MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KỲ I ( NH 2015-2016) MÔN GDCD 8 Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm TN TL TN TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL 1/ Tôn trọng lẽ phải Số câu Số điểm 1 0.25 đ 1 0.25 đ 2/ Liêm khiết Số câu Số điểm 1 0.25 đ 1 0.25 đ 3/ Tôn trọng người khác. Số câu Số điểm 1 0.25 đ 1 0.25 đ 4/ Tôn trọng và học hỏi dân tộc khác. Số câu Số điểm 1 0.25 đ 1 0.25 đ 5/ Giữ chữ tín. Số câu Số điểm 1 0.25 đ 1 0.25 đ 6/ Quyền và nghĩa vụ .. gia đình. Số câu Số điểm 2 0.5đ 2 0.5đ 1 2.0đ 5 3.0 đ 7/ Lao động tự giác, sáng tạo. Số câu Số điểm 1 0.25đ 1 0.25đ 8/ Góp phần xây dựng nếp sống... dân cư. Số câu Số điểm 1 2.5đ 1 2.5đ 9/ Tự lập Số câu Số điểm 1 0.25đ 1 1.5đ 1 1.0đ 3 3.25đ 10/ Tự tin Số câu Số điểm 1 0.25đ 1 0.25đ TS câu Số điểm: Tỉ lệ: 7 câu 1.75 đ 17.5% 5 câu 1.25 đ 12.5% 2 câu 3.5 đ 35 % 2 câu 3.5 đ 35% 16 câu 10đ 100% PHÒNG GD&ĐT BÀU BÀNG. TRƯỜNG THCS TRỪ VĂN THỐ. KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn : GDCD 8 Thời gian: 60 phút ( không kể phát đề) Ngày: ./../ 2015 I/ Phần trắc nghiệm(3đ). Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Câu nào sau đây nói về phẩm chất tôn trọng lẽ phải: a/ Nói thật không sợ mất lòng. b/ Nhất bên trọng, nhất bên khinh. c/ Cái khó ló cái khôn. d/ Ngậm miệng ăn tiền. Câu 2: Câu nào sau đây nói về tính liêm khiết: a/ Ăn vóc học hay. b/ Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy. c/ Không tham không giàu. d/ Tham sinh úy tử. Câu 3: Khái niệm nào sau đây có nội dung gần với tự giác: a/ Tự tiện. b/ Tự lập. c/ Tự kiêu. d/ Tự hào Câu 4: Người “ba phải” là người: a/ Luôn cho mình là đúng. b/ Luôn nhìn thấy mặt tốt của người khác. c/ Chỉ nhìn thấy cái sai của người khác. d/ Thường không phân biệt được đúng, sai Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là không tôn trọng người khác: a/ Lắng nghe ý kiến của người khác. b/ Chú ý nghe giảng trong giờ học. c/ Nói xấu người khác. d/ Luôn vâng lời thầy, cô. Câu 6: Ý nào sau đây em không đồng tình: a/ Tự giác và sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ nhau. b/ Học tập là loại lao động trí tuệ đặc biệt. c/ Tự giác và sáng tạo là do ý thức của mỗi người, không cần phải rèn luyện. d/ Lao động là điều kiện và phương tiện cho con người và xã hội phát triển. Câu 7: Bên cạnh việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, mỗi chúng ta cần phải thể hiện được: a/ Sự đoàn kết dân tộc. b/ Truyền thống sẵn có của dân tộc mình. c/ Lòng tự tôn dân tộc. d/ Lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. Câu 8: Điền từ còn thiếu trong câu sau: “ ..là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết . ..và biết tin tưởng nhau” Câu 9: Hãy nối mỗi thông tin ở cột A sao cho tương ứng với mỗi thông tin ở cột B? Cột A Cột B 1/ Gia đình là A/ Phải thương yêu, chung thủy, tôn trọng nhau. 2/ Pháp luật qui định cha, mẹ B/ Tế bào của xã hội. 3/ Vợ, chồng C/ Có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. 4/ Các thànhviên trong gia đình D/ Không được phân biệt đối xử giữa các con. Nối : 1......; 2........; 3........; 4........ II/ Phần tự luận (7đ) Câu 1: Thế nào là tự lập? Biểu hiện của tự lập? Tại sao trong cuộc sống chúng ta tự lập? (1.5đ) Câu 2: Nêu qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con, cháu? (2đ) Câu 3: Nêu những biểu hiện của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Bản thân em đã làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?(2.5đ) Câu 4: ( 1đ) Cho tình huống: Các bạn trong lớp tới rủ Lan đi học nhóm. Lan từ chối không tham gia vì bạn cho rằng học nhóm sẽ dẫn tới ỷ lại, dựa dẫm vào người khác do đó sẽ không rèn luyện được tính tự lập của mỗi người. Hỏi: Em có đồng ý ới quan điểm của Lan không? Vì sao? Hết ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN GDCD 8 Năm học 2015 -2016 Thời gian: 60 phút I/ Phần trắc nghiệm(3đ). Chọn câu trả lời đúng nhất rồi điền vào ô trống tương ứng: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Chọn a b b d c c d Giữ chữ tín, trọng lời hứa Nối: 1 với B; 2 với D ; 3 với A; 4 với C II/ Phần tự luận: (7đ) Câu 1: (1.5đ) * Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.(0.5đ) * Biểu hiện: Tự lập thể hiện sự tự tin bản lĩnh, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống.(0.5đ) * Ý nghĩa: Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.(0.5đ) Câu 2: (2đ) Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà : * Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được phân biệt đối xữ giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức.( 1đ) * Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom , chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng.(1đ) Câu 3: ( 2.5đ) Những biểu hiện góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: Là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục tạp quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng, chống các tệ nạn xã hội.( 1.5đ) Liên hệ bản thân: Học sinh cần tránh những việc làm xấu và tham gia những hoạt động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. ( Ví dụ: không sa vào các tệ nạn xã hội, giữ gìn vệ sinh nơi ở,) ( 1đ) Câu 4: Hs tự trả lời ( 1đ) Gợi ý: Không đồng tình vì học nhóm là hình thức mà bạn bè có thể chia sẻ, giúp đỡ, hổ trợ cho nhau trong quá trình học tập, bổ sung kiến thức cho nhau. Chỉ có chép bài của nhau mới dẫn tới sự ỷ lại, dựa dẫm..Ngoài ra, học nhóm còn có thể giúp chúng ta đạt được những kết quả tốt mà nếu chỉ có một mình chưa chắc chúng ta đã có được.
Tài liệu đính kèm: