Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11 - Mã đề 742 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11 - Mã đề 742 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Lịch sử lớp 11 - Mã đề 742 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ 742
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 11
Thời gian làm bài: 45 phút (35 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:....................................................Số báo danh:.........................................
Câu 1: Các nước tư bản thắng trận đã giành được những gì thông qua hệ thống Véc xai - Oa sinh tơn?
A. Ưu thế về quân sự.
B. Ưu thế trong ngoại giao và vị thế trên trường quốc tế.
C. Quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch với các nước bại trận và các thuộc địa.
D. Ưu thế về chính trị.
Câu 2: Ta - go là nhà văn hoá nổi tiếng của quốc gia nào?
A. Ấn Độ.	B. Anh.	C. Pháp.	D. Thuỵ Điển.
Câu 3: Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nhân dân Trung Quốc liên tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến là do
A. sự xâm lược của các nước đế quốc.
B. thái độ thoả hiệp của triều đình.
C. đế quốc xâm lược và triều đình thoả hiệp.
D. bị ảnh hưởng từ phong trào của các nước khác.
Câu 4: Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Li- bê- ri- a và nước nào của châu Phi giữ được độc lập trước sự xâm chiếm của các nước thực dân phương Tây?
A. Ma- rốc.	B. Ê- ti- ô- pi -a.	C. Ai Cập.	D. Tuy- ni- di.
Câu 5: Đảng Quốc đại ở Ấn Độ được thành lập năm nào?
A. Năm 1885.	B. Năm 1884 .	C. Năm 1887.	D. Năm 1886.
Câu 6: Biện pháp có thể giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trong nửa đầu thế kỷ XIX là
A. tiếp tục duy trì chế độ phong kiến cũ.
B. tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.
C. “bế quan toả cảng” để tránh những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
D. lật đổ chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa, thiết lập một chính quyền phong kiến tiến bộ hơn.
Câu 7: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
B. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
C. Sự hiếu chiến, hung hãn của đế quốc Đức.
D. Thái tử Áo – Hung bị sát hại.
Câu 8: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bùng nổ đầu tiên ở đâu?
A. Anh.	B. Đức.	C. Mĩ.	D. Pháp.
Câu 9: Dưới thời Hít le, chính quyền phát xít tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng nào?
A. Tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
B. Phục vụ nhu cầu quân sự.
C. Dân chủ, cải cách.
D. Tập trung, mệnh lệnh.
Câu 10: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ bắt đầu từ ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp.	B. Nông nghiệp.
C. Thương mại.	D. Tài chính, ngân hàng
Câu 11: Từ cuối năm 1916 phe Đức, Áo - Hung đã chuyển từ thế chủ động sang
A. thủ hoà.	B. bị động.	C. phòng ngự.	D. rút chạy.
Câu 12: Ngày nào đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ở nước Nga năm 1917?
A. Ngày 24 - 10 (6 - 11).	B. Ngày 25 - 10 (7 - 11).
C. Ngày 26 - 10 (8 - 11).	D. Ngày 27 - 10 (9 - 11).
Câu 13: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã
A. làm nảy sinh những bất đồng giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi.
B. giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản giữa các nước tư bản.
C. xác lập được sự ổn định và nền hoà bình của thế giới.
D. giải quyết được những vấn đề cơ bản về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Câu 14: Nước tư bản phương Tây đầu tiên dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản “mở cửa” là
A. Pháp.	B. Nga.	C. Mĩ.	D. Anh.
Câu 15: Biên giới Việt Nam - Campuchia trở thành căn cứ cho cuộc khởi nghĩa nào của Campuchia chống Pháp vào cuối XIX?
A. Khởi nghĩa của hoàng thân Si - vô - tha.	B. Khởi nghĩa của Pu - côm - bô.
C. Khởi nghĩa Yên Thế.	D. Khởi nghĩa của A- cha Xoa.
Câu 16: Nội dung nào phản ánh không đúng tình hình nước Nga Xô viết khi bước vào thời kỳ xây dựng đất nước năm 1921?
A. Nga nhận viện trợ của Mĩ.
B. Tình hình chính trị không ổn định.
C. Nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng.
D. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.
Câu 17: Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. không tranh thủ được sự giúp đỡ từ bên ngoài.
B. không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
C. chính quyền rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt.
D. những người lãnh đạo thiếu kiên quyết cách mạng.
Câu 18: Vào giữa thế kỷ XIX, vương quốc Xiêm đứng trước sự đe doạ xâm nhập của thực dân phương Tây, nhất là những nước nào?
A. Mĩ và Đức.	B. Anh và Pháp.	C. Anh và Mĩ.	D. Pháp và Mĩ.
Câu 19: Những nước thực dân đi đầu trong việc xâm nhập và thôn tính Mĩ Latinh là
A. Anh, Pháp.	B. Anh, Bồ Đào Nha.
C. Anh, Tây Ban Nha.	D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Câu 20: Sau Cách mạng tháng Hai, ở Nga đã xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại, đó là
A. chính phủ lâm thời tư sản và chính quyền chuyên chế của Nga hoàng.
B. chính phủ cộng hoà tư sản và Chính phủ lâm thời của giai cấp vô sản.
C. chính quyền chuyên chế Nga hoàng và chính quyền vô sản.
D. chính phủ lâm thời tư sản và các xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính.
Câu 21: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc ở Trung Quốc là phong trào đấu tranh của giai cấp nào?
A. Tư sản.	B. Binh lính.	C. Công nhân.	D. Nông dân.
Câu 22: Biểu hiện nào chứng tỏ những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá ở Nhật Bản đạt nhiều thành tựu to lớn.
B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Nhật Bản.
C. Sự hình thành các công ty độc quyền ở trong nước và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.
D. Sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng.
Câu 23: Vì sao các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng 1929-1933 bằng việc thiết lập chế độ độc tài phát xít?
A. Những nước này phải chịu những điều khoản nặng nề từ hệ thống Vecxai - Oa- sinh -tơn.
B. Những nước này không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường.
C. Những nước này có sự hậu thuẫn của Mĩ.
D. Những nước này có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nguyên liệu phong phú, thị trường rộng.
Câu 24: Đỉnh cao của cao trào 1905 - 1908 ở Ấn Độ là
A. phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Bom-bay năm 1905.
B. cuộc tổng bãi công trong 6 ngày của công nhân ở Bom-bay (6 - 1908).
C. ngày 16 – 10 – 1905, hơn 10 vạn nhân dân Ấn Độ biểu tình.
D. phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Can- cút- ta năm1905.
Câu 25: Tư tưởng duy tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu ở Trung Quốc đã ảnh hưởng tới nhà cách mạng nào ở Việt Nam?
A. Nguyễn Ái Quốc.	B. Hoàng Hoa Thám.	C. Phan Bội Châu .	D. Phan Đình Phùng.
Câu 26: Điểm chung trong các phong trào đấu tranh chống ách thống trị của thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là
A. các phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng đều thất bại.
B. giai cấp tư sản dân tộc xuất hiện và có vai trò nhất định trong phong trào dân tộc.
C. giai cấp công nhân ra đời và lãnh đạo đấu tranh.
D. chịu ảnh hưởng của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 27: Cuộc duy tân Minh trị năm 1868 ở Nhật Bản có ý nghĩa
A. như một cuộc cách mạng vô sản.	B. như một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
C. như một cuộc cách mạng tư sản.	D. như một cuộc cách mạng văn hoá.
Câu 28: Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ Latinh đứng trước thách thức gì?
A. Mĩ tìm mọi cách bành trướng xâm lược các nước trong khu vực.
B. Hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh.
C. Các nước thực dân phương Tây tìm cách quay trở lại.
D. Nạn đói hoành hành.
Câu 29: Ai là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc?
A. Hồng Tú Toàn.	B. Lương Khải Siêu.	C. Tôn Trung Sơn.	D. Khang Hữu Vi.
Câu 30: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mang tính chất là một cuộc cách mạng
A. dân chủ tư sản triệt để	B. tư sản dân quyền.
C. tư sản.	D. xã hội chủ nghĩa.
Câu 31: Kẻ thù chung của cách mạng ba nước Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là
A. Pháp.	B. Anh.	C. Mĩ.	D. Đức .
Câu 32: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đấtCách mạng tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người”. Nhận định trên là của ai?
A. Lê Nin	B. Hồ Chí Minh.	C. Tôn Trung Sơn.	D. Ru dơ ven.
Câu 33: Chính sách kinh tế mới ở Nga năm 1921 đã tác động đến Trung Quốc, Cuba,Việt Nam như thế nào?
A. Để lại kinh nghiệm đối với công cuộc khôi phục đất nước sau chiến tranh.
B. Để lại bài học cho công cuộc chống thù trong giặc ngoài.
C. Để lại kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước.
D. Giúp nhân dân Xô viết hoàn thành công cuộc khôi phục.
Câu 34: Giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây là do
A. tiếp tục duy trì chế độ phong kiến.
B. dựa vào sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
C. đóng cửa, không cho thương nhân nước ngoài đến Xiêm để buôn bán.
D. tiến hành cải cách duy tân đất nước theo tấm gương Nhật Bản.
Câu 35: Trong quá trình chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới?
A. Đức tuyên chiến với Nga.
B. Mĩ tuyên chiến với Đức và đứng về phe Anh, Pháp, Nga.
C. Anh tuyên chiến với Đức.
D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docLICH SU 11_MA 742.doc