Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 11 - Mã đề 433 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 11 - Mã đề 433 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 11 - Mã đề 433 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
Mã đề 433
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 
MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 11
Thời gian làm bài 45 phút, 35 câu trắc nghiệm
Họ, tên thí sinh:................................................................................Số báo danh:...............................................
Câu 1: Tính đến tháng 1 năm 2007, số quốc gia thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO ) là
A. 151.	B. 149.	C. 152.	D. 150.
Câu 2: "Một người Đan Mạch có thể làm việc ở mọi nơi trên nước Pháp như người Pháp" là biểu hiện của
A. tự do lưu thông hàng hóa.	B. tự do lưu thông tiền vốn.
C. tự do lưu thông dịch vụ.	D. tự do di chuyển.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?
A. EU là liên kết khu vực có nhiều thành công nhất trên thế giới.
B. EU là khu vực có sự phát triển đồng đều giữa các vùng.
C. EU là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
D. EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
Câu 4: Những thách thức lớn về dân cư và xã hội của châu Phi hiện nay là
A. trình độ dân trí thấp, còn nhiều hủ tục, xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật.
B. kinh tế kém phát triển, dân số còn tăng nhanh.
C. phần lớn lãnh thổ có khí hậu khô nóng.
D. nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức về y tế giáo dục trên thế giới.
Câu 5: Tên gọi Liên minh châu Âu (EU) chính thức ra đời từ năm
A. 1951.	B. 1993.	C. 1957.	D. 1967.
Câu 6: Cho bảng số liệu sau:	
TỈ TRỌNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA EU, HOA KÌ, NHẬT BẢN TRONG
TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA THẾ GIỚI NĂM 2004 (Đơn vị: %)
Chỉ số
EU
Hoa Kì
Nhật Bản
Tỉ trọng trong xuất khẩu của thế giới
37,7
9,0
6,25
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng giá trị xuất khẩu của EU?
A. Tương đương với Hoa Kì.	B. Tương đương với Nhật Bản.
C. Lớn hơn Hoa Kì và Nhật Bản cộng lại.	D. Nhỏ hơn Hoa Kì và Nhật Bản cộng lại.
Câu 7: Thành phần dân cư chiếm tỉ trọng cao nhất trong dân số Hoa Kì có nguồn gốc
A. châu Âu.	B. châu Á và Mĩ La tinh.
C. châu Phi.	D. dân Anh điêng.
Câu 8: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có GDP lớn nhất trên thế giới hiện nay là
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
B. Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR).
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA).
D. Liên minh châu Âu (EU).
Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về ngành dịch vụ của Hoa Kì?
A. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao thứ hai trong cơ cấu GDP.
B. Hoa Kì có số sân bay nhiều nhất thế giới.
C. Hoa Kì thiết lập được hệ thống định vị toàn cầu GPS.
D. Ngành du lịch của Hoa Kì phát triển mạnh.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên của khu vực Trung Á?
A. Phía Bắc tiếp giáp với Liên Bang Nga.	B. Khí hậu khô hạn.
C. Là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên.	D. Đất phù sa màu mỡ.
Câu 11: Vùng núi nào nằm ở phía tây của Hoa Kì?
A. Cooc-đi-e.	B. A-pa-lat.	C. An-pơ.	D. An-đet.
Câu 12: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về ngành nông nghiệp của Hoa Kì?
A. Số lượng các trang trại có xu hướng tăng.
B. Hoa Kì có nền nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.
C. Giá trị sản lượng nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu GDP.
D. Phân bố nông nghiệp thay đổi theo hướng đa dạng hóa nông sản trên cùng một lãnh thổ.
Câu 13: Nhóm nước nào chiếm khoảng 20% dân số và 5% số dân gia tăng hàng năm của thế giới?
A. Các nước G8.	B. Nhóm nước phát triển.
C. Nhóm nước công nghiệp mới (NICs).	D. Nhóm nước đang phát triển.
Câu 14: Phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan
A. hoang mạc, bán hoang mạc và rừng cận nhiệt đới khô.
B. rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới khô.
C. rừng xích đạo, rừng cận nhiệt đới khô và xa van.
D. hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.
Câu 15: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải là đặc điểm dân cư - xã hội của Mĩ La tinh?
A. Phần lớn dân cư theo đạo Hồi.
B. Thu nhập giữa người giàu và người nghèo có sự chênh lệch lớn.
C. Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ còn lớn.
D. Tỉ lệ dân thành thị lớn.
Câu 16: Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ nối liền nước Anh với nước nào ở châu Âu?
A. Đan Mạch.	B. Tây Ban Nha.	C. Hà Lan.	D. Pháp.
Câu 17: Nguyên nhân sâu xa để Tây Nam Á và Trung Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc là do
A. cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
B. có vị trí địa - chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ có trữ lượng lớn.
C. tiếp giáp với Địa Trung Hải.
D. có nhiều loại khoáng sản quan trọng.
Câu 18: Cho biểu đồ:
LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC VÀ TIÊU DÙNG Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA THẾ GIỚI
NĂM 2003 (Đơn vị: nghìn thùng/ngày)
Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết khu vực nào có sản lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác so với tiêu dùng lớn nhất?
A. Khu vực Đông Á. B. Khu vực Bắc Mĩ. C. Khu vực Đông Âu. D. Khu vực Tây Nam Á.
Câu 19: Cho biểu đồ sau:
TỔNG SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2010
Số dân
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
Dựa vào biểu đồ, nhận xét nào không đúng về tình hình phát triển dân số của nước ta?
A. Quy mô dân số nước ta đông.
B. Số dân gia tăng hàng năm vẫn có xu hướng tăng.
C. Dân số nước ta tăng liên tục qua các năm.
D. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta có xu hướng giảm.
Câu 20: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có đặc trưng là
A. chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất cơ khí.
B. chuyển từ sản xuất cơ khí sang sản xuất tự động hóa cục bộ.
C. dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp.
D. sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao.
Câu 21: Ba nước sáng lập ra tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt bao gồm
A. Đức, Anh, Đan Mạch.	B. Đức, Đan Mạch, Pháp.
C. Đức, Pháp, Anh.	D. Anh, Pháp, Hà Lan.
Câu 22: Đặc điểm nào sau đây đúng với các nước đang phát triển?
A. Đầu tư ra nước ngoài cao.	B. Nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP bình quân đầu người lớn.	D. Có ngành dịch vụ rất phát triển.
Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu nào gây ô nhiễm nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới?
A. Các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu trên biển.
B. Chất thải công nghiệp chưa được xử lí đưa xuống đại dương.
C. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí đưa trực tiếp vào các sông hồ.
D. Khai thác hải sản bằng chất nổ.
Câu 24: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
C. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng nhỏ.
D. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
Câu 25: Ảnh hưởng tiêu cực của người nhập cư tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Hoa Kì là
A. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động lớn.
C. chi phí đầu tư ban đầu ít.
D. sự mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo.
Câu 26: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không đúng với thương mại của EU?
A. Các nước EU có chung một mức thuế trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU.
B. Các nước EU đã dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau.
C. EU đã tuân thủ đầy đủ những quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
D. EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
Câu 27: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kì là các sản phẩm của ngành
A. công nghiệp chế biến.	B. công nghiệp khai khoáng.
C. công nghiệp điện lực.	D. công nghiệp hàng không vũ trụ.
Câu 28: Cho bảng số liệu sau:
TỈ SUẤT SINH THÔ, TỈ SUẤT TỬ THÔ CỦA CHÂU PHI VÀ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Đơn vị: ‰)
Tỉ suất sinh thô
Tỉ suất tử thô
Châu Phi
34
12
Thế giới
20
9
 Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi và thế giới năm 2008?
A. 22% và 11%. B. 2,2% và 1,1%. C. 3,4% và 2,0%. 	 D. 1,2% và 0,9%.
Câu 29: Nền kinh tế Mĩ La tinh phát triển chậm không phải do
A. chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ.
B. duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài.
C. các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội.
D. điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
Câu 30: Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS nằm trong lãnh thổ của hai quốc gia nào?
A. Ixraen và Palextin.	B. Irac và Iran.	 C. Irac và Syria.	 D. Irac và Thổ Nhĩ Kì.
Câu 31: Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ được hình thành tại khu vực biên giới của ba nước
A. Hà Lan, Pháp, Áo. B. Bỉ, Pháp, Đan Mạch. C. Đức, Hà Lan, Pháp.	 D. Hà Lan, Bỉ, Đức.
Câu 32: Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA HOA KÌ NĂM 1990 VÀ 2010 (Đơn vị: %)
Nông - lâm - ngư nghiệp
Dịch vụ
Công nghiệp - xây dựng
Dựa vào biểu đồ, nhận xét nào đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì giai đoạn 1990 - 2010?
A. Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ, nông-lâm-thủy sản và giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng.
B. Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông-lâm-thủy sản và công nghiệp-xây dựng.
C. Tăng tỉ trọng khu vực nông-lâm- thủy sản, công nghiệp-xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ.
D. Tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực nông-lâm-thủy sản.
Câu 33: Cho biểu đồ sau: 
%
Năm
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MĨ LA TINH GIAI ĐOẠN 1985 - 2010 (Đơn vị: %)
Dựa vào biểu đồ, nhận xét nào đúng về tốc độ tăng GDP của các nước Mĩ La tinh?
A. Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng.
B. Năm 1995, tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất.
C. Tốc độ tăng GDP không ổn định.
D. Tốc độ tăng GDP những năm gần đây thấp.
Câu 34: Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA CÁC NHÓM NƯỚC NĂM 2004 (Đơn vị:%)
Nhóm nước
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
Phát triển
2,0
27,0
71,0
Đang phát triển
25,0
32,0
43,0
Dựa vào bảng số liệu trên, nhận xét nào đúng về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004?
A. Các nước phát triển có tỉ trọng khu vực I cao hơn các nước đang phát triển.
B. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước đang phát triển tiến bộ hơn các nước phát triển.
C. Các nước phát triển có tỉ trọng khu vực II cao hơn các nước đang phát triển.
D. Các nước phát triển có tỉ trọng khu vực III cao hơn các nước đang phát triển.
Câu 35: Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 2000 - 2008 (Đơn vị:%)
Năm
2000
2002
2004
2006
2008
Nhập khẩu
61,7
63,4
65,1
61,7
58,1
Xuất khẩu
38,3
36,6
34,9
38,3
41,9
Dựa vào bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 2000 - 2008?
A. Hoa Kì là nước nhập siêu.
B. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu có sự biến động.
C. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu liên tục tăng.
D. Chênh lệch tỉ trọng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu năm 2008 là thấp nhất.
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA LI 11_MA 433.doc