Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 11 - Mã đề 577 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 11 - Mã đề 577 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 11 - Mã đề 577 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
Mã đề: 577
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 
MÔN ĐỊA LÍ 11
Thời gian làm bài: 45 phút; 35 câu trắc nghiệm
Họ và tên thí sinh: . Số báo danh 
Câu 1: Dân số Hoa Kì tăng nhanh một phần quan trọng là do
A. tỉ suất tử thấp.	B. xuất cư.
C. tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.	D. nhập cư.
Câu 2: Mĩ La tinh không có kiểu cảnh quan nào sau đây?
A. Hàn đới.	B. Ôn đới.	C. Nhiệt đới.	D. Xích đạo.
Câu 3: Đa số các nước châu Phi là những nước nghèo, kinh tế kém phát triển không phải là do
A. sự thống trị của chủ nghĩa thực dân nhiều thế kỉ qua.
B. các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo cản trở sự phát triển xã hội.
C. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
D. trình độ dân trí thấp, xung đột sắc tộc triền miên.
Câu 4: Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu từ năm nào?
A. Năm 1967.	B. Năm 1951.	C. Năm 1957.	D. Năm 1993.
Câu 5: Hoa Kì đứng đầu thế giới về sản lượng các sản phẩm nào sau đây?
A. Nhôm và môlipđen.	B. Dầu thô và phốt phát.
C. Điện, ô tô các loại.	D. Than đá và khí tự nhiên.
Câu 6: Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ hình thành tại khu vực biên giới của những nước nào sau đây?
A. Đức, Pháp, Thụy Sĩ.	B. Hà Lan, Đức, Pháp.	C. Đức, Pháp, Bỉ.	D. Hà Lan, Đức, Bỉ.
Câu 7: Biện pháp hữu hiệu để có thể tiêu diệt tận gốc các mối đe doạ từ chủ nghĩa khủng bố quốc tế là
A. nâng cao mức sống của nhân dân từng nước.
B. sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế.
C. áp dụng các thành tựu mới nhất trong khoa học và công nghệ vào cuộc chiến.
D. tăng cường và siết chặt an ninh nội địa từng nước.
Câu 8: Các quốc gia và vùng lãnh thổ: Braxin, Mêhicô, Xingapo, Hàn Quốc, Đài Loan, Achentina hiện nay được xếp vào nhóm nước
A. có thu nhập thấp.	B. kém phát triển.
C. phát triển.	D. công nghiệp mới (NICs).
Câu 9: Ở Tây Nam Á, nơi tập trung nhiều dầu mỏ nhất là
A. vùng vịnh Pecxich.	B. đồng bằng Lưỡng Hà.
C. bán đảo Arập.	D. sơn nguyên Iran.
Câu 10: Trong những ý sau, ý nào không phải là tác động tích cực của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại?
A. Làm giảm trình độ phát triển kinh tế xã hội.
B. Xuất hiện nhiều ngành mới.
C. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
D. Đưa nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế tri thức.
Câu 11: “Một công ti vận tải của Bỉ có thể đảm nhận một hợp đồng ở bên trong nước Đức mà không phải xin giấy phép của chính quyền Đức” là biểu hiện của
A. tự do lưu thông hàng hóa.	B. tự do di chuyển.
C. tự do lưu thông dịch vụ.	D. tự do lưu thông tiền vốn.
Câu 12: Kinh tế Mĩ La tinh không ổn định là do yếu tố cơ bản nào dưới đây?
A. Kỹ thuật lạc hậu, ít đổi mới.
B. Sự biến động của thị trường thế giới.
C. Phụ thuộc vào vốn vay và đầu tư của nước ngoài.
D. Hậu quả sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân qua nhiều thế kỉ.
Câu 13: Tập trung khoảng 80% dân số thế giới, 95% dân số tăng hàng năm của thế giới nằm ở nhóm nước
A. châu Á.	B. phát triển.	C. đang phát triển.	D. châu Phi.
Câu 14: Tây Nam Á trở thành “điểm nóng” của thế giới không phải là do
A. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.	B. có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới.
C. sự ra đời của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.	D. có vị trí địa chính trị chiến lược.
Câu 15: Tổ chức nào trên thế giới có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn?
A. NATO.	B. WHO.	C. UNESCO.	D. WTO.
Câu 16: Lãnh thổ châu Phi phần lớn là
A. rừng rậm nhiệt đới.	B. đồng bằng màu mỡ.
C. thảo nguyên.	D. hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.
Câu 17: Cơ quan đầu não của Liên minh châu Âu (EU) không bao gồm:
A. Ngân hàng châu Âu.	B. Hội đồng châu Âu.
C. Ủy ban Liên minh châu Âu.	D. Nghị viện châu Âu.
Câu 18: “Địa hình gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, chạy song song theo hướng Bắc – Nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên” là đặc điểm địa hình của vùng tự nhiên nào trên lãnh thổ Hoa Kì?
A. Vùng phía Tây.	B. Vùng phía Đông.
C. Vùng Trung tâm.	D. Vùng ven vịnh Mê-hi-cô.
Câu 19: Hệ quả nào sau đây không phải là hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu.
B. Hạn chế sự hợp tác quốc tế.
C. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
D. Đẩy nhanh đầu tư.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế Hoa Kì?
A. Sản xuất công nghiệp mở rộng xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại.
B. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
C. Các vành đai chuyên canh trước kia đã chuyển thành các vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hóa theo mùa vụ.
D. Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp: luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp: hàng không, vũ trụ, điện tử
Câu 21: Phía tây và phía đông Hoa Kì lần lượt giáp các đại dương nào sau đây?
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.	B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.	D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Câu 22: Nội dung nào sau đây là cơ hội của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển?
A. Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa của mình đối với các nước khác.
B. Muốn có sức cạnh tranh kinh tế mạnh, phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn.
C. Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng hóa được lưu thông rộng rãi.
D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm.
Câu 23: EU là bạn hàng lớn nhất của
A. các nước công nghiệp mới (NICs).	B. các nước phát triển.
C. các nước đang phát triển.	D. các nước G8.
Câu 24: Cho bảng số liệu:
CHỈ SỐ HDI CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2003
Năm
Nhóm nước
2000
2002
2003
Phát triển
0,814
0,831
0,855
Đang phát triển
0,654
0,663
0,694
Thế giới
0,722
0,729
0,741
Nhận xét nào sau đây không đúng với chỉ số HDI của thế giới và các nhóm nước giai đoạn 2000 – 2003?
A. Các nước phát triển có chỉ số HDI cao hơn của các nước đang phát triển.
B. Các nước đang phát triển có chỉ số HDI tăng từ năm 2000 đến năm 2003.
C. Chỉ số HDI của thế giới tăng liên tục.
D. Các nước phát triển có chỉ số HDI thấp hơn mức trung bình thế giới.
Câu 25: Cho biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1955 - 2015
Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với số dân và tỉ lệ dân thành thị của Hoa Kì?
A. Tỉ lệ dân thành thị của Hoa Kì tăng giảm không ổn định.
B. Số dân của Hoa Kì từ năm 1955 đến năm 2015 có xu hướng giảm.
C. Số dân và tỉ lệ dân thành thị của Hoa Kì tăng liên tục từ năm 1955 đến năm 2015.
D. Tỉ lệ dân thành thị của Hoa Kì có xu hướng giảm từ năm 1975 đến năm 2005.
Câu 26: Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA HOA KÌ NĂM 1960 VÀ 2004 (%)
Năm
Tổng
Chia ra
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
1960
100,0
4,0
33,9
62,1
2004
100,0
0,9
19,7
79,4
Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Hoa Kì?
A. Tỉ trọng ngành nông nghiệp luôn nhỏ nhất.	B. Tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng.
C. Tỉ trọng ngành công nghiệp luôn lớn nhất.	D. Tỉ trọng ngành dịch vụ giảm.
Câu 27: “Ước tính trong 5 đến 6 năm trở lại đây, ở Cà Mau mỗi năm nước biển lấn sâu vào trong đất liền 100m. Biển đã lấn vào sát cột mốc mũi Cà Mau” (Nguồn: VTV 24). Hãy cho biết, hiện tượng xảy ra ở Cà Mau trong đoạn trích trên là hệ quả của vấn đề nào sau đây?
A. Ô nhiễm môi trường nước biển, đại dương.	B. Biến đổi khí hậu toàn cầu.
C. Suy giảm đa dạng sinh học.	D. Suy giảm tầng ô dôn.
Câu 28: Khi hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam tranh thủ được những nguồn lực bên ngoài nào sau đây?
A. Thị trường, nguồn lao động và khoáng sản.
B. Công nghệ, thị trường và đường lối, chính sách.
C. Vốn, công nghệ, nguồn lao động.
D. Vốn, công nghệ, thị trường.
Câu 29: Cho biểu đồ sau: 
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC VÀ TIÊU DÙNG Ở MỘT SỐ KHU VỰC
CỦA THẾ GIỚI NĂM 2003 (nghìn thùng/ngày)
Nhận xét nào sau đây đúng với nội dung biểu đồ trên?
A. Những khu vực có sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn sản lượng dầu thô tiêu dùng là: Tây Nam Á, Tây Âu, Bắc Mỹ.
B. Những khu vực có sản lượng dầu thô tiêu dùng lớn hơn sản lượng khai thác là: Đông Nam Á, Tây Âu, Trung Á.
C. Khu vực có sản lượng dầu thô tiêu dùng lớn nhất là Tây Âu.
D. Khu vực có sản lượng dầu thô khai thác lớn nhất là Tây Nam Á.
Câu 30: Nội dung nào sau đây không phải là lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU?
A. Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
B. Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế.
C. Tăng sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
D. Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ở ngoài Liên minh châu Âu.
Câu 31: Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì có xu hướng mở rộng xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Do vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương có dân cư tập trung đông đúc.
B. Do vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương mới được hình thành nên có điều kiện áp dụng kĩ thuật hiện đại, lại gần thị trường châu Á, Mỹ La tinh.
C. Do vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.
D. Do vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Câu 32: Cho bảng số liệu sau:
BẢNG TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN TRUNG BÌNH NĂM QUA CÁC GIAI ĐOẠN (%)
Năm
Nhóm nước
1960 - 1965
1975 - 1980
1985 - 1990
1995 - 2000
2001 - 2005
Phát triển
1,2
0,8
0,6
0,2
0,1
Đang phát triển
2,3
1,9
1,9
1,7
1,5
Thế giới
1,9
1,6
1,6
1,4
1,2
Nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ suất gia tăng tự nhiên trung bình năm của các nhóm nước và thế giới?
A. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm của các nhóm nước và thế giới ngày càng giảm.
B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm của thế giới luôn cao hơn của nhóm nước đang phát triển và thấp hơn của nhóm nước phát triển.
C. Các nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm cao hơn so với nhóm phát triển.
D. Các nước phát triển có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm giảm nhanh hơn so với nhóm nước đang phát triển.
Câu 33: Cho biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1995 - 2004
Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu Hoa Kì?
A. Hoa Kì là nước nhập siêu.
B. Hoa Kì là nước xuất siêu.
C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm không liên tục từ năm 1995 đến năm 2004.
D. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu của Hoa Kì luôn nhỏ hơn tỉ trọng giá trị nhập khẩu.
Câu 34: Cho bảng số liệu sau:
GDP VÀ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA MĨ LA TINH NĂM 2004 (tỉ USD)
Quốc gia
GDP
Tổng số nợ
Quốc gia
GDP
Tổng số nợ
Ac-hen-ti-na
151,5
158,0
Mê-hi-cô
676,5
149,9
Bra-xin
605,0
220,0
Pa-na-ma
13,8
8,8
Chi-lê
94,1
22,6
Pa-ra-goay
7,1
3,2
E-cu-a-đo
30,3
16,8
Pê-ru
68,6
29,8
Ha-mai-ca
8,0
6,0
Vê-nê-xu-ê-la
109.3
33,3
Nhận xét nào sau đây đúng về GDP và nợ nước ngoài của các nước khu vực Mỹ La tinh trong bảng trên?
A. Không có nước nào ở Mỹ La tinh có tổng số nợ nước ngoài lớn hơn GDP.
B. Nước có quy mô nền kinh tế nhỏ bé nhất khu vực Mỹ La tinh trong bảng trên là Pa-ra-goay.
C. Ac-hen-ti-na có chênh lệch giữa tổng số nợ so với GDP lớn nhất.
D. Mê-hi-cô có GDP và tổng số nợ đều lớn nhất khu vực Mỹ La tinh.
Câu 35: Cho biểu đồ sau: 
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI CỦA NHÓM NƯỚC PHÁT TRIỂN NĂM 1995 VÀ 2015
Nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển năm 1995 và năm 2015?
A. Tỉ trọng dân số nhóm dưới 15 tuổi luôn lớn hơn tỉ trọng dân số nhóm từ 65 tuổi trở lên.
B. Từ năm 1995 đến năm 2015, tỉ trọng dân số nhóm dưới 15 tuổi giảm.
C. Tỉ trọng dân số nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng từ năm 1995 đến năm 2015.
D. Dân số nhóm từ 15 đến 64 tuổi luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất.
---------------------------------------------------------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA LI 11_MA 577.doc