Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử lớp 12 - Mã đề 132

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử lớp 12 - Mã đề 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử lớp 12 - Mã đề 132
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM 
MÔN LỊCH SỬ 12 HK I
Thời gian làm bài: phút; 
(33 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh từ ngày 4 đến ngày 12 - 2 - 1945 được tổ chức tại đâu?
A. Tại Luân Đôn (Anh).	B. Tại I-an-ta (Liên Xô)
C. Tại Pốt-xđam (Đức)	D. Tại Oa-sinh-tơn (Mĩ)
Câu 2: Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã xuất hiện trung tâm kinh tế, tài chính nào?
A. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ. Tây Âu, Nhật Bản.
B. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Nhật Bản
C. Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
D. Trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Tây Âu.
Câu 3: Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới là gì?
A. Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.
B. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ốn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.
C. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
D. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.
Câu 4: Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba?
A. Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1-1-1959).
B. Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958).
C. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26-7-1953).
D. Cuộc đô bộ của tàu "Gran-ma" lên đất Cu-ba (1956).
Câu 5: Ngày 8-9-1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ hiệp ước gì?
A. “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á”.
B. “Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật”,
C. “Hiệp ước chạy đua vũ trang”.
D. “Hiệp ước liên minh Mĩ - Nhật”.
Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩai thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa cũ nó ở châu Phi?
A. 1962 : An-giê-ri được công nhân độc lập.
B. 1960 : "Năm châu Phi".
C. 11-1975 : Nước Cộng hòa nhân dân Angôla ra đời.
D. 1994 : Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên.
Câu 7: Sự kiện nào chứng tỏ rằng đã đến lúc chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới?
A. “Kế hoạch Mác-san” và sự ra đời của khối quân sự NATO.
B. Mĩ thông qua “Kế hoạch Mác-san”.
C. Sự ra đời của khối quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
D. Sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
Câu 8: Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhât và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mi La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tất cả các sự kiện trên.	B. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba.
C. Thắng lợi của cách mạng Ê-cua-đo.	D. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô.
Câu 9: Tháng 3-1947, Tổng thống Tơ-ru-man của Mĩ chính thức phát độmg cuộc “chiến tranh lạnh” nhằm mục đích gì ?
A. Xoa dịu tinh thần đấu tranh của công nhân ớ các nước tư bản chủ nghĩa
B. Chông Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
C. Giữ vững nền hòa bình, an ninh thế giới sau chiến tranh
D. Chống phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La - tinh.
Câu 10: Để kết thúc nhanh chiến tranh ở châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất mục đích gì?
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật
B. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật
C. Tất cả các mục đích trên.
D. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Bec-lin
Câu 11: Nhật Bản và Tây Âu trở thành trưng tâm kinh tế, tài chính vào thời kì nào?
A. 1950 đển 1973	B. 1973 đến 1991	C. 1945 đến 1950	D. 1991 đến nay
Câu 12: Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh.
B. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
C. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.
D. Sự ra đời của khối ASEAN.
Câu 13: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước nào?
A. Thuộc địa của các thực dân phương Tây.
B. Thuộc địa của Mĩ, Nhật.
C. Thuộc địa của Pháp, Nhật,
D. Thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ.
Câu 14: Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?
A. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
C. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.
D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.
Câu 15: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
A. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “chịến tranh lạnh” của Mĩ.
B. Liên Xô thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn
C. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
Câu 16: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?
A. Tháng 8-1967. Tại Băng Cốc (Thái Lan).
B. Tháng 9-1968. Tại Băng Cốc (Thái Lan)
C. Tháng 8-1967. Tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).
D. Tháng 10-1967. Tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).
Câu 17: Đời tổng thống nào của Mĩ gắn liền với "Chiến lược toàn cầu" phản cách mạng?
A. Giôn-xơn	B. Tơ-ru-man	C. Ai-xen-hao	D. Ken-nơ-đi
Câu 18: Sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa được tạo nên bởi:
A. Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mì.
B. Học thuyết Tơ-ru-man của Mĩ.
C. “Kế hoạch Mác-san” và sự ra đời của khối quân sự NATO,
D. Sự thành lập khối quân sự NATO.
Câu 19: Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu phi'?
A. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bô độc lập.
B. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy”.
C. Châu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát	triển 	sớm 	nhất,mạnh nhất.
D. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
Câu 20: Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai?
A. Chủ nghĩa thực dân củ.
B. Giai cấp địa chủ phong kiến.
C. Chế độ phân biệt chủng tộc.
D. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
Câu 21: Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhat đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Dựa vào những thành tựu khoa học-kĩ thuật của thế giới.
B. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.
C. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú
D. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
Câu 22: Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức vào thời gian nào?
A. Ngày 9 - 11 - 1972.	B. Ngày 20 - 1 - 1973.
C. Ngày 27 - 1- 1973.	D. Ngày 28 - 2- 1972.
Câu 23: Điểm nào dưới đây không có trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất và là đặc trưng của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bát nguồn từ nghiên cứu	khoa học
D. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.
Câu 24: Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN như thế nào?
A. Quan hệ đối thoại.
B. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế.
C. Quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia.
D. Quan hệ hợp tác song phương.
Câu 25: Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” trong những năm 60-70 của thế kỉ XX là gì?
A. Biết lợi dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật để tăng năng suất, cải tiến kĩ thuật và hạ giá thành hàng hóa
B. Biết “len lách” xâm nhập thị trường các nước.
C. Nhờ những cải cách dân chủ.
D. Biết lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt.
Câu 26: Nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo là nhiêm vụ chính của:
A. Liên minh châu Âu	B. Hội nghị I-an-ta
C. ASEAN	D. Liên hợp quốc
Câu 27: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
A. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918).
B. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai	(1939-1945).
C. Giữa những năm 40 của thế kỉ XX.
D. Những năm đầu thế kỉ XX.
Câu 28: Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "Năm châu phi'?
A. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
B. Châu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất,mạnh nhất.
C. Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy”.
D. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bô độc lập.
Câu 29: Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào?
A. Lào, Việt Nam	B. Mi-an-ma, Việt Nam
C. Cam-pu-chia , Lào	D. Lào, Mi-an-ma
Câu 30: Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?
A. Lãnh tụ của phong tràơ giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.
B. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.
D. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.
Câu 31: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai?
A. Chủ nghĩa thực dân củ.	B. Chủ nghĩa thực dân mới.
C. Chủ nghĩa thực dân củ và mới.	D. Chủ nghĩa A-pác-thai.
Câu 32: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trong thời gian nào?
A. Từ 1945 đến 1975.	B. Từ 1918 đến 1945.
C. Từ 1950 đến 1980.	D. Từ 1945 đến 1950.
Câu 33: Đặc trưng cơ bản của cách mạng kĩ thuật là gì?
A. Cải tiến việc tổ chức sản xuất.
B. Cải tiến, hoàn thiện những phương tiện sản xuất (công cụ, máy móc, vật liệu).
C. Cải tiến việc quản lí sản xuất.
D. Cải tiến việc phân công lao động.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_1tieets_12.doc