PHÒNG GD-ĐT HOÀI NHƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: NGỮ VĂN 7 (thời gian: 90 phút) Năm học: 2014-2015 Trường THCS. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp:. . . . . . . . . . . SBD: . . . . . . . . . . . . . Giám thị 1 Giám thị 2 Mã phách "- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Đường cắt phách- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo 1 Giám khảo 2 Mã phách I. TRẮC NGHIỆM (3.0 ĐIỂM) : Em hãy chọn đáp án đúng theo những yêu cầu sau : Câu 1 (1.0 điểm): Những thông tin sau đây về bài “Tiếng gà trưa” đúng hay sai ? ( Em hãy đánh dấu x vào ô đúng hoặc sai) THÔNG TIN SAI ĐÚNG 1. Bài thơ được viết trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. 2. Người chiến sĩ trên đường hành quân xa. 3. Nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ chỉ “ nghe bàn chân đỡ mỏi”. 4. Hình ảnh “ ổ rơm hồng những trứng ” là hình ảnh xuyên suốt bài thơ. Câu 2: Em hãy điền vào chỗ trống để hoàn thành hai câu thơ sau: “ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì .. ” Câu 3: Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu ca dao : Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ? Dùng từ đồng âm C. Dùng từ trái nghĩa Dùng lối nói lái D. Dùng lối điệp âm Câu 4: Thành ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho cụm từ in đậm trong câu “Làng xóm của ta đã đổi mới từng ngày” ? A. Thay lòng đổi dạ. C. Thay tên đổi họ. B. Thay da đổi thịt. D. Thay ngựa giữa đường. Câu 5: Vẻ đẹp của cô gái trong câu ca dao sau là vẻ đẹp gì ? Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai Rực rỡ và quyến rũ C. Trong sáng và hồn nhiên Trẻ trung và đầy sức sống D. Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh Câu 6: Hình ảnh nào cùng xuất hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh? A. Dòng suối B. Tiếng hát C. Ánh trăng D. Con thuyền Câu 7. Nối cột A và cột B sao cho thích hợp (0.75 điểm) CỘT A CỘT B NỐI A+B 1. Từ trái nghĩa a. Mẹ - má - bầm - u 2. Từ đồng nghĩa b. Cổ tay - cổ chai 3. Từ đồng âm c. Cổ vũ - cổ thụ d. Nông - sâu II.TỰ LUẬN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) : Chép thuộc lòng bản dịch bài thơ “ Sông núi nước Nam” ? Nêu nội dung bài thơ ? Câu 2 (5.0 điểm) : Qua bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn của nhà thơ. Từ đó, em có suy nghĩ gì về việc xây dựng tình bạn của mình ? BÀI LÀM HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 HK1- 2014- 2015 I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: - Mức đầy đủ: Đáp án : 1 (đúng) , 2 (đúng), 3 ( sai) , 4 ( sai) (1.0 điểm) - Mức chưa đầy đủ: Điền đúng 1 nội dung (0,25 điểm) - Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời. Câu 2: - Mức đầy đủ: HS điền chính xác cụm từ “lo nỗi nước nhà” (0,25 điểm ) - Mức không tính điểm: HS không ghi được từ nào hoặc ghi sai , thiếu . Câu 3: - Mức đầy đủ: Đáp án C (0,25 điểm) - Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời. Câu 4: -Mức đầy đủ : Đáp án B ( 0,25 điểm) -Mức không tính điểm : có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời. Câu 5: - Mức đầy đủ: Đáp án B (0,25 điểm) - Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời. Câu 6: -Mức đầy đủ: đáp án C ( 0,25 điểm) -Mức không tính điểm : có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời. Câu 7: - Mức đầy đủ: Đáp án 1+ d, 2+ a, 3 + c (0.75 (điểm) - Mức chưa đầy đủ: Nối đúng 1 nội dung (0,25 điểm) - Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời. II. TỰ LUẬN : (7 điểm) Câu 1: * Chép thuộc lòng bản dịch bài thơ “ Sông núi nước Nam”: Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ. - Mức đầy đủ : chép đúng (1.0 điểm) - Mức chưa đầy đủ: mắc 2 lỗi (sai từ , thiếu từ, lỗi chính tả) ( 0.75 điểm ) - Mức không tính điểm : HS bỏ trống hoặc chép thiếu, sai 8 từ trở lên. (Lưu ý: Bài thơ có nhiều bản dịch, nếu học sinh chép đúng vẫn ghi điểm) * Nội dung bài thơ: cần đảm bảo được hai ý cơ bản sau: - Bài thơ là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước; - Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. + Mức đầy đủ : đảm bảo hai ý cơ bản trên (1.0 điểm) + Mức chưa đầy đủ: nêu một ý ( 0.5 điểm ) + Mức không tính điểm : HS bỏ trống hoặc nêu nội dung không liên quan đến bài thơ. Câu 2: * Mức đầy đủ : - Hình thức : bố cục rõ ràng, viết đúng thể loại văn biểu cảm, diễn đạt mạch lạc; bài viết giàu cảm xúc, biết kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự để bộc lộ cảm xúc; sai không quá 3 lỗi các loại. (0.5 điểm) - Nội dung : có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần đảm bảo các nội dung sau: MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khái quát về tình bạn của nhà thơ. (0.5 điểm) TB: Nêu cảm nhận về tình bạn của nhà thơ qua bài thơ (3.0 điểm) + Hoàn cảnh người bạn đến với nhà thơ ( câu thơ thứ nhất)-> đến vì tấm lòng chân thành chứ không phải vì lợi danh. + Nhà thơ đón bạn không có đầy đủ vật chất ( phân tích 6 câu tiếp theo ) + Tình bạn tri âm, tri kỉ vượt lên trên những lề thói thông thường ( câu thơ cuối cùng) -> Một tình bạn cao quý, cảm động. KB: Rút ra bài học cho bản thân ( xây dựng tình bạn chân thành, xuất phát từ sự quan tâm yêu mến nhau...) (1 điểm) * Mức chưa đầy đủ : - Điểm 3.5 – 4.5: Viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, biết cách làm nhưng thiếu một vài ý, giàu cảm xúc, sai không quá 5 lỗi các loại. - Điểm 2.5 – 3.5: Viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng, biết cách làm nhưng còn thiếu ý, có cảm xúc, sai không quá 8 lỗi các loại. - Điểm 1.0 – 2.0: Tỏ ra biết cách làm nhưng cảm nghĩ sơ sài, thiếu nhiều ý, bài viết lủng củng, mắc nhiều lỗi. * Mức không tính điểm : lạc đề, bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa.
Tài liệu đính kèm: