Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 10 - Mã đề 101 - Trường THPT Anh Sơn 1

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 757Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 10 - Mã đề 101 - Trường THPT Anh Sơn 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 10 - Mã đề 101 - Trường THPT Anh Sơn 1
Sở GD-ĐT Nghệ An Kiểm tra học kỳ I
Trường THPT Anh Sơn I Môn : GDCD lớp 10 ( Mã đề 101)
 Tiết ppct : 18
I/ Trắc nghiệm : (6 diểm ) Em hãy chọn đáp án đúng nhất và đánh dấu X vào ô tương ứng 
Câu 1: Thế giới khách quan bao gồm :
a- Giới tự nhiên b- Đời sống xã hội 
c- Tư duy con người d- Cả 3 phương án trên 
Câu 2 : Hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó, gọi là ; 
a- Sinh học b- Triết học 	
c- Văn học c- Sử học 
Câu 3 : Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người, triết học có vai trò là 
a- Thế giới quan b- Phương pháp luận 
c- Thế giới quan và phương pháp luận d- Khoa học của mọi khoa học 
Câu 4: Thế giới quan của con người :
a- Quan điểm cách nhìn về các sự vật cụ thể 
b- Quan điểm cách nhìn về thế giới tự nhiên
c- Quan điểm cách nhìn can bản về thế giới xung quanh 
d- Quan điểm niềm tin định hướng cho hoạt động của con người trong cuộc sống 
Câu 5: Vấn đề cơ bản của triết học là : 
a- Quan hệ giữa vật chất và vận động 
b- Quan hệ giữa vật chất và ý thức 
c- Quan hệ giữa lý luận và thực tiễn 
d- Quan hệ giữa phép biện chứng và phép siêu hình 
Câu 6 : Những câu nào sau đây không có yếu tố biện chứng : 
a- Rút dây động rừng b- Môi hở răng lạnh 
c- Trời sinh voi trời sinh cỏ c- Có thực mới vực được đạo 
Câu 7 : Sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên do 
a- Trí tuệ con người tạo ra b- thượng đế tạo ra 
c- Tự có, luôn tuân theo những quy luật riêng của chúng d- Thần trụ trời tạo ra 
Câu 8 : Bằng khoa học kỷ thuật con người có thể tác động vào giới tự nhiên như tạo ra mưa nhân tạo, làm tan mưa, tăng năng suất giống cây trồng, vật nuôi .......điều đó có nghĩa là : 
a- Con người quyết định những quy luật đó theo ý muốn chủ quan 
b- Con người thay đổi những quy luật đó theo ý muốn chủ quan 
c- Con người quyết định, thay đổi những quy luật đó theo ý muốn chủ quan 
d- Con người tác động vào giới tự nhiên dựa trên việc nắm bắt và vận dụng các quy luật của giới tự nhiên mà không thể thay đổi những quy luật đó 
Câu 9: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên bởi : 
a- Con người sống theo bản năng 
b- Con người thích nghi thụ động với giới tự nhiên 
c- Con người tồn tại trong môi trường và cùng phát triển cùng với môi trường tự nhiên 
d- Con người được tạo bởi 1 sức mạnh thần bí 
Câu 10: Xét đến cùng để tồn tại, xã hội loài người phải dựa vào :
a- Các quan hệ xã hội b- Giới tự nhiên 
c- Khoa học kỷ thuật d- Thượng đế 
Câu 11 : Con người có thể và làm chủ và cải tạo thế giới khách quan bởi vì :
a- Con người có khả năng nhận thức vận dụng và cải tạo thế giới khách quan 
b- ý chí con người có thể thay đổi được thế giới khách quan 
c- Con người có thể phát huy tính năng động chủ quan để cải tạo thế giới khách quan 
d- Thượng đế giúp con người chinh phục thế giới khách quan 
Câu 12: Trong đoạn thơ : "Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ 
 Kiên quyết không ngừng thế tiến công
 Lạc nước hai xe đành bỏ phí
 Gặp thời, một tốt cũng thành công"
 Bác Hồ dạy chúng ta : 
a- Cách chơi cờ b- Phải luôn suy nghĩ 
c- Tiến công liên tục khi chơi cờ d- Phương pháp nhận thức và vận dụng quy luật 
Câu 13: Theo quan điểm của Triết học Mác- Lênin, vận động là :
a- Mọi sự thay đổi về vị trí của các sự vật, hiện tượng 
b- Mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật, hiện tượng 
c- Mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng 
d- Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng 
Câu 14 : Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là 
a- Tính thực tại khách quan b- Tính quy luật 
c- Vận động d- Không thể nhận thức được 
Câu 15: Câu thơ sau đây của Bác Hồ nói về nội dung gì của Triết học: 
"Sự vật vần xoay đà định sẵn
Hết mưa là nắng hửng lên thôi "
a- Thuộc tính khách quan của giới tự nhiên b- Thuộc tính vận động của giới tự nhiên 
c- Thuộc tính cơ bản của giới tự nhiên d- Thuộc tính vật lý của giới tự nhiên 
Câu 16 : Trong các dạng vận động dưới đay dạng vận động nào được xem là sự phát triển ?
a- Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi trong năm 
b- Chiếc xe ô tô từ điểm A đến điểm B
c- Tư duy trong quá trình học tập 
d- Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó 
Câu 17: Phát ttriển là quá trình diễn ra: 
a- Theo đường vòng khép kín 
b- Theo đường pa ra bôn
c- Theo đường thẳng tắp 
d- Theo đường quanh co, khúc khuỷu, phức tạp có khi có bước thụt lùi tạm thời 
Câu 18: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, khái niệm mâu thuẫn là : 
a- Những quan điểm tư tưởng, trước sau không nhất quán 
b- Hai mặt vừa đối lập, vừa thống nhất bên trong sự vật, hiện tượng 
c- Một chỉnh thể, trong đó hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau 
d- Quan hệ đấu tranh lẫn nhau của hai mặt đối lập trong sự vật hiện tượng 
Câu 19: Trong những cặp khái niệm dưới đây cặp nào thể hiện các mặt đối lập theo nghĩa triết học :
a- Trắng - đen b- Trên - dưới 
c- Tiến bộ - lạc hậu d- To - nhỏ 
Câu 20: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là :
a- Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong 
b- Sự vật, hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ 
c- Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới 
d- Sự vật, hiện tượng không còn các mặt đối lập 
Câu 21: Bàn về sự phát triển V.I Lê-nin viết : "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập ". Câu đó Lê-nin bàn về :
a- Hình thức của sự phát triển b- Nội dung của sự phát triển 
c- Điều kiện của sự phát triển d- Nguyên nhân của sự phát triển 
Câu 22: Trong Triết học, khái niệm chất có nghĩa là :
a- Độ tốt, xấu của sự vật, hiện tượng 
b- Tính hiệu quả (có chất lượng ) của hoạt động 
c- Vật liệu cấu thành sự vật 
d- Những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng , tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác
Câu 23: Các ví dụ sau VD nào chỉ lượng : 
a- Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63.54ĐVC, nhiệt độ nóng chảy là 10530c...
b- Đến 16/8/2006 dân số Việt Nam đạt 84 triệu người 
c- ớt cay 
d- Bạn A là học sinh chăm ngoan 
Câu 24: Ví dụ nào sau đây nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất 
a- Học sinh lớp 10 có chín tháng học : từ tháng 9 đến tháng 5
b- Trong điều kiện bình thường tăng nhiệt độ của nước từ 100C lên 900C
c- Năm học lớp 9 bạn học chăm, có ý thức rèn luyện nên đợt kỷ niệm thành lập đoàn bạn được kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 
d- Học sinh lớp 9 lên lớp 10 lượng kiến thức, thời gian học nhiều hơn
Câu 25: Độ của sự vật hiện tượng là 
a- Sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng 
b- Giới hạn của sự vật, hiện tượng 
c- Sự thống nhất, liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng 
d- Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất 
Câu 26: Hãy chỉ rõ những VD sau đây VD nào là phủ định biện chứng 
Để hội nhập về văn hóa với thế giới chúng ta cần :
a- Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa thời phong kiến 
b- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm dà bản sắc dân tộc 
c- Tiếp thu tất cả các nền văn hóa của thế giới 
d- Phát triển một số loại hình văn hóa đặc sắc của dân tộc 
Câu 27: Cơ sở của sự thống giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là :
a- Thế giới vật chất tồn tại khách quan 
b- Tài liệu cảm tính có thể tin cậy và phong phú 
c- Thực tiễn xã hội 
d- Tính năng động chủ quan của con người 
Câu 28 : Đoạn văn sau đây của Bác Hồ muốn nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn :"Tiếc vì các kế hoạch đó đều chủ quan, không căn cứ vào thực tế, cho nên một khi gặp sự thử thách như trận địch tấn công vừa rồi thì tản loạn hết ..."
a- Tiêu chuẩn của chân lý b- Cơ sở của nhận thức 
c- Động lực của nhận thức d- Mục đích của nhận thức 
Câu 29: Trong lời kêu goi Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 Bác Hồ viết :"Giờ cứu nước đã đến. Chúng ta thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng để gìn giữ đất nước 
	Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một tấm lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta " nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn :
a- Tiêu chuẩn của chân lý b- Cơ sở của nhận thức 
c- Động lực của nhận thức d- Mục đích của nhận thức 
Câu 30: Nhà Bác học Ga li lê đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô-péc-Ních là đúng và còn bổ sung :" Mặt trời còn tự quay quanh trục của nó" nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn ?
a- Tiêu chuẩn của chân lý b- Cơ sở của nhận thức 
c- Động lực của nhận thức d- Mục đích của nhận thức 
II/ Tự luận ( 4 điểm ) 
Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là gì ? Nêu một số ví dụ để chứng minh.
Phiếu trả lời mã đề .............
Họ và tên : ........................................................Lớp : .........................
Điểm
nhận xét của giáo viên
 Phần I/ Trắc nghiệm khách quan( Trả lời bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng)
 câu 
ĐA 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
A
B
C
D
 câu
ĐA 
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
A
B
C
D
Phần tự luận
Sở GD-ĐT Nghệ An Kiểm tra học kỳ I
Trường THPT Anh Sơn I Môn : GDCD lớp 10 ( Mã đề 202)
I/ Trắc nghiệm : (6 diểm ) Em hãy chọn đáp án đúng nhất và đánh dấu X vào ô tương ứng 
Câu 1: Thế giới khách quan bao gồm :
a- Giới tự nhiên b- Đời sống xã hội 
c- Tư duy con người d- Cả 3 phương án trên 
Câu 2: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là :
a- Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong 
b- Sự vật, hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ 
c- Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới 
d- Sự vật, hiện tượng không còn các mặt đối lập 
Câu 3 : Con người có thể và làm chủ và cải tạo thế giới khách quan bởi vì :
a- Con người có khả năng nhận thức vận dụng và cải tạo thế giới khách quan 
b- ý chí con người có thể thay đổi được thế giới khách quan 
c- Con người có thể phát huy tính năng động chủ quan để cải tạo thế giới khách quan 
d- Thượng đế giúp con người chinh phục thế giới khách quan 
Câu 4: Cơ sở của sự thống giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là :
a- Thế giới vật chất tồn tại khách quan 
b- Tài liệu cảm tính có thể tin cậy và phong phú 
c- Thực tiễn xã hội 
d- Tính năng động chủ quan của con người 
Câu 5: Câu thơ sau đây của Bác Hồ nói về nội dung gì của Triết học: 
 "Sự vật vần xoay đà định sẵn
 Hết mưa là nắng hửng lên thôi "
a- Thuộc tính khách quan của giới tự nhiên b- Thuộc tính vận động của giới tự nhiên 
c- Thuộc tính cơ bản của giới tự nhiên d- Thuộc tính vật lý của giới tự nhiên 
Câu 6: Thế giới quan của con người :
a- Quan điểm cách nhìn về các sự vật cụ thể 
b- Quan điểm cách nhìn về thế giới tự nhiên
c- Quan điểm cách nhìn can bản về thế giới xung quanh 
d- Quan điểm niềm tin định hướng cho hoạt động của con người trong cuộc sống 
Câu 7: Bàn về sự phát triển V.I Lê-nin viết : "Sự phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập ". Câu đó Lê-nin bàn về :
a- hình thức của sự phát triển b- Nội dung của sự phát triển 
c- Điều kiện của sự phát triển d- Nguyên nhân của sự phát triển 
Câu 8 : Hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó, gọi là ; 
a- Sinh học b- Triết học 
c- Văn học c- Sử học 
Câu 9: Con người là sản phẩm của giới tự nhiên bởi : 
a- Con người sống theo bản năng 
b- Con người thích nghi thụ động với giới tự nhiên 
c- Con người tồn tại trong môi trường và cùng phát triển cùng với môi trường tự nhiên 
d- Con người được tạo bởi 1 sức mạnh thần bí 
Câu 10 : Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người, triết học có vai trò là 
a- Thế giới quan b- Phương pháp luận 
c- Thế giới quan và phương pháp luận d- Khoa học của mọi khoa học 
Câu 11: Nhà Bác học Ga li lê đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô-péc-Ních là đúng và còn bổ sung :" Mặt trời còn tự quay quanh trục của nó" nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn ?
a- Tiêu chuẩn của chân lý b- Cơ sở của nhận thức 
c- Động lực của nhận thức d- Mục đích của nhận thức 
Câu 12 : Vấn đề cơ bản của triết học là : 
a- Quan hệ giữa vật chất và vận động 
b- Quan hệ giữa vật chất và ý thức 
c- Quan hệ giữa lý luận và thực tiễn 
d- Quan hệ giữa phép biện chứng và phép siêu hình 
Câu 13: Trong đoạn thơ : "Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ 
 Kiên quyết không ngừng thế tiến công
 Lạc nước hai xe đành bỏ phí
 Gặp thời, một tốt cũng thành công"
 Bác Hồ dạy chúng ta : 
a- Cách chơi cờ b- Phải luôn suy nghĩ 
c- Tiến công liên tục khi chơi cờ d- Phương pháp nhận thức và vận dụng quy luật 
Câu 14: Độ của sự vật hiện tượng là 
a- Sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng 
b- Giới hạn của sự vật, hiện tượng 
c- Sự thống nhất, liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng 
d- Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất 
Câu 15 : Những câu nào sau đây không có yếu tố biện chứng : 
a- Rút dây động rừng b- Môi hở răng lạnh 
c- Trời sinh voi trời sinh cỏ c- Có thực mới vực được đạo 
Câu 16 : Bằng khoa học kỷ thuật con người có thể tác động vào giới tự nhiên như tạo ra mưa nhân tạo, làm tan mưa, tăng năng suất giống cây trồng, vật nuôi .......điều đó có nghĩa là : 
a- Con người quyết định những quy luật đó theo ý muốn chủ quan 
b- Con người thay đổi những quy luật đó theo ý muốn chủ quan 
c- Con người quyết định, thay đổi những quy luật đó theo ý muốn chủ quan 
d- Con người tác động vào giới tự nhiên dựa trên việc nắm bắt và vận dụng các quy luật của giới tự nhiên mà không thể thay đổi những quy luật đó 
Câu 17 : Đoạn văn sau đây của Bác Hồ muốn nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn :"Tiếc vì các kế hoạch đó đều chủ quan, không căn cứ vào thực tế, cho nên một khi gặp sự thử thách như trận địch tấn công vừa rồi thì tản loạn hết ..."
a- Tiêu chuẩn của chân lý b- Cơ sở của nhận thức 
c- Động lực của nhận thức d- Mục đích của nhận thức 
Câu 18: Trong Triết học, khái niệm chất có nghĩa là :
a- Độ tốt, xấu của sự vật, hiện tượng 
b- Tính hiệu quả (có chất lượng ) của hoạt động 
c- Vật liệu cấu thành sự vật 
d- Những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng , tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác
Câu 19: Theo quan điểm của Triết học Mác- Lênin, vận động là :
a- Mọi sự thay đổi về vị trí của các sự vật, hiện tượng 
b- Mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật, hiện tượng 
c- Mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng 
d- Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng 
Câu 20: Xét đến cùng để tồn tại, xã hội loài người phải dựa vào :
a- Các quan hệ xã hội b- Giới tự nhiên 
c- Khoa học kỷ thuật d- Thượng đế 
Câu 21 : Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là 
a- Tính thực tại khách quan b- Tính quy luật 
c- Vận động d- Không thể nhận thức được 
Câu 22 : Trong các dạng vận động dưới đay dạng vận động nào được xem là sự phát triển ?
a- Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi trong năm 
b- Chiếc xe ô tô từ điểm A đến điểm B
c- Tư duy trong quá trình học tập 
d- Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó 
Câu 23: Phát ttriển là quá trình diễn ra: 
a- Theo đường vòng khép kín 
b- Theo đường pa ra bôn
c- Theo đường thẳng tắp 
d- Theo đường quanh co, khúc khuỷu, phức tạp có khi có bước thụt lùi tạm thời 
Câu 24: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, khái niệm mâu thuẫn là : 
a- Những quan điểm tư tưởng, trước sau không nhất quán 
b- Hai mặt vừa đối lập, vừa thống nhất bên trong sự vật, hiện tượng 
c- Một chỉnh thể, trong đó hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau 
d- Quan hệ đấu tranh lẫn nhau của hai mặt đối lập trong sự vật hiện tượng 
Câu 25: Trong những cặp khái niệm dưới đây cặp nào thể hiện các mặt đối lập theo nghĩa triết học :
a- Trắng - đen b- Trên - dưới 
c- Tiến bộ - lạc hậu d- To - nhỏ 
Câu 26: Hãy chỉ lượng của các ví dụ sau : 
a- Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63.54ĐVC, nhiệt độ nóng chảy là 10530c...
b- Đến 16/8/2006 dân số Việt Nam đạt 84 triệu người 
c- ớt cay 
d- Bạn A là học sinh chăm ngoan 
Câu 27: Theo quan điểm của Triết học Mác- Lênin, vận động là :
a- Mọi sự thay đổi về vị trí của các sự vật, hiện tượng 
b- Mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật, hiện tượng 
c- Mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng 
d- Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng 
Câu 28: Hãy chỉ rõ những VD sau đây VD nào là phủ định biện chứng 
 Để hội nhập về văn hóa với thế giới chúng ta cần :
a- Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa thời phong kiến 
b- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm dà bản sắc dân tộc 
c- Tiếp thu tất cả các nền văn hóa của thế giới 
d- Phát triển một số loại hình văn hóa đặc sắc của dân tộc 
Câu 29: Sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên do 
a- Trí tuệ con người tạo ra b- thượng đế tạo ra 
c- Tự có, luôn tuân theo những quy luật riêng của chúng d- Thần trụ trời tạo ra 
Câu 30: Trong lời kêu goi Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 Bác Hồ viết :"Giờ cứu nước đã đến. Ta thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng để gìn giữ đất nước 
	Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một tấm lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta " nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn :
a- Tiêu chuẩn của chân lý b- Cơ sở của nhận thức 
c- Động lực của nhận thức d- Mục đích của nhận thức 
II/ Tự luận ( 4 điểm ) 
Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là gì ? Nêu một số ví dụ để chứng minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_KHOI_11.doc