Ngày soạn: 25 / 10 / 2016 Ngày kiểm tra: / /2016 Tiết 10: KIỂM TRA 45 PHÚT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Giúp hs ôn tập lại kiến thức từ tiết 1 – 7 .Thông qua bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của hs từ đó có phương hướng cho các bài học sau. 2. Kĩ năng : - Từ những kiến thức đã được học, hs hoàn thành bài kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức tự giác , tích cực , trung thực trong giờ kiểm tra . - Hs nghiêm túc trong giờ kiểm tra. II. CHUẨN BỊ : Gv : Đề kiểm tra 45phút Hs : Giấy kiểm tra, bút, nháp III. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC. - Hs rèn luyện kĩ năng tư duy, biết phân tích đánh giá sự việc. - Rèn kĩ năng giải các bài tập tình huống. IV. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC. - Phương pháp trả lời câu hỏi trắc nghiệm. - Phương pháp tư duy giải các bài tập tình huống V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Phát đề cho học sinh: - Yêu cầu HS trật tự, ngồi tại chỗ. - Giáo viên lần lượt phát bài đến tận chỗ ngồi. 2. Quán xuyến học sinh: - GV nhắc laị quy chế thi, yêu cầu HS trật tự, làm bài nghiêm túc. 3. Thu bài: - GV yêu cầu HS bỏ bút xuống khi nghe trống báo hết giờ. - HS ngồi tại chỗ, GV đi thu lần lượt. 4. Hoạt động tiếp nối: - Các em về nhà chuẩn bị bài 4 theo nội dung SGK. ĐỀ BÀI PHẦN TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu ý em cho là đúng ở các câu 1,2,3) Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện sự thiếu tự tin? A. Nhìn thẳng vào mắt người nói chuyện. B. Miệng luôn tươi cười khi trò chuyện với mọi người. C. Luôn lảng tránh ánh mắt của mọi người khi trò chuyện. D. Giơ tay thẳng khi muốn có ý kiến Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện sự thiếu tự trọng? A. Hoàn thành nhiệm vụ được giao B. Luôn trông chờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác. C. Luôn phấn đấu hoàn thiện mình D. Không đòi hỏi quá mức so với cống hiến Câu 3: Câu danh ngôn sau liên quan đến phẩm chất đạo đức nào mà chúng ta đã học? “ Hỏi một câu chỉ dốt trong chốc lát, không dám hỏi sẽ dốt nát suốt đời” Sống giản dị Khiêm tốn Tự trọng Yêu thương con người Câu 4: Trong các biểu hiện sau đây, theo em biểu hiện nào nói lên tính giản dị? (Đánh dấu X vào ô em đồng ý) Câu Nội dung Đúng A Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy. B Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. C Nói năng cộc lốc, trống không. D Thân thiện, chan hòa với mọi người. E Luôn chân thành, cởi mở với mọi người. F Tổ chức sinh nhật linh đình. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: a. Lòng yêu thương con người được biểu hiện thông qua những gì? Nêu ví dụ cụ thể? b. Yêu thương con người đem lại điều gì cho con người ( người làm, người nhận và cả những người xung quanh)? Câu 2: Giản dị có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Câu 3: Cho tình huống: Vào giờ kiểm tra 15 phút, giáo viên đưa ra 3 loại đề khác nhau rồi nói: Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó, nếu làm hết em sẽ được 10 điểm. Đề thứ 2 có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ. Đề thứ 3 có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ. Các em được quyền lựa chọn đề cho mình. Trong 3 đề kiểm tra đó em sẽ lựa chọn đề nào? Tại sao em lại lựa chọn đề kiểm tra đó? HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: B Câu 4: B, D, E II. PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm 1 3.5 điểm - Lòng yêu thương con người được biểu hiện thông qua: Hành động, lời nói, thái độ, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt Ví dụ: Mua tăm ủng hộ người mù, hỏi thăm, động viên người gặp khó khăn, lời nói ân cần nhẹ nhàng, cử chỉ thân thiện. - Yêu thương con người đem lại điều gì cho con người: + Người được nhận:Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn thử thách, gian khổ trong cuộc sống. + Người thể hiện: Được mọi người yêu quý, kính trọng, góp phần làm cho xã hội trong sáng, lành mạnh. + Những người xung quanh: Làm cho mọi thấy được sự cần thiết phải biết yêu thương những người xung quanh. => Đây là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. 0.5 1.0 0.5 0.5 0.5 0.5 2 2.0 điểm Giản dị có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống hàng ngày: - Giúp ta dễ dàng hòa nhập, hòa đồng với cộng đồng, với xã hội. - Giúp ta không phức tạp hóa vấn đề, vì thế cuộc sống của họ trở nên thanh thản hơn. - Được mọi người yêu mến, quý trọng. - Giúp ta tiết kiệm thời gian, của cải và vì thế có thể đầu tư nhiều hơn cho công việc, cho những việc hữu ích. 0.5 0.5 0.5 0.5 3 1.5 điểm Tùy vào năng lực của học sinh, các em tự lựa chọn phương án trả lời. Phần giải thích cần phải phù hợp với năng lực và sự lựa chọn. 0.5 1.0 Ký duyệt Ngày tháng 10 năm 2016 Bùi Thị Huyên Thứ ngày tháng năm 2016 Họ và tên.. Lớp 7 Bài kiểm tra giữa kỳ I Môn: GDCD Điểm Lời nhận xét của giáo viên BÀI LÀM PHẦN TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu ý em cho là đúng ở các câu 1,2,3) Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện sự thiếu tự tin? A. Nhìn thẳng vào mắt người nói chuyện. B. Miệng luôn tươi cười khi trò chuyện với mọi người. C. Luôn lảng tránh ánh mắt của mọi người khi trò chuyện. D. Giơ tay thẳng khi muốn có ý kiến Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện sự thiếu tự trọng? A. Hoàn thành nhiệm vụ được giao B. Luôn trông chờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác. C. Luôn phấn đấu hoàn thiện mình D. Không đòi hỏi quá mức so với cống hiến Câu 3: Câu danh ngôn sau liên quan đến phẩm chất đạo đức nào mà chúng ta đã học? “ Hỏi một câu chỉ dốt trong chốc lát, không dám hỏi sẽ dốt nát suốt đời” Sống giản dị Khiêm tốn Tự trọng Yêu thương con người Câu 4: Trong các biểu hiện sau đây, theo em biểu hiện nào nói lên tính giản dị? (Đánh dấu X vào ô em đồng ý) Câu Nội dung Đúng A Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy. B Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. C Nói năng cộc lốc, trống không. D Thân thiện, chan hòa với mọi người. E Luôn chân thành, cởi mở với mọi người. F Tổ chức sinh nhật linh đình. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: a. Lòng yêu thương con người được biểu hiện thông qua những gì? Nêu ví dụ cụ thể? b. Yêu thương con người đem lại điều gì cho con người ( người làm, người nhận và cả những người xung quanh)? Câu 2: Giản dị có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Câu 3: Cho tình huống: Vào giờ kiểm tra 15 phút, giáo viên đưa ra 3 loại đề khác nhau rồi nói: Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó, nếu làm hết em sẽ được 10 điểm. Đề thứ 2 có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ. Đề thứ 3 có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ. Các em được quyền lựa chọn đề cho mình. Trong 3 đề kiểm tra đó em sẽ lựa chọn đề nào? Tại sao em lại lựa chọn đề kiểm tra đó?
Tài liệu đính kèm: