Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lý Tự Trọng

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lý Tự Trọng
 SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 
TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG 	 	Môn: LỊCH SỬ - LỚP 12
ĐỀ SỐ 1
 	 	 Thời gian làm bài: 45 phút 
Câu 1. Đầu năm 1945, vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết trong phe Đồng minh là gì?
 	A.Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh; 
 	B.Phân chia khu vực chiếm đóng, phạm vi ảnh hưởng của các nước;
 	C.Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận;
 	D.Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Câu 2. Thời gian thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) 
 	A. ngày 8-8-1967. 	B. ngày 8-8-1977.
 	C. ngày 8-8-1987. 	D. ngày 8-8-1997.
Câu 3. Mục tiêu bao quát nhất của Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động là gì?
 	A. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm làm bá chủ thế giới. 
 	B. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc Mĩ.
 	C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng thế giới.
 	D. Ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 4. Từ cuối những năm 70 của TK XX, chủ nghĩa thực dân chỉ tồn tại dưới hình thức nào?
 	A.Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.	 	B.Chủ nghĩa đế quốc.
 	C.Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. 	D.Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Câu 5. Ba trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là:
 A. Mĩ - Anh - Pháp. 	B. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản.
 C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản. 	D. Mĩ - Đức - Nhật Bản.
Câu 6. Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN vào thời gian nào?
 A. Ngày 11/2/1945.	 B. Ngày 12/3/1947. 	C. Ngày 12/7/1947.	 D. Ngày 4/4/1949.
Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô tan vỡ?
 	A.Sự phân chia đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại Hội nghị Iana(2/1945).
 	B.Sự ra đời học thuyết Truman và chiến tranh lạnh (3/1947).
 	C.Sự ra đời của khối quan sự NATO (4/1949)
 	D.Việc Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu thành lập tổ chức Hiệp ước Vácsava (5/1955).
Câu 8. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh vào thời gian nào?
 	A.1989. 	B. 1990. 	C.1991. 	D.1992.
Câu 9. Xu thế chung của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh là
 	A.hòa bình, hợp tác, phát triển.
 	B.tăng cường liên kết khu vực để tăng sức mạnh kinh tế và quân sự.
 	C.cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.
 	D.tiến hành khủng bố để đối đầu với chiến lược “bá chủ” của các nước lớn.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu nhất buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt chiến tranh lạnh là
	A. cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên làm cho hai siêu cường Liên Xô và Mĩ quá tốn kém, suy giảm về “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
 	B. sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu, trở thành những đối thủ cạnh tranh gay gắt đối với Mĩ, Liên Xô. 
	C. cuộc chạy đua kinh tế mang tính toàn cầu mà cả thế giới đang gắng sức.
 	D. cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi cả Mĩ và Liên Xô phải tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh, áp dụng những thành tựu để phát triển kinh tế, quốc phòng
Câu 11. Sự khác biệt cơ bản giữa chiến tranh lạnh và những cuộc chiến tranh thế giới đã trải qua là 
 	A.Chiến tranh lạnh làm cho cả thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
 	B.Chiến tranh lạnh chủ yếu diễn ra giữa hai nước Liên Xô và Mĩ.
 	C.Chiến tranh lạnh diễn ra trên mọi lĩnh vực nhưng không bùng phát xung đột trực tiếp bằng quân sự.
 	D.Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẵng, giằng co, không phân thắng bại.
Câu 12. Thách thức lớn nhất của thế giới trong thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI là gì?
 	ATrình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
 	B.Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 	C.Chiến tranh, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.
 	D.“Chủ nghĩa khủng bố” hoành hành.
Câu 13. Nhận định nào sau đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?
 	A.Các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác.
 	B.Sự tham gia của các nước Á, Phi, Milatinh mới giành độc lập vào các hoạt động chính trị quốc tế.
 	C.Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
 	D.Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tác động mạnh đến quan hệ giữa các nước.
Câu 14. Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay so với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX là
 	A.mọi phát minh dựa trên các ngành khoa học cơ bản.
 	B.mọi phát minh kĩ thuật dựa trên các nghiên cứu khoa học.
 	C.mọi phát minh kĩ thuật bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm.
 	D.mọi phát minh kĩ thuật xuất phát từ đòi hỏi cuộc sống.
Câu 15. Nguồn năng lượng mới nào được tìm ra trong các nguồn năng lượng
 	A.Mặt trời.	B.Điện. 	C.Than đá.	D.Dầu mỏ.
Câu 16. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật giai đoạn thứ hai có thể gọi là cách mạng khoa học công nghệ vì
A.đã tìm ra nhiều vật liệu mới.
 	B.gắn với sự ra đời của máy tính điện tử.
 	C.phát hiện ra những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học.
 	D.cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Câu 17. Biểu hiện không phải xu thế toàn cầu hóa là
 	A.sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
 	B.sự ra đời của tổ chức liên kết kinh tế.
 	C.sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).
 	D.việc duy trì liên minh giữa Mĩ và Nhật.
Câu 18. Mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa hiện nay là
 	A.cơ cấu kinh tế các nước có sự chuyển biến.
 	B.đặt ra yêu cầu phải tiến hành cải cách để nâng cao tính cạnh tranh.
 	C.thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội hóa của lực lượng sản xuất.
 	D.nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 19. Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại trong nông nghiệp đã dẫn đến hiện tượng gì?
 	A.Bùng nổ thông tin.
 	B.Đầu tư cho khoa học – kĩ thuật có lãi cao hơn so với các lĩnh vực khác.
 	C.Mỗi phát minh về khoa học – kĩ thuật đếu bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học – kĩ thuật.
 	D.Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
Câu 20. Bước vào thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là
 	A.hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
 	B.cùng tồn tại và phát triển hòa bình.
 	C.xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
 	D.hòa nhập nhưng không hòa tan.
Câu 21. Xu thế toàn cầu hóa đã thúc đẩy nhanh sự phát triển và tốc độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Đó là
 	A.bản chất của toàn cầu hóa. 	B.biểu hiện của toàn cầu hóa.
 	C.tác động tích cực của toàn cầu hóa. 	D.tác động tiêu cực của toàn cầu hóa.
Câu 22. Đặc trưng cơ bản của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là
 	A.cải tiến, hoàn thiện phương tiện sản xuất.
 	B.cải tiến việc tổ chức sản xuất.
 	C.cải tiến việc quản lý sản xuất.
 	D.cải tiến việc phân công lao động.
Câu 23. Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam từ năm 1949 đến năm 1954 là
 	A.can thiệp, “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp.
 	B.ủng hộ nhân dân Việt Nam giành độc lập từ tay quân phiệt Nhật Bản.
 	C.trung lập, không can thiệp vào Việt Nam.
 	D.phản đối Pháp xâm lược trở lại Việt Nam.
Câu 24. Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu: 1.Sáu nước Tây Âu thành lập “Cộng đồng than-thép châu Âu”; 2.Hợp nhất ba cộng đồng thành “Cộng đồng châu Âu (EC)”; 3.“Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” được thành lập; 4.Phát hành và sử dụng đồng tiền chung châu Âu (ơrô); 5.EC đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
 	A.1,3,4,2,5. 	B. 1,3,4,5,2.	C.1,3,2,5,4.	D.4,1,5,2,1.
Câu 25. Mục đích chủ yếu của thực dân Pháp khi tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương là gì?
 	A.Bù đắp thiệt hại trong cuộc khai thác trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
 	B.Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
 	C.Tăng cường sức mạnh kinh tế, chạy đua vũ trang, nâng cao vị thế của nước Pháp trên trường quốc tế.
 	D.Bù đắp những thiệt hại nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
Câu 26. Lĩnh vực kinh tế nào được Pháp đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
 	A.Công nghiệp và thương nghiệp. 	B.Nông nghiệp và khai thác mỏ.
 	C.Nông nghiệp và Công nghiệp. 	D.Nông nghiệp và giao thông vận tải.
Câu 27. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
 	A.Giai cấp nông dân.	B.Giai cấp công nhân.	
 	C.Giai cấp địa chủ phong kiến. 	D.Giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 28. Vì sao tầng lớp tiểu tư sản trở thành những bộ phận quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta?
 	A.Bị thực dân Pháp chèn ép. 
 	B.Đời sống bấp bênh, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản thất nghiệp.
 	C.Là tầng lớp trí thức, nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước.
 	D. Bị thực dân Pháp bạc đãi, khinh rẽ.
Câu 29. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?
 	A.Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách tới Hội nghị Véc-xai(18/6/1919).
 	B.Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (12/1920).
 	C.Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa(7/1920).
 	D.Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925).
Câu 30. Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc?
 	- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
 	- Cách mạng phải do đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo.
 	- Cách mạng Việt Nam phải gắn bó và đoàn kết với cách mạng thế giới.
 	A.Tạp chí thư tín quốc tế. 	B.“Bản án chế độ thực dân Pháp”.
 	C.“Đường kách mệnh”. 	D.Báo người cùng khổ.
Câu 31. Ý nghĩa lịch sử lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Bái?
 	A.Góp phần cổ vũ lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc của nhân dân ta đối với bè lũ cướp nước và tay sai.
 	B.Chấm dứt vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc đối với cách mạng Việt Nam.
 	C.Đánh dấu sự khủng hoảng của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
 	D.Việt Nam Quốc dân đảng đáp ứng một phần yêu cầu nhiệm vụ dân tộc của nhân dân ta.
Câu 32. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
 	A.làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
 	B.thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.
 	C.tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.
 	D.đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.
Câu 33. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931?
 	A.Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
 	B.Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
 	C.Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến.
 	D.Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đán áp, bóc lột nông dân thậm tệ.
Câu 34. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là
 	A.chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
 	B.chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa quân phiệt.
 	C.không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít.
 	D.chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Câu 35. Tính chất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước là gì?
 	A.Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. B. Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
 	C.Cách mạng vô sản. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
Câu 36. Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng 8/1945?
 	A.Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
 	B.Hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương tháng 11/1939.
 	C.Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
 	D.Củng cố được khối đoàn kết dân tộc.
Câu 37: Khó khăn lớn nhất của nước ta sau ngày 2/9/1945 ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là?
 	A. Âm mưu của Tưởng và Pháp.
 	B. Nạn đói, nạn dốt đe doạ nghiêm trọng đến nhân dân ta.
 	C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
 	D. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ra sức phá hoại chống phá Cách mạng.
Câu 38. Câu văn nào được trích trong “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân?
 	A.“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”.
 	B. “Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.
 	C. “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
 	D. “ Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập”.
Câu 39. Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954) là
A.xây dựng lực lượng cách mạng.	B.kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
C.độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.	D.tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 40. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện Tuần lễ vàng, Quỹ độc lập nhằm mục đích gì?
 	A.Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước. 	B.Quyên góp tiền để xây dựng đất nước.
 	C.Quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước. 	D.Hỗ trợ việc giải quyết nạn đói.
-------------------------------------
 SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 
TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG 	 	Môn: LỊCH SỬ - LỚP 12
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
 	 	 Thời gian làm bài: 45 phút 
Đ.án
Đ.án
Câu
Câu
1
21
2
22
3
23
4
24
5
25
6
26
7
27
8
28
9
29
10
30
11
31
12
32
13
33
14
34
15
35
16
36
17
37
18
38
19
39
20
40

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 12 de 1.doc