn đề nêu ra trong tác phẩm . Câu 30: Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm là gì ? A Khêu gợi cảm xúc do cảm xúc chi phối . B Nêu sự việc ,nhân vật để câu chuyện hấp dẫn . C M iêu tả đặc điểm tính cách nhân vật . D Nêu chi tiết sự việc ,nhân vật ,cốt truyện trong tác phẩm . II/ Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) So sánh sự khác nhau giữa cụm từ "Ta với ta" trong bài "Qua đèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan với cụm từ "Ta với ta" trong bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến. Câu 2 (1 điểm) Thành ngữ là gì? Kể ra 5 thành ngữ mà em biết. Câu 3 (4 điểm) Cảm nghĩ của em về bài thơ mà em thích hoặc người thân mà em yêu quý.
Tài liệu đính kèm: