Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Vĩnh Hưng

doc 18 trang Người đăng dothuong Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Vĩnh Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Vĩnh Hưng
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG 	 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
TRƯỜNG THCS VĨNH TRỊ	NĂM HỌC 2015 - 2016	
MÔN : GDCD 7
	THỜI GIAN: 45 PHÚT( Không kể viết đề )
Câu 1: Hãy nêu 4 biểu hiện của lối sống giản dị mà em biết? (2 điểm)
Câu 2. Trình bày ý nghĩa của trung thực? Sưu tầm 2 câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính trung thực? (3 điểm)
Câu 3: Sống yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào ? Nêu ít nhất 1 câu tục ngữ, ca dao về yêu thương con người (3 điểm) 
Câu 4: Tình huống: Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội 7A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý, với lý do Vân không phải là bạn thân của Toàn.
	Em hãy nhận xét hành vi của Toàn trong tình huấn trên? (2 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I GDCD 7.
NĂM HỌC 2015 - 2016
Câu 1: Hãy nêu 4 biểu hiện của lối sống giản dị mà em biết? (2 điểm)
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Tác phong đi đứng nghiêm trang, tự nhiên.
- Lời nói ngắn gọn, dể hiểu.
- Không đua đòi, ăn tiêu hoang phí...
( HS cho biểu hiện khác nếu đúng vẫn cho điểm)
Câu 2 : Vì sao chúng ta cần phải sống trung thực ?(3đ)
- Đối với cá nhân: Giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng. (1 điểm)
- Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. (1 điểm)
Hai câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính trung thực. 
 Tục ngữ: Cây ngay không sợ chết đứng. (0.5 điểm)
 Danh ngôn: Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác. (0.5 điểm)
( HS cho câu khác nếu đúng vẫn cho điểm)
Câu 3: Sống yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào ? Nêu ít nhất 1 câu tục ngữ, ca dao về yêu thương con người (3đ) 
 + Đối với cá nhân : Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, được mọi người yêu quý, kính trọng. (1đ)
+ Đối với xã hội : Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc ta, cần được giữ gìn và phát huy. Lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng (1đ)
+ “ Thương người như thể thương thân” (1đ)
( HS cho câu khác nếu đúng vẫn cho điểm)
Câu 4: 
- Hành vi của Toàn trong tình huống trên là: Toàn không có lòng yêu thương con người, vì lòng yêu thương con người là phải có sự chia sẻ, cảm thông, không phân biệt đối xử. (2 điểm)
 Học sinh có nhận xét khác đúng hoặc tương đương vẫn đạt điểm tối đa.
PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – KHỐI 7
 TRƯỜNG THCS VĨNH BÌNH 	 NĂM HỌC 2015 - 2016
	 MÔN: GDCD
	Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
	Đề:
Câu 1: Hãy nêu 4 biểu hiện của lối sống giản dị mà em biết? (2 điểm)
Câu 2: Thế nào là Tôn sư trọng đạo? Nêu ít nhât 3 biểu hiện của tôn sư trọng đạo mà em biết? (3 điểm)
Câu 3: Em hiểu gì về câu tục ngữ “ Cây ngay không sợ chết đứng”? (3 điểm)
CÂU HỎI KHÓ CHƯA PHÙ HỢP MỌI ĐỐI TƯỢNG 
Câu 4: Tình huống: Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội 7A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý, với lý do Vân không phải là bạn thân của Toàn.
	Em hãy nhận xét hành vi của Toàn trong tình huấn trên? (2 điểm)
---HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: Hãy nêu 4 biểu hiện của lối sống giản dị mà em biết? (2 điểm)
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Tác phong đi đứng nghiêm trang, tự nhiên.
- Lời nói ngắn gọn, dể hiểu.
- Không đua đòi, ăn tiêu hoang phí...
( HS cho biểu hiện khác nếu đúng vẫn cho điểm)
	Câu 2: Thế nào là Tôn sư trọng đạo? Nêu ít nhât 3 biểu hiện của tôn sư trọng đạo mà em biết? (3 điểm)
*HS nêu được tôn sư trọng đạo là: (1,5đ)	
- Là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi.
 - Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo.
 - Có những hành động đền đáp công ơn đáp công ơn của thầy cô giáo.
 ( mỗi ý 0,5 điểm)
*Biểu hiện: (1,5đ) ( mỗi ý 0,5 điểm)
 -Viết thư thăm hỏi thầy giáo, cô giáo cũ.
 - Kính trọng lễ phép với thầy cô.
 -Chăm ngoan học giỏi đẻ thầy cô vui lòng.
 ( Học sinh nêu biểu hiện khác đúng vẫn đạt điểm))
Câu 3: Em hiểu gì về câu tục ngữ “ Cây ngay không sợ chết đứng”? (3 điểm)
Câu tục ngữ muốn nói: nếu chúng ta sống ngay thẳng, thật thà không gian dối, hết sức trung thực thì những việc chúng ta làm dù có lúc người khác chưa hiểu nhưng rồi qua thời gian kiểm chứng người ta sẽ hiểu ra( Nếu học sinh nêu ý khác đúng vẫn có điểm)
 CÂU HỎI KHÓ CHƯA PHÙ HỢP MỌI ĐỐI TƯỢNG 
Câu 4: Tình huống: Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội 7A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý, với lý do Vân không phải là bạn thân của Toàn.
	Em hãy nhận xét hành vi của Toàn trong tình huấn trên? (2 điểm)
- Hành vi của Toàn trong tình huống trên là: Toàn không có lòng yêu thương con người, vì lòng yêu thương con người là phải có sự chia sẻ, cảm thong, không phân biệt đối xử. (2 điểm)
 Học sinh có nhận xét khác đúng hoặc tương đương vẫn đạt điểm tối đa.
PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I(2015- 2016)
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN MÔN GDCD - KHỐI 7
 ----o0o----	Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
ĐỀ:
1/Thế nào là tôn sư trọng đạo? ( 2 điểm)
2/Tục ngữ có câu : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Em hãy cho biết câu tục ngữ trên nói về đức tính nào ? Nêu khái niệm và những biểu hiện của đức tính ấy.(3đ)
3/ Hãy tìm ít nhất 4 câu tục ngữ, ca dao nói về lòng “Yêu thươngconngười”. Nêu hai việc làm thể hiện lòng yêu thương con người. (3đ).
4/Tình huống: Sau khi học xong bài “Trung thực”, Hải và Huy tranh luận. Hải cho rằng người trung thực là người nghĩ sao nói vậy. Huy cho rằng người trung thực không nhất thiết phải nói ra tất cả những gì mình đã nghĩ vào bất cứ lúc nào hay ở đâu, vì thế các cụ có câu “ Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Hải phản đối cách giải thích của Huy, vì bạn ấy cho rằng khi đã “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” rồi thì không thể coi là trung thực được nữa.
 Theo em, ý kiến bạn nào đúng? Tại sao?( 2 điểm)
 ----HẾT----	 
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7-- NĂM HỌC 2015-2016
1/Tôn sư trọng đạo là (2 điểm)
-Tôn trọng ,kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
-Coi trọng và làm theo những điều thầy vô dạy bảo.
-Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo.
Đúng 3 ý : 2 điểm
Đúng 2 ý : 1,5 điểm
Đúng 1 ý : 0,75 điểm
2/ Câu tục ngữ:“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nói về tính giản dị. (1đ)
+ Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội.(0,5đ)
+ Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh, thể hiện sự trung thực và trong sáng từ tác phong, đi đứng, cách ăn mặc, nói năng giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất. ng giản dị: là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân bản thân, gia đình và xã hội. (0,5đ)
-Những biểu hiện của giản dị: (1đ)
+ Không xa hoa lãng phí
+ Không cầu kì kiểu cách
( HS cho ý khác nếu đúng vẫn cho điểm)
3/ *Tìm 4 câu tục ngữ, ca dao về lòng “Yêu thương con người”( 2 điểm)
 - Thương người như thể thương thân.
 -Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
 -Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
 - Một miếng khi đói ,bằng một gói khi no. 
Học sinh có thể cho ví dụ khác đúng vẫn có điểm.
*Hai việc làm thể hiện lòng yêu thương con người.( 1 điểm)
-Yêu thương ,quan tâm , chăm sóc, giúp đỡ ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình.
-Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện ủng hộ giúp đỡ đồng bào lũ lụt .
Học sinh có thể cho ví dụ khác đúng vẫn có điểm.
4/- Bạn Huy đúng.(0,5 điểm)
 - Người sống trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. (0,5 điểm) sống trung thực không phải biết gì, nghĩ gì cũng nói ra bất cứ lúc nào hay ở bất cứ đâu. Điều đó giúp lời nói của chúng ta mới không đem lại thiệt hại và nguy hiểm cho mình và người khác ( 1điểm) Học sinh giải thích theo ý khác đúng vẫn có điểm.
TRƯỜNG THCS HƯNG ĐIỀN A
KIỂM TRA HKI GDCD 7 
NĂM HỌC 2015-2016
Câu 1. Tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
Từ câu tục ngữ trên, em hãy nêu một số biểu hiện của sống giản dị? (1 điểm)
* Bài tập: Biểu hiện sau, theo em có giản dị không? Vì sao? (1 điểm)
- Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy.
Câu 2. Trình bày ý nghĩa của trung thực? Sưu tầm 2 câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính trung thực? (3 điểm)
Câu 3. Thế nào là yêu thương con người? (1 điểm)
* Tình huống: “An hỏi mượn tiền của Bình để mua thuốc lá hút, Bình không cho An mượn mà ngược lại còn khuyên An không nên hút thuốc lá”. 
- Em hãy nhận xét hành vi của 2 nhân vật trong tình huống trên. (2 điểm) 
Câu 4. Em hãy nêu hai biểu hiện của tôn sư trọng đạo? (1 điểm)
* Bài tập: Những câu sau đây, theo em câu nào thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo? 
(1 điểm)
(a) Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
(b) Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
(c) Ân trả, nghĩa đền.
(d) Không thầy đố mày làm nên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1. Một số biểu hiện của sống giản dị. (1 điểm)
- Sống giản dị biểu hiện: Không xa hoa lãng phí; không cầu kì, kiểu cách. Ví dụ: Tiêu dùng tiền bạc vừa mức so với điều kiện sống của bản thân, của gia đình và của những người xung quanh; Khi giao tiếp diễn đạt ý mình một cách dễ hiểu; tác phong, đi đứng nghiêm trang, tự nhiên; trang phục gọn gàng, sạch sẽ; HS trình bày những ví dụ khác đúng vẫn chấm điểm).
* Bài tập: (1 điểm)
- Không. Vì khi giao tiếp diễn đạt ý một cách dễ hiểu không cần dài dòng cũng không cần cầu kì, bóng bẩy.
(HS giải thích ý tương tự đúng vẫn chấm điểm).
Câu 2. * Ý nghĩa của trung thực. (1 điểm)
- Đối với cá nhân: Giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng.
- Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
 * Hai câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính trung thực. 
 Tục ngữ: Cây ngay không sợ chết đứng. (1 điểm)
 Danh ngôn: Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác. (1 điểm)
(HS trình bày những câu khác đúng vẫn chấm điểm).
Câu 3. Yêu thương con người.(1 điểm)
- Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những việc tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ sự cảm thông, đau xót trước những khó khăn, đau khổ của người khác, mong muốn đem lại niềm vui niềm hạnh phúc cho họ.
* Tình huống: (2 điểm)
Chấm theo năng lực của học sinh.
(HS tự giải thích nếu có ý đúng giáo viên vẫn cho trọn điểm).
Câu 4. Nêu 2 biểu hiện của tôn sư trọng đạo. (1 điểm)
- Cư xử có lễ độ, vâng lời thầy cô giáo; thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, làm cho thầy cô vui lòng; nhớ ơn thầy cô cả khi không còn học thầy cô đó nữa; quan tâm thăm hỏi thầy cô; giúp đỡ thầy cô khi cần thiết. (HS trình bày những câu khác đúng vẫn chấm điểm).
* Bài tập: Những câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo là: b,d 
(1 điểm)
PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – KHỐI 7
TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH TRUNG	 NĂM HỌC 2015-2016
	 MÔN: GDCD
	 Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
 ĐỀ 
Câu 1: Câu tục ngữ “Ăn lấy chắc, mặc lấy bền” nói lên đức tính gì? Em hãy nêu khái niệm của đức tính ấy ? (2 điểm)
Câu 2: Em hiểu gì về câu tục ngữ “ Cây ngay không sợ chết đứng”? (3 điểm)
CÂU HỎI KHÓ CHƯA PHÙ HỢP MỌI ĐỐI TƯỢNG 
Câu 3: Em hãy tìm ít nhất 3 phong trào thể hiện truyền thống yêu thương con người mà em biết hay đã được tham gia? (3 điểm)
Câu 4: Hiện nay báo, đài thường nói về hiện tượng học sinh thiếu ‎ý thức tôn trọng thầy cô giáo. Vậy em hãy tìm 4 biểu hiện thiếu sự tôn sư trọng đạo của học sinh hiện nay mà em biết? (2 điểm)
**HẾT**
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 ( 2 điểm)
- Câu tục ngữ nói lên đức tính giản dị. (0,5d)
- Sống giản dị 
+ Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội.(0,5đ)
+ Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh, thể hiện sự trung thực và trong sáng từ tác phong, đi đứng, cách ăn mặc, nói năng giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất. (1đ)
Câu 2 ( 3 điểm) CÂU HỎI KHÓ CHƯA PHÙ HỢP MỌI ĐỐI TƯỢNG
Câu tục ngữ muốn nói : nếu chúng ta sống ngay thẳng, thật thà không gian dối, hết sức trung thực thì những việc chúng ta làm dù có lúc người khác chưa hiểu nhưng rồi qua thời gian kiểm chứng người ta sẽ hiểu ra( Nếu học sinh nêu ý khác đúng vẫn đạt điểm)
- Câu 3 ( 3 điểm) (mỗi phong trào đúng đạt 1đ)
- Phong trào quyên góp tiền, áo quần, sách vở “ ủng hộ bạn nghèo vượt khó”.
- Phong trào quyên góp tiền, áo quần, sách vở ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt.
- Phong trào quyên góp áo ấm giúp đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa chống rét.
 ( Nếu học sinh nêu ý khác đúng vẫn đạt điểm)
- Câu 4 ( 2 điểm)
 + Gặp thầy cô không chào hỏi.
 + Cãi lại thầy cô.
 + Trong giờ học thường xuyên mất trật tự.
 + Không chú ý nghe giảng bài.
 ( Nếu học sinh nêu ý khác đúng vẫn đạt điểm)
 --------------------------------HẾT---------------------------------------------
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG 
TRƯỜNG THCS THÁI TRỊ 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN: GDCD 7
Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (2 điểm )
Mỗi ngày, trước khi đi học, Mai thường đứng trước gương hàng giờ đồng hồ để chải chuốt từ quần áo, kiểu tóc đến giày dép và cả trang điểm.”
Em có nhận xét gì về việc làm của Mai ?
Nếu là bạn của Mai, em sẽ khuyên Mai như thế nào ?
Câu 2: (3 điểm )
Thầy thuốc giấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. 
Theo em, việc làm của thầy thuốc có thể xem là thiếu trung thực không ? Vì sao ?
Việc làm của người thầy thuốc thể hiện một phẩm chất đáng quý, em hãy nêu ý nghĩa của phẩm chất ấy trong cuộc sống ?
Câu 3: (3 điểm) Cho tình huống sau :
Hà bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Lớp 7A cử Hải chép và giảng bài cho Hà sau mỗi buổi học, nhưng bạn Hải không đồng ý, với lí do Hà không phải là bạn thân của Hải.
Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của bạn Hải ?
Nếu là Hải, em sẽ làm gì ?
Việc làm của em nói lên phẩm chất nào em đã học ? Em hãy nêu khái niệm về phẩm chất ấy ?
Câu 4: (2 điểm )
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là câu tục ngữ nói lên phẩm chất nào cần có ở học sinh? Em hãy nêu một số biểu hiện của học sinh thể hiện phẩm chất ấy ? (ít nhất 03 việc làm)
---HẾT---
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN: GDCD 7
Câu 1: (2 điểm )
a. Học sinh nhận xét: Mai không giản dị (1 điểm )
b. Lời khuyên: là học sinh chỉ cần trang phục gọn gàng, sạch sẽ, dành thời gian học tập và phụ giúp ba mẹ.... (1 điểm ) (Học sinh trả lời ý khác đúng vẫn cho điểm)
Câu 2: (3 điểm )
a. Việc làm của thầy thuốc không thể xem là thiếu trung thực. (1 điểm)
- Thầy thuốc làm như vậy vì nghĩ cho người bệnh, cứu người...... (1 điểm)
b.Ý nghĩa của trưng thực: 
- Đối với cá nhân: giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng. (0.5 điểm)
- Đối với xã hội: Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. (0.5 điểm)
Câu 3: (3 điểm):
Suy nghĩ và việc làm của bạn Hải là sai. (0.5 điểm)
Ứng xử: nhiệt tình giúp đỡ bạn, chép bài và giảng bài cho bạn.... (1 điểm)
Phẩm chất: yêu thương con người. (0.5 điểm)
Thế nào là yêu thương con người ?
Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. (0.5 điểm)
Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ sự cảm thông, đau sót trước những khó khăn, đau khổ của người khác, mong muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho họ. (0.5 điểm)
Câu 4: (2 điểm )
Phẩm chất: tôn sư trọng đạo. (0.5 điểm)
Biểu hiện: + Quan tâm thăm hỏi thầy cô. (0.5 điểm)
 + Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, làm cho thầy cô vui lòng. (0.5 điểm)
 + Cư xử có lễ độ, vâng lời thầy cô gáo. (0.5 điểm)
 (Học sinh trả lời những biểu hiện khác đúng vẫn cho điểm)
---HẾT---
PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG
TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN: GDCD 7
Ngày kiểm tra: 24/12/2015
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 ( 2,0 điểm)
 “Mỗi ngày, trước khi đi học, Mai thường đứng trước gương hàng giờ đồng hồ để chải chuốt từ quần áo, kiểu tóc đến giày dép và cả trang điểm.”
	Em có nhận xét gì về việc làm của Mai? Nếu em là bạn của Mai, em sẽ khuyên Mai như thế nào?
Câu 2 ( 3,0 điểm)
Tình huống:
Trên đường đi học về, hai bạn An và Hà nhặt được một chiếc ví, trong ví có rất nhiều tiền. Hai bạn tranh luận mãi với nhau về chiếc ví nhặt được. Cuối cùng hai bạn cùng mang chiếc ví nhặt được đến đồn công an gần nhà nhờ các chú công an trả lại cho người mất. 
	a. Việc làm của hai bạn An và Hà là đúng hay sai? Vì sao?
	b. Việc làm trên thể hiện phẩm chất nào em đã học? Hãy cho biết ý nghĩa của phẩm chất ấy trong cuộc sống.
Câu 3 ( 3,0 điểm) 
Tình huống:
	Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý, với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn.
	a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của bạn Toàn?
	b. Nếu là Toàn, em sẽ làm gì?
	c. Việc làm của em nói lên phẩm chất nào em đã học? Em hãy nêu khái niệm về phẩm chất ấy.
Câu 4 (2,0 điểm)
 “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là câu châm ngôn nói lên phẩm chất nào cần có ở người học sinh? Em hãy nêu một số biểu hiện của học sinh thể hiện phẩm chất ấy (ít nhất 3 việc làm).	
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN GDCD 7
HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC: 2015-2016
Câu 1: (2 điểm)
- Nhận xét: hs tự nhận xét, qua đó nêu bật được lối sống cầu kì kiểu cách, vừa tốn thời gian vừa tốn tiền bạc (1 điểm)
- Lời khuyên: là học sinh thì chỉ cần trang phục gọn gàng, sạch sẽ, dành thời gian học tập và phụ giúp cha mẹ(1 điểm) ( Nếu học sinh nêu câu khác đúng vẫn cho điểm)
Câu 2: (3 điểm)
a. Việc làm của hai bạn là đúng, (0,5điểm)
vì: biết trả lại của rơi cho người mất.... (1,0điểm) ( Nếu học sinh nêu câu khác đúng vẫn cho điểm)
b.	
* Phẩm chất trung thực (0,5điểm)
* Ý nghĩa trung thực:
	- Đối với cá nhân: giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng. (0,5 điểm)
	- Đối với xã hội: làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. (0,5 điểm)
Câu 3: (3 điểm)
a. Nhận xét: hs tự nêu, qua đó thấy được suy nghĩ và việc làm của Toàn là sai. (0,5 điểm)
b. Ứng xử: nhiệt tình giúp đỡ bạn, chép bài và giảng bài cho bạn(1 điểm)
c. * Phẩm chất: yêu thương con người (0,5 điểm)
 * Khái niệm:
	- Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. (0,5 điểm)
	- Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ sự cảm thông, đau xót trước những khó khăn, đau khổ của người khác, mong muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho họ. (0,5 điểm)
Câu 4: (2 điểm)
* Phẩm chất: Tôn sư trọng đạo (0,5 điểm)
* Biểu hiện: hs tự chọn, mỗi biểu hiện đúng đạt 0,5 điểm (1,5 điểm/3 biểu hiện)
	- Cư xử có lễ độ, vâng lời thầy cô giáo.
	- Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, làm cho thầy cô vui lòng.
	- Quan tâm thăm hỏi thầy cô.
	( Nếu học sinh nêu câu khác đúng vẫn cho điểm)
PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – KHỐI 7
TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH TÂY	NĂM HỌC 2015-2016
	 MÔN: GDCD
	Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
 ĐỀ:
Câu 1: (2 điểm) Câu tục ngữ sau nói về đức tính nào ?
  “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
 Em hãy nêu khái niệm và biểu hiện của đức tính đó ?
Câu 2: (3 điểm) Em hãy tìm 4 câu ca dao tục ngữ nói về yêu thương con người?
Câu 3: (3điểm) Là học sinh em làm gì để thể hiện tính tôn sư trọng đạo (ít nhất 3 biểu hiện)?.
Câu 4: (2 điểm) Tình huống:
 Có một nhóm Hs đang ngồi uống nước tại một quán nhỏ. Một người ăn xin già ghé qua và xin tiền. Bà chủ quán quát tháo xua đuổi. Một bạn học sinh trong nhóm vứt cho người ăn xin 500 đ, nhưng không vào trong hộp cùa người ăn xin mà rơi xuống đất và hô to “Nhặt đi chứ ! chê à !”.
- Em có nhận xét gì về việc làm của nhóm học sinh và bà chủ quán?
- Việc làm đó có phải là yêu thương con người không. Nếu là em thì em sẽ làm gì?
HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung
Điểm
Câu 1: ( 2 điểm) 
Câu tục ngữ trên nói về đức tính sống giản dị
 - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. 
 - Sống phù hợp với điều kiệ

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 7 HKI (I 2015 - 2016).doc