Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Hạnh

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Hạnh
PHÒNG GD- ĐT HUYỆN LONG HỒ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TÂN HẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016 -2017
MÔN: LỊCH SỬ 7 
THỜI GIAN: 60 PHÚT
MA TRẬN
MỨC ĐỘ
 NỘI DUNG
BIẾT
HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG HỢP
TN
TL
TN
TL
Vận dung mức độ thấp
Vận dụng mức độ cao
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1: Xã hội phong kiến châu Âu 
2
(0,25)
1
(0,25)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ 
1
(0,25)
 2,5%
1
(0,25)
 2,5 %
2
(0,5)
 5,0 %
Chủ đề 2: Xã hội phong kiến phương Đông 
3
(0,25)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ 
1
(0,25)
2,5 %
1
(0,25)
2,5 %
Chủ đề 3: Buổi đầu độc lập thời NGÔ – ĐINH –TIỀN LÊ (thế kỉ X) 
4
(0,25)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ 
1
(0,25)
2,5 %
1
(0,25)
2,5 %
Chủ đề 4: Nước Đại Việt thời Lý ( TK XI- đầu TK XIII)
6
(0,25)
7
(0,25)
5
(0,25)
8
(0,25)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ 
2
(0,5)
5,0 %
2
(0, 5)
5,0 %
4
(1,0)
10,0 %
Chủa đề 5: Nước Đại Việt thời Trần ( TK XIII- TK XIV) và nhà Hồ (TK XV)
10
(0,25)
Câu 1. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy thời Trần? (2 điểm)
9
(0,25)
11
(0,25)
12
(0,25)
Câu 2. Nêu cách đánh giặc của nhà Trần lần thứ ba có gì giống và khác nhau so với lần thứ hai? (3 điểm)
Câu 1: Qua đó, em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Trần so với bộ máy nhà nước thời Lý? ( 1 điểm)
Câu 3. Nêu nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần? 
( 1 điểm)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ 
1
(0,25)
2,5 %
½ 
(2,0)
20,0 %
3
(0,75)
7,5 %
1
(3,0)
30,0 %
½
(1,0)
10,0 %
1
(1,0)
10,0%
7
(8,0)
80,0 %
Tổng hợp 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ 
4 
(1,0)
 10,0 %
½
(2,0)
20,0 %
8
(2,0)
20,0%
1
(3,0)
30,0 %
½
(1,0)
10,0 %
1
(1,0)
10 %
15
(10,0)
100 %
Tổng 
30%
50%
20%
100%
Câu hỏi định hướng năng lực:
- Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Trần so với bộ máy nhà nước thời Lý? 
 - Nêu cách đánh giặc của nhà Trần lần thứ ba có gì giống và khác nhau so với lần thứ hai? 
 - Nêu nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần? 
PHÒNG GD- ĐT HUYỆN LONG HỒ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TÂN HẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: LỊCH SỬ 7 
THỜI GIAN: 60 PHÚT
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Học sinh khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất, mỗi câu trả lời đúng là 0,25 điểm.
Câu 1. Xã hội phong kiến châu Âu hình thành trên cơ sở của giai cấp nào?
A. Tăng lữ quý tộc và nông dân	B. Lãnh chúa phong kiến và nông dân.
C. Chủ nô và nô lệ	D. Địa chủ và nông dân.
Câu 2. Ai là người tìm ra Châu Mĩ?
 A. Va-xcô đơ Ga-ma	B. Đi-a-xơ	C. Ma-gien-lan	D. Cô –lôm-bô 
Câu 3. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là?
A. Nông dân tự canh	B. Nông dân lĩnh canh
C. Nông dân làm thuê	D. Nông nô.
Câu 4. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước ta là gì? Đóng đô ở đâu?
A. Đại Việt - ở Hoa Lư 	B. Đại Cồ Việt - ở Hoa Lư 
C. Đại Cồ Việt - ở Cổ Loa	D. Đại Việt - ở Thăng Long.
Câu 5. Dưới thời nhà Lý, cơ cấu hành chính được sắp xếp như thế nào?
A. Lộ-huyện-hương	B. Lộ-phủ-châu
C. Lộ-phủ-châu-hương	D. Lộ-phủ-huyện –hương,xã.
Câu 6. Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự ở đâu?
 A. Sông Bạch Đằng B. Sông Mã	C. Sông Như Nguyệt 	D.Sông Thao.
Câu 7. Các vua Lý thường về địa phương để làm gì?
A. Thăm hỏi nhân dân	B. Cày tịch điền	
C. Thu thuế nông nghiệp 	D. Chia ruộng đất cho nông dân.
Câu 8.Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “ Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc .”.
A. Văn hóa Hoa Lư 	B. Văn hóa Đại Nam
C. Văn hóa Đại La	D.Văn hóa Thăng Long.
Câu 9. Tìm ra điểm giống nhau trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên –Mông của nhà Trần?
A. Kiên quyết bảo vệ kinh thành Thăng Long.
B. Chỉ cho người già, trẻ em, phụ nữ đi sơ tán.
C. Thực hiện chủ trương “ Vườn không nhà trống”.
D. Tất cả các chủ trương trên.
Câu 10. Tháng 5 – 1285, quân Trần tổ chức phản công đánh bại giặc Nguyên ở đâu?
A. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương 	B. Tây Kết, Thăng Long.
C. Vạn Kiếp, Hàm Tử, Đông Bộ Đầu	D. Tây Kết, Hàm Tử, sông Bạch Đằng.
Câu 11.Nhà y học và nhà y dược lỗi lạc thời Trần đã nghiên cứu thành công nhiều loại cây cỏ trong nước để chữa bệnh là ai?
A. Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh)	B. Phạm Phu Tiên
C. Phạm Sư Mạnh	D. Lê Hữ Trác ( Hải Thượng Lãn Ông).
Câu 12. Cải cách của Hồ Quý Ly đối với gia nô và nô tì như thế nào?
A. Đã giải phóng thân phận nô lệ	
B. Chưa giải phóng thân phận nô lệ.
C. Chuyển gia nô và nô tì trở thành nông dân tự do.	
C. Gia nô và nô tì không còn lệ thuộc quan lại.
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1. Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy thời Trần? (2 điểm). Qua đó, em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Trần so với bộ máy nhà nước thời Lý? ( 1 điểm)
Câu 2. Nêu cách đánh giặc của nhà Trần lần thứ ba có gì giống và khác nhau so với lần thứ hai? (3 điểm)
Câu 3. Nêu nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần? ( 1 điểm)
 	- HẾT- 
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm 
Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
B
B
D
C
B
D
C
A
D
B
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
* Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy thời Trần: đúng, đẹp ( 2 điểm)
* Nhận xét: hoàn chỉnh, có đầy đủ các chức quan hơn so với bộ máy nhà nước nhà Lý thể hiện quyền cai trị từ trung ương đến các địa phương.( 1 điểm).
Câu 2: ( 3 điểm)
* Giống nhau: (1 điểm)
- Tránh thế mạnh của giặc, vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ đến để phản công tiêu diệt giặc.(0,5đ)
- Thực hiện chủ trương “ Vườn không nhà trống”.(0,5đ)
* Khác nhau: (2 điểm)
- Tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ để chúng không có lương thực để nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn.(1,0đ)
- Chủ động bố trí bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn thuyền chiến của giặc và đánh bại ý đồ xâm lược của nhà Nguyên đối với nước ta. (1,0đ)
Câu 3: (1 điểm)
Nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần: xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới như tháp Phổ Minh ( Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa); lăng mộ vua và quý tộc có nhiều tượng hổ, sư tử, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm, linh hoạt và đạt đến trình độ cao./.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HK_I_SU_7.doc