TRƯỜNG THPT QUANG HÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: GDCD 12 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 209 Họ, tên học sinh:.......................................................................... Lớp:............................................................................................. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án Câu 1: Quy phạm pháp luật là. A. Là tính đặc trưng của pháp luật. B. Là các quy phạm về đạo đức. C. Là những quy tắc xử sự chung. D. Là hệ thống pháp luật Việt Nam. Câu 2: Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị: A. Cải tạo không giam giữ đến hai năm. B. Phạt cảnh cáo. C. Phạt tù từ ba tháng đến hai năm. D. Tùy theo hậu quả mà áp dụng một trong các trường hợp trên. Câu 3: Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận ... giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. A. Bằng miệng. B. Bằng văn bản. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 4: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là: A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 18 tuổi trở lên. C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ 18 tuổi trở lên. Câu 5: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là: A. Các thành viên trong gia đình bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng, không phân biệt đối xử, trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. B. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình. C. Vợ, chồng có trách nhiệm với nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình. D. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình. Câu 6: Pháp luật có mấy đặc trưng: A. 5 B. 3 C. 2. D. 4 Câu 7: Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất những người thuộc đối tượng: A. Sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. B. Đang thực hiện tội phạm. C. Đang bị truy nã. D. Tất cả các đối tượng trên. Câu 8: Học sinh đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm là vi phạm: A. Hình sự. B. Kỉ luật. C. Hành chính. D. Dân sự. Câu 9: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự? A. Đi ngược chiều. B. Cắt trộm cáp dây điện. C. Vượt đèn đỏ, gây tai nạn. D. Tụ tập và gây gối trật tự công cộng. Câu 10: Các văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi diễn đạt phải.., .để người bình thường đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác các quy phạm pháp luật. A. chính xác, một nghĩa B. minh bạch, cụ thể C. trung thực, một nghĩa D. rõ ràng, nhiều nghĩa Câu 11: Chỉ ra đâu là văn bản quy phạm pháp luật A. Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam B. Điều lệ của Đoàn TNCS HCM C. Nội quy của trường D. Luật hôn nhân gia đình Câu 12: Pháp luật không điều chỉnh quan hệ xã hội nào dưới đây ? A. Quan hệ hôn nhân - gia đình. B. Quan hệ kinh tế. C. Quan hệ tình yêu nam - nữ. D. Quan hệ lao động. Câu 13: Theo quy định của Luật Hình sự, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không? A. Không. B. Tuỳ từng trường hợp. C. Có. D. Tất cả đều sai. Câu 14: Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện: A. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần. B. Lao động nam được hưởng ưu tiên hơn lao động nữ vì lao động nam khỏe hơn. C. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động như nhau. D. Tất cả đều đúng. Câu 15: Thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc? A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ. B. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ, tạo điều kiện để phát triển. C. Các dân tộc được nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng. D. Các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện để phát triển. Câu 16: A và B đua xe, lạng lách đánh võng trên đường và bị CSGT xử lý. Theo em A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào ? A. Phạt tiền, giam xe. B. Cảnh cáo, giam xe. C. Cảnh cáo, phạt tiền. D. Cảnh cáo, phạt tiền, giam xe. Câu 17: Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là: A. Nghị định của chính phủ B. Hiến pháp, luật và pháp lệnh C. Hiến pháp và luật D. Hiến pháp Câu 18: Người nào có điều kiện mà không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm dẫn đến hậu quả người đó chết thì: A. Vi phạm pháp luật hành chính. B. Vi phạm pháp luật hình sự. C. Bị xử phạt hành chính. D. Vi phạm pháp luật dân sự. Câu 19: Một trong những tôn giáo có nguồn gốc nội sinh từ Việt Nam là: A. Phật giáo. B. Thiên Chúa giáo. C. Thờ cúng Tổ tiên. D. Đạo Cao Đài. Câu 20: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là: A. Từ đủ 16 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên C. Từ 18 tuổi trở lên D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 21: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật là: A. Từ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 22: Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là: A. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng. B. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn. C. Những tài sản có trong gia đình. D. Tất cả phương án trên. Câu 23: Khi công dân giao kết được một hợp đồng lao động, có nghĩa là: A. Bắt đầu có thu nhập. B. Có vị trí đứng trong xã hội. C. Có việc làm ổn định. D. Xác lập được một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh. Câu 24: “Tự tiện bắt và giam, giữ người là hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh” là một nội dung thuộc: A. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân B. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân C. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân D. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân Câu 25: Trong các hành vi sau đây hành vi nào là hành vi áp dụng pháp luật A. Các doanh nghiệp đang lần lượt xếp hàng chờ đóng thuế. B. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân Tân Hùng khai trương và nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng. C. Trên đường mọi người đang tham gia giao thông. D. Tòa án ra quyết định công nhận sự thuận tình li hôn của anh A và chị B. Câu 26: Các quyền tự do cơ bản của công dân là các quyền được ghi nhận trong Hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ giữa: A. Nhà nước với công dân. B. Công dân với công dân. C. Cả A và B đều sai. D. Cả A và B đều đúng. Câu 27: Hình phạt cao nhất của bộ luật hình sự là án tử hình được áp dụng cho người phạm tội từ: A. Đủ 20 tuổi trở lên. B. Đủ 18 tuổi trở lên. C. Đủ 16 tuổi trở lên. D. Đủ 17 tuổi trở lên. Câu 28: Trong đời sống xã hội vai trò của pháp luật được xem xét từ mấy góc độ: A. 3 B. 4 C. 5 D. 2. Câu 29: Vi phạm hình sự là. A. Hành vi vi phạm đến danh dự và nhân phẩm người khác. B. Hành vi xâm phạn đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. C. Hành vi phạm tội quy định trong bộ luật hình sự. D. Hành vi vi phạm pháp luật. Câu 30: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ. A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. B. Tham gia quản lý nhà nước. C. Tham gia các hoạt động xã hội. D. Tham gia bầu cử, ứng cử. Câu 31: Trong các hành vi sau đây hành vi nào vi phạm pháp luật về mặt hành chính ? A. Lợi dụng chức vụ chiếm đọat số tiền lớn 200 triệu VNĐ của nhà nước. B. Phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn chết người. C. Tháo trộm các ốc vít trên đường ray xe lửa. D. Đánh người gây thương tích dưới 11%. Câu 32: Đâu là vai trò của pháp luật A. Để phát triển nền kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh B. Là điều kiện công dân phát triển. C. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội. D. Để bảo đảm công bằng xã hội. Câu 33: Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người: A. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. B. Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật. C. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma tuý. D. Bắt giam người khi người này có người thân phạm pháp luật. Câu 34: Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, có nghĩa là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 35: Công dân bình đẳng trước pháp luật là: A. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia. B. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. C. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo. D. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống. Câu 36: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những.......... của công dân: A. Quyền chính đáng. B. Quyền thiêng liêng. C. Quyền cơ bản. D. Quyền hợp pháp. Câu 37: Có mấy nội dung bình đẳng trong lao động : A. Bốn nội dung B. Ba nội dung C. Năm nội dung D. Hai nội dung . Câu 38: Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người: A. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. B. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma tuý. C. Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật. D. Bắt giam người khi người này có người thân phạm pháp luật. Câu 39: Sản xuất hàng giả có giá trị dưới 30 triệu đồng được coi là vi phạm: A. Kỉ luật. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Hình sự. Câu 40: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới .. A. Các quy tắc quản lý nhà nước. B. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. C. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. Tất cả các phương án trên. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: