Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Bắc Giang

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Bắc Giang
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
BẮC GIANG
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN: GDCD 12
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề
Mã đề thi 132
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Câu 1: Bà B kinh doanh những mặt hàng, ngành nghề bị cấm. Trong trường hợp này bà B đã không
A. áp dụng pháp luật	B. thi hành pháp luật.	C. sử dụng pháp luật.	D. tuân thủ pháp luật.
Câu 2: Luật Giao thông đường bộ quy định: Mọi người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường Điều này thể hiện pháp luật
A. có tính quy phạm phổ biến.	B. có tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. có tính bắt buộc chung.	D. có tính xác định chặt về mặt hình thức.
Câu 3: Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?
A. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà.
B. Vì bất đồng quan điểm nên đã đánh người gây thương tích.
C. Bố mẹ phê bình con cái khi con mắc lỗi.
D. Bắt người theo quy định của Tòa án.
Câu 4: Anh Q đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào anh H. Hậu quả là anh H bị chấn thương và tổn hại sức khỏe 21%. Trường hợp này, trách nhiệm pháp lí anh Q phải chịu là
A. trách nhiệm dân sự.	B. trách nhiệm hành chính.
C. trách nhiệm hình sự.	D. trách nhiệm kỉ luật.
Câu 5: Bất kì ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp
A. người đó phạm tội nghiêm trọng.
B. có thông tin cho rằng người đó đã thực hiện hành vi tội phạm.
C. người đó đang thực hiện tội phạm.
D. có căn cứ cho rằng người đó đã thực hiện hành vi tội phạm.
Câu 6: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm chính trị.	B. trách nhiệm pháp lí.
C. trách nhiệm đạo đức.	D. trách nhiệm xã hội.
Câu 7: Hiểu như thế nào là không đúng về bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ.
B. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.
C. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con.
D. Cha mẹ được sử dụng sức lao động của con chưa thành niên.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ tài sản được hiểu là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ
A. ngang nhau trong sở hữu tài sản riêng.	B. ngang nhau trong sở hữu tài sản chung.
C. khác nhau trong sở hữu tài sản riêng.	D. khác nhau trong sở hữu tài sản chung.
Câu 9: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào tương ứng với hình thức sử dụng pháp luật?
A. Công dân tố cáo hành vi trái pháp luật.
B. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.
C. Công dân không buôn bán pháo nổ.
D. Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu 10: Pháp luật bảo vệ môi trường quy định nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lí và chất độc hại, chất phóng xạ, chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước chính là vì quy định này
A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. nhằm xử lí những hành vi hủy hoại môi trường.
C. góp phần bảo vệ môi trường.
D. làm cho môi trường được trong sạch.
Câu 11: Trong cơ quan quyền lực của Nhà nước việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số là thể hiện
A. quyền bình đẳng giữa các công dân.	B. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền.
C. quyền bình đẳng tham gia quản lí nhà nước.	D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 12: Việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo là
A. hoạt động thực tiễn.	B. hoạt động tôn giáo.
C. hoạt động tâm linh.	D. hoạt động tín ngưỡng.
Câu 13: Việc hưởng quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, tôn giáo, giới tính, địa vị.	B. dân tộc, tôn giáo, giới tính, độ tuổi.
C. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, giới tính.	D. dân tộc, thu nhập, độ tuổi, địa vị.
Câu 14: Trong thời hạn bao lâu kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn?
A. 18 giờ.	B. 6 giờ.	C. 24 giờ.	D. 12 giờ.
Câu 15: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ khi đang nuôi con
A. dưới 14 tháng tuổi.	B. dưới 13 tháng tuổi.	C. dưới 12 tháng tuổi.	D. dưới 15 tháng tuổi.
Câu 16: Anh Nguyễn Văn A có một trang trại nuôi gà giống. Sau một thời gian anh A đã quyết định vay vốn đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô chăn nuôi. Từ việc chỉ cung cấp gà giống thì đến nay trang trại của anh còn cung cấp trứng và gà thịt. Điều đó thể hiện anh A được bình đẳng
A. lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. thực hiện quyền trong quá trình hoạt động kinh doanh.
C. chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
D. chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng.
II. PHẦN TỰ LUẬN 
Câu 1 (3,0 điểm)
Tình huống
Hạnh và Giang ngồi cạnh nhau. Trong giờ kiểm tra môn Ngữ văn, Hạnh không làm được bài. Hạnh cứ loay hoay muốn nhìn bài làm của Giang nhưng bị Giang từ chối. Kết quả bài kiểm tra của Giang được 8,5 điểm, còn bài của Hạnh chỉ được điểm 4. Vì ghen ghét, Hạnh đã tung tin là Giang đã mở sách để làm được bài. Giang bị một số bạn trong lớp xa lánh, nhìn Giang với con mắt thiếu thiện cảm.
Câu hỏi:
1. Hành vi của Hạnh đã xâm phạm tới quyền gì của Giang? 
2. Nếu là Giang em có thể và cần phải làm gì trong trường hợp này?
Câu 2 (2,0 điểm)
 Anh, chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về nội dung: Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động? Liên hệ ý nghĩa của nội dung này đối với bản thân.
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
---------- HẾT ----------
.
Họ tên học sinh........................................Số báo danh:..................................
-----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD_THI HK I_132.doc