Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Trường THPT Minh Khai

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Trường THPT Minh Khai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 12 - Trường THPT Minh Khai
Trường THPT Minh Khai - Hà Nội
Kiểm tra Học kỳ I- Môn Lịch Sử Đề số 1
Họ và tên:....................................................................... Lớp................
Đáp án:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Câu hỏi: (40 câu TNKQ- 0,25đ/1 câu đúng)
Câu 1: Tại sao gọi là "trật tự hai cực Ianta" ?
Đại diện hai nước Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng.
Tại Hội nghị Ianta, Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe. 
Thế giới đã xãy ra nhiều cuộc xung đột ở Ianta.
Tất cả các lí do trên
Câu 2: Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô):
A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận,
D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
Câu 3: Liên Hợp Quốc chủ trương giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp
A. Chính trị B. Vũ trang C. Ngoại giao D. Hòa bình
Câu 4. Ý đúng nhất về chính sách đối ngoại của Liên Xôsau chiến tranh thế giới thứ hai
A. Hoà bình, trung lập
B. Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ huỷ diệt loài người.
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến cuả Mĩ
Câu 5. Những con rồng châu Á nào thuộc Đông Bắc Á
 Ma Cao, Đài Loan, Hồng Công C. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công
Hàn Quốc, Ma Cao, Nhật Bản D. Hồng Công, Đài Loan, Nhật Bản
Câu 6. Mốc đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi về căn bản đã chấm dứt là:
A. Năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pha-rúc
B. Năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (Năm châu Phi)
C. Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la
D. Năm 1990 Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập.
Câu 7. Vị lãnh tụ đã dẫn dắt cách mạng Cu Ba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ và từng bước tiến lên CNXH là
A. Hô-xê-mác-ti. B. Phi-đen Cax-tơ-rô. C. Chê Ghê-va-na D. A-gien-đê
Câu 8. Nguồn lợi nhuận mà Mĩ thu được trong Chiến tranh thế giới thứ hai chủ yếu là từ nguồn nào?
A. Cho vay nặng lãi. B. Cho thuê các căn cứ quân sự ở các châu lục.
C. Buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh. D. Chiến lợi phẩm thu được sau các trận đánh với phát xít.
D. Đưa Mĩ trở thành siêu cường hùng mạnh về kinh tế ở Mĩ Latinh.
Câu 9. Trong các mục tiêu sau của Mĩ, mục tiêu không nằm trong "Chiến lược toàn cầu" là:
A.Đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới
B. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt CNXH.
C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.
D. Khống chế, chi phối các nước đồng minh của Mỹ
Câu 10. Mốc đánh dấu bước chuyển từ cộng đồng Châu Âu (EC) sang liên minh Châu Âu (EU) là: 
A. Kí hiệp ước Hen-xin-ki (1975) B. Đồng tiền EURO được phát hành (1999)
C. Kết nạp thêm 10 nước Đông Âu D. Kí hiệp ước Ma-a-xtrích (1991). 
Câu 11. Cộng đồng Châu Âu được thành lập vào thời gian nào?
A. Ngày 1 - 7 - 1977.	 B. Ngày 1 - 7 - 1967. Fb: Ha Moon
C. Ngày 11 - 7 - 1967 	D. Ngày 7 - 1 - 1977. haphuongmk@gmail.com
Câu 12. Năm 1968, nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ mấy trong thế giới tư bản? 
A. Nhất. 	B. Hai. 	C. Ba 	D. Tư 
Câu 13. Mốc đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản là: 
A. Học thuyết Tan-na-ca (1973) B. Học thuyết Phu-cư-đa (1977) 
C. Học thuyết Kai-pu (1991). D. Học thuyết Ko-zu-mi (1998) 
Câu 14: Trong sự phát triển “Thần kì của Nhật Bản” có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?
Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật 
Lợi dụng vốn nước ngoài, tập chung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt
“Len lách” xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ
D. Phát huy truyền thống tự lực, tự cường của nhân dân Nhật
Câu 15. Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có ý nghĩa như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Thế chiến thứ hai?
a. Mở màn cho sự xác lập của hàng loạt các tổ chức quân sự trên thế giới những năm sau đó
b. Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa hai cường quốc.
c. Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và chiến tranh lạnh
d. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai cường quốc về quân sự
Câu 16. Tổng thống đề ra chiến lược toàn cầu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
 Rudơven 	 B. Aixenhao 	 C. Truman 	 D. Kennơđi
Câu 17. Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới là: 
A. Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển B. Hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế 
C. Cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi D. Hoà nhập nhưng không hoà tan. 
Câu 18. Chiến tranh lạnh diễn ra trong khoảng thời gian nào? 
A. 1947 - 1973. 	B. 1945 - 1991.	 C. 1947 - 1989. 	D. 1945 - 1989.
Câu 19. một hệ quả quan trong của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nữa sau thế kỉ XX là
A. Bùng nổ dân số	B. Nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng tăng cao
C. xuất hiện xu thế toàn cầu hóa 	D. Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo
Câu 20. APEC là tên viết tắt của tổ chức nào? 
A. Quỹ tiền tệ quốc tế 	 B. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ 
C. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương D. Diễn đàn hợp tác Á- Âu. 
Câu 21. Thực dân Pháp tiến hành khai thác và bóc lột thuộc địa ở Việt Nam lần thứ hai là:
A. nhằm bù đắp những tổn thất do chiến tranh gây ra. 
B. chuyển giao kĩ thuật cho Việt nam.
C. khôi phục kinh tế Việt Nam.	 
D. giúp kinh tế Việt Nam phát triển.
Câu 22. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc như thế nào?
A. Có thái độ kiên quyết trong việc đấu tranh chống Pháp.
B. Có thái độ không kiên định, dề thỏa hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.
C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phéng dãn tộc.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 23. Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã:
A. Được thực dân Pháp dung dường. B. Được thực dân Pháp sử dụng làm tay sai đắc lực cho chúng
C. Bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất. D. Bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm.
Câu 24. Có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc, phong kiên nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp đò là đặc điểm của giai cấp nào?
A. Giai cấp địa chủ phong kiến. Fb Ha Moon B. Giai cấp tư sản.
C. Tầng lớp tư sản dân tộc.  haphuongmk@gmail.com D. Tầng lớp tư sản mại bản.
Câu 25. Vì sao trong nội bộ của Tân Việt cách mạng đảng phân hóa?
A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên phát triển mạnh, lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin có 
B. Nội bộ Tân Việt không thống nhất.
C. Tác động của tình hình thế giới vào Việt Nam.
D. Sự vận động hợp nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Câu 26. Nội dung nào dưới đây gắn liền với Hội nghị thành lập Đảng (3-2-1930)?
A. Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.
B. Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ của Đảng 
C. Bầu ban chấp hành Trung ương lâm thời 
D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương. 
Câu 27. Vì sao ta phải thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài với Pháp?
	A. Ta cần sự giúp đỡ của các nước đồng minh vì tương quan lực lượng ta yếu hơn.
	B. Ta cần có thời gian chuẩn bị lực lượng, hậu phương ta chưa vững mạnh, từ đầu cuộc kháng chiến ta yếu hơn địch
	C. Hậu phương ta chưa vững mạnh, chưa đủ sức kháng chiến.
	D. Ta cần kéo dài thời gian để đàm phán với địch
 Câu 28. Hình thức đấu tranh không thấy xuất hiện trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 là
	A. đấu tranh chính trị công khai hợp pháp, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
	B. đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
	C. khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
	D. đấu tranh nghị trường.
Câu 29. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?
	A. khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và hình thành liên minh công nông
	B. kinh nghiệm về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
	C. kinh nghiệm quý báu về công tác tư tưởng và xây dựng khối liên minh công. 
	D. kinh nghiệm về tập hợp đông đảo quần chúng kiên định trong đấu tranh.
Câu 30.Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, đó là ý nghĩa của 
A. sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 
B. sự kiện thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
C. sự kiện thành lập An Nam Cộng sản đảng	 
D. sự kiện thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng
Câu 31. Sự kiện lịch sử nào chứng tỏ đảng ta đã hoàn thành công việc chuẩn bị về chủ chương, đường lối cho cách mạng tháng Tám?
	A. Hội nghị TW lần thứ 6 (tháng 11/1939)	B. Đại hội quốc dân Tân Trào (16-18/8/1945)
	C. Hội nghị TW Đảng lần 8 (tháng 5/1941)	D. Hội nghị toàn quốc (13-15/8/1945)
 Câu 32. Nhược điểm và hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là:
	A. đường lối chiến lược cách mạng và nhiệm vụ cách mạng.
	B. nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng.
	C. động lực cách mạng và vai trò lãnh đạo cách mang.
	D. nhiệm vụ cách mạng và vai trò lãnh đạo cách mạng.
Câu 33. Trong các đặc điểm dưới đây, đặc điểm nào là cơ bản nhất để giai cấp công nhân Việt Nam vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
A. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân
B. Ra đời muộn nhưng sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê nin, trở thành lực lượng chính trị độc lập
C. Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của dân tộc	
D. Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc
Câu 34. Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Cách mạng tháng Tám 1945 là 
	A. Đấu tranh ngoại giao	B. Đấu tranh nghị trường	
 C. Đấu tranh chính trị	 D. Đấu tranh vũ trang
 Câu 35.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa 
	A. chủ nghĩa Mac - Lê nin và phong trào yêu nước Việt Nam
	B. chủ nghĩa Mac - Lê nin và phong trào công nhân Việt Nam
	C. chủ nghĩa Mac - Lê nin và phong trào công nhân quốc tế
	D. chủ nghĩa Mac - Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
Câu 36. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Đảng và chính phủ cần phát huy bài học kinh nghiệm nào trong cách mạng tháng Tám năm 1945
A. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang 
B. vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê nin.
C. xây dựng khối đoàn kết toàn dân. 
D. tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 37. Mặt trận nào giữ vai trò chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám 1945 ?
	A. Mặt trận Liên việt	 B. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
	C. Mặt trận Việt minh	 D. Mặt trận dân chủ Đông Dương
Câu 38. Hội nghị TW Đảng lần 6 (11/1939) và Hội nghị TW Đảng lần 8 (5/1941) có điểm chung nào sau đây?
A. Đặt nhiệm vụ đấu tranh giai cấp lên hàng đầu 
B. Đề ra nhiệm vụ khởi nghĩa vũ trang.
C. Thống nhất hình thức đấu tranh	 
D. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
Câu 39. Cho các sự kiện sau: 
 1. Nhật đầu hàng quân Đồng minh. 
 2. Bảo Đại thoái vị. Fb Ha Moon
 3. Giành chính quyền ở Hà Nội. haphuongmk@gmail.com 
 4. Giành chính quyền trong cả nước.
 Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian
	A. 1, 3, 2,4.	B. 1,3,4,2.	C. 1,4, 3,2.	D. 1,2,3,4.
Câu 40. Nội dung nào không phản ánh ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám năm 1945
	A. mở đầu kỉ nguyên độc lập, tự do.
	B. buộc Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền cho Việt Nam.
	C. cỗ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc.
	D. mở ra bước ngoặt đối với cách mạng Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_KIEM_TRA_HOC_KY_I_TNKQ.docx