Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 11 - Mã đề 135 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 11 - Mã đề 135 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Địa lí lớp 11 - Mã đề 135 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
Mã đề thi 135
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN ĐỊA LÍ 11
Thời gian làm bài:45 phút; 35 câu trắc nghiệm
Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:.........................
Câu 1: Quy mô dân số Hoa Kì đứng thứ mấy trên thế giới?
A. Thứ nhất.	B. Thứ hai.	C. Thứ ba.	D. Thứ tư.
Câu 2: Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu
A. lạnh, ẩm.	B. nóng, ẩm.	C. khô, nóng.	D. khô, lạnh.
Câu 3: Nguyên nhân sâu xa của vòng luẩn quẩn “nghèo đói, bệnh tật, tệ nạn xã hội, mất cân bằng sinh thái” ở châu Phi là do
A. hậu quả của sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân.	B. tình trạng tham nhũng, lãng phí kéo dài.
C. nợ nước ngoài quá lớn, không có khả năng trả.	D. dân số gia tăng quá nhanh.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây không thể hiện tính chất siêu cường của nền kinh tế Hoa Kì?
A. Tổng GDP lớn nhất thế giới.
B. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, trừ một số năm bị khủng hoảng.
D. Công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP.
Câu 5: Cơ quan đầu não đứng đầu của EU hiện nay là
A. Tòa án châu Âu.	B. Hội đồng bộ trưởng EU.
C. Hội đồng châu Âu.	D. Cơ quan kiểm toán.
Câu 6: Những quốc gia sáng lập ra tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt là
A. Anh, Đức, Hà Lan.	B. Đức, Pháp, I-ta-li-a.
C. Anh, Đức, Pháp.	D. Anh, Đức, Thụy Điển.
Câu 7: Đường hầm giao thông dưới biển nào sau đây nối liền Anh với châu Âu lục địa?
A. Măng-sơ.	B. Địa Trung Hải.	C. Đen.	D. Ban tích.
Câu 8: Điểm tương đồng về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là
A. đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Hồi giáo.
B. đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Liên Bang Nga.
C. đều có thu nhập bình quân đầu người cao.
D. đều có thế mạnh về sản xuất nông, lâm, hải sản.
Câu 9: Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước phát triển và đang phát triển nói lên tình trạng nào chủ yếu sau đây?
A. Thế giới có nhiều quốc gia, dân tộc và tôn giáo.
B. Hậu quả kéo dài của chiến tranh lạnh.
C. Sự khác nhau về chế độ chính trị giữa các nhóm nước.
D. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước.
Câu 10: Hậu quả nguy hiểm của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. tạo ra ngày càng nhiều loại vũ khí giết người hàng loạt.
B. rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước.
C. thay đổi phương thức thương mại quốc tế truyền thống.
D. khôi phục và sử dụng được các loại tài nguyên đã mất.
Câu 11: Nguy cơ hủy diệt cuộc sống nhân loại trên hành tinh của chúng ta thực chất nằm ở
A. sự xuất hiện của căn bệnh thế kỉ AIDS.
B. sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
C. sự thiếu trách nhiệm của con người đối với cuộc sống của bản thân và đồng loại.
D. sự sản xuất mạnh mẽ các vũ khí giết người hàng loạt.
Câu 12: Nguyên nhân gây ra hiện tượng cư dân nông thôn Mỹ La tinh ngày càng đổ xô ra thành phố tìm việc làm là do
A. đô thị hóa phát triển mạnh.	B. cải cách ruộng đất không triệt để ở nông thôn.
C. đô thị hóa tự phát.	D. chính sách phát triển đô thị.
Câu 13: Vùng núi nổi tiếng nhất của Mỹ La tinh là
A. An-tai.	B. Cooc-đi-e.	C. An-đet.	D. An-pơ.
Câu 14: Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước
A. phát triển.	B. đang phát triển.	C. G8.	D. NICs.
Câu 15: Toàn cầu hóa có tác động đến những mặt nào của nền kinh tế - xã hội thế giới?
A. Văn hóa, xã hội.	B. Môi trường, an ninh.
C. Kinh tế, chính trị.	D. Mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.
Câu 16: Tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay là
A. UN.	B. EU.	C. G8.	D. WTO.
Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng lương thực của Hoa Kì luôn là một trong những nước đứng đầu thế giới là do
A. tự nhiên Hoa Kì rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
B. trình độ sản xuất trong nông nghiệp cao.
C. Hoa Kì có quỹ đất nông nghiệp lớn.
D. sản xuất chuyên môn hóa theo vành đai.
Câu 18: “Một chiếc ô tô của I-ta-li-a bán sang các nước EU khác không phải nộp thuế giá trị gia tăng” là biểu hiện của mặt tự do nào?
A. Tự do lưu thông hàng hóa.	B. Tự do di chuyển.
C. Tự do lưu thông dịch vụ.	D. Tự do lưu thông tiền vốn.
Câu 19: Quần đảo Ha-oai của Hoa Kì có tiềm năng lớn về
A. hải sản và lâm sản.	B. hải sản và du lịch.
C. hải sản và khoáng sản.	D. hải sản và giao thông vận tải.
Câu 20: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.
B. Thu hẹp phạm vi hoạt động của các công ty xuyên quốc gia.
C. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng.
D. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Câu 21: Nhận định nào sau đây không đúng với EU?
A. EU là một liên minh chủ yếu về an ninh và chính trị.
B. EU là liên minh ra đời trên cơ sở liên kết về kinh tế và phát triển.
C. Số lượng thành viên của EU tính đến 2007 là 27 quốc gia.
D. EU là một trong những liên kết khu vực có nhiều thành công nhất trên thế giới.
Câu 22: Vùng núi già Apalat của Hoa Kì có khí hậu
A. nhiệt đới.	B. cận nhiệt.	C. ôn đới.	D. cận cực.
Câu 23: Ở khu vực Trung Á, quốc gia có đại bộ phận dân số không theo đạo Hồi là
A. Mông Cổ.	B. Tuôc-mê-ni-x-tan.	C. U-dơ-bê-ki-x-tan.	D. Ca-dăc-x-tan.
Câu 24: Cho biểu đồ sau đây, nhận xét nào không đúng? 
A. Các nước đều có sản lượng dầu thô khai thác vượt quá 3000 thùng/ngày.
B. Hoa Kì có sản lượng dầu thô khai thác lớn nhất.
C. Sản lượng dầu thô khai thác có sự chênh lệch giữa các nước.
D. Iraq có sản lượng dầu thô khai thác nhỏ nhất.
Câu 25: Cho biểu đồ sau đây: 
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ
CỦA HOA KÌ NĂM 1990 VÀ 2010 (Đơn vị: %)
Nhận xét nào sau đây là đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Hoa Kì giai đoạn 1990-2010?
A. Giảm tỉ trọng nông – lâm - ngư nghiệp; tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng; giảm tỉ trọng dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng nông – lâm - ngư nghiệp; giảm tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
C. Giảm tỉ trọng nông – lâm - ngư nghiệp; giảm tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và tăng tỉ trọng dịch vụ.
D. Giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Câu 26: Bảng số liệu quy mô dân số thế giới giai đoạn 1960 – 2010 (tỉ người) 
Năm
1960
1970
1980
1990
2000
2010
Dân số thế giới
3,1
3,7
4,4
5,3
6,1
6,9
Nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi quy mô dân số thế giới qua các năm?
A. Quy mô dân số thế giới biến động trong giai đoạn 1960 – 2010.
B. Quy mô dân số thế giới giảm liên tục qua các năm.
C. Cứ mười năm, dân số thế giới lại tăng lên gấp đôi.
D. Quy mô dân số tăng liên tục, tăng không đều trong giai đoạn 1960 – 2010.
Câu 27: Liên kết vùng ở châu Âu được hiểu là
A. liên kết về lãnh thổ hành chính giữa các quốc gia.
B. liên kết về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng trong cùng một quốc gia.
C. liên kết về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội giữa các quốc gia trong EU.
D. liên kết về lãnh thổ biên giới giữa các quốc gia EU thông qua các hoạt động hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 28: Bảng số liệu tỉ lệ biết chữ của thế giới và một số nước châu Phi năm 2015 (%) 
Nước
Thế giới
An-giê-ri
Nam Phi
Ăng-gô-la
Xu-đăng
U-gan-đa
Tỉ lệ biết chữ
84,5
86,0
94,3
71,1
75,9
78,4
Từ bảng số liệu, nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp nhất.
B. Các nước châu Phi đều có tỉ lệ biết chữ cao hơn trung bình của thế giới.
C. Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất.
D. Tỉ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa các quốc gia châu Phi.
Câu 29: Biểu đồ khí hậu của hoang mạc Xa-ha-ra (Bắc Phi) và hoang mạc Gô-bi (Mông Cổ)
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Hoang mạc Xa-ha-ra nóng hơn hoang mạc Gô-bi.
B. Hoang mạc Xa-ha-ra lạnh hơn hoang mạc Gô-bi.
C. Hoang mạc Xa-ha-ra mưa nhiều hơn hoang mạc Gô-bi.
D. Hoang mạc Xa-ha-ra nằm ở vĩ độ cao hơn hoang mạc Gô-bi.
Câu 30: Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm nào?
A. 1967.	B. 1957.	C. 1991.	D. 1995.
Câu 31: Cho bảng số liệu về tổng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển giai đoạn 1970 – 2009 
(Đơn vị: tỉ USD) 
Năm
1970
1980
1990
2000
2004
2009
Tổng nợ
610
1200
1310
2498
2724
4805
Nhận xét nào dưới đây không đúng?
A. Nợ nước ngoài của các nước đang phát triển ngày càng giảm.
B. Nợ nước ngoài của các nước đang phát triển tăng liên tục qua các năm, tăng không đều qua từng thời kì.
C. Nợ nước ngoài của các nước đang phát triển tăng liên tục qua các năm.
D. Nợ nước ngoài của các nước đang phát triển ngày càng tăng.
Câu 32: Lỗ thủng tầng ôdôn được phát hiện thấy lần đầu tiên ở
A. Nam cực.	B. Bắc cực.	C. Nam Mĩ.	D. Châu Âu.
Câu 33: Trong cơ cấu GDP của Hoa Kì, ngành nông nghiệp có tỉ trọng ngày càng giảm là do
A. tốc độ tăng trưởng GDP của nông nghiệp tăng chậm hơn so với công nghiệp, dịch vụ.
B. nhà nước không đầu tư cho nông nghiệp.
C. ngành nông nghiệp kém phát triển.
D. điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
Câu 34: Bảng số liệu tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của thế giới giai đoạn 1970 – 2010 (%)
Năm
1970
1980
1990
2000
2010
Dân thành thị
36,5
39,3
42,9
46,5
51,5
Dân nông thôn
63,5
60,7
57,1
53,5
48,5
Tổng
100
100
100
100
100
Từ bảng số liệu, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Dân thành thị và dân nông thôn đều tăng tỉ trọng.
B. Chênh lệch tỉ trọng giữa dân nông thôn và dân thành thị ngày càng giảm.
C. Chênh lệch tỉ trọng giữa dân nông thôn và dân thành thị ngày càng tăng.
D. Dân thành thị và dân nông thôn đều giảm tỉ trọng.
Câu 35: Dựa vào biểu đồ dưới đây, nhận xét nào không đúng? 
A. Tỉ trọng dân số nhóm tuổi (15 – 64) tăng liên tục qua các năm.
B. Tỉ trọng dân số nhóm tuổi (65+) tăng liên tục qua các năm.
C. Tỉ trọng dân số nhóm tuổi (0 – 14) giảm liên tục qua các năm.
D. Cơ cấu dân số thế giới thay đổi theo xu hướng ngày càng trẻ hóa .
-------------------------------------------------------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA LI 11_MA 135.doc