Đề kiểm tra học kì I (2011-2012) môn : Vật lí – Khối 10 thời gian làm bài: 45 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I (2011-2012) môn : Vật lí – Khối 10 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I (2011-2012) môn : Vật lí – Khối 10 thời gian làm bài: 45 phút
SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2011-2012)
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỒNG ĐẠO MÔN : VẬT LÍ – KHỐI 10 CÔNG LẬP (CB + NC)
 Thời gian làm bài: 45 phút
Họ và tên thí sinh:.Lớp 10A
Số báo danh:
 Mã đề 456
A. PHẦN CHUNG: (7 điểm)
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Một vật đi lên chậm dần đều theo phương thẳng đứng với vận tốc và gia tốc . Kết luận nào sau đây là sai?
A. cùng hướng với .	B. ngược hướng với.
C. ngược hướng với .	D. ngược hướng với .
Câu 2. Một ô tô đang chạy với tốc độ 54 km/h trên một đoạn đường thẳng thì đột ngột hãm phanh cho xe chuyển động chậm dần đều. Sau khi chạy được 125 m thì tốc độ của ô tô là 10 m/s. Độ lớn gia tốc của xe là
A. 1 m/s2	B. 0,5 m/s2	C. 2 m/s2	D. 1,5 m/s2	
Câu 3. Cho hai quả cầu đồng chất bằng chì có khối lượng bằng nhau là 45 kg; bán kính bằng nhau là 10 cm. Lấy G = 6,67.10-11 (N.m2/kg2) Lực hấp dẫn giữa chúng có giá trị cực đại là
A. 3,38.10-6 N. 	B. 1,69.10-6 N. 	C. 0,85.10-6 N. 	D. 0,87.10-6 N.	
Câu 4. Chọn câu sai. Véc tơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều 
A. đặc trưng cho sự thay đổi độ lớn của vec tơ vận tốc dài.
B. do lực hướng tâm gây ra.	
C. luôn hướng vào tâm quĩ đạo.
D. đặc trưng cho sự thay đổi hướng của vec tơ vận tốc dài.
Câu 5. Một chiếc ca nô chuyển động thẳng, ngược chiều dòng sông với vận tốc 6,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 1,5 km/h. Vận tốc của ca nô đối với bờ sông là
A. 8,0 km/h	B. 5,0 km/h 	C. 6,7 km/h	D. 6,3 km/h
Câu 6. Khi một vật chuyển động thẳng đều. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Vận tốc của vật không đổi.	B. Gia tốc của vật bằng không.
C. Hợp lực tác dụng lên vật bằng không.	D. Vật không chịu tác dụng của lực ma sát.
Câu 7. Chọn câu sai. Một vật rơi tự do trong chân không, ta kết luận
A. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.	B. vật chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. gia tốc của vật là g.	D. vận tốc của vật không đổi.
Câu 8. Một vật được thả rơi đồng thời từ hai độ cao h1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi khoảng thời gian rơi của vật thứ hai. Xác định tỉ số h1/h2
A. 2	B. 4	C. 1	D. 0,5
Câu 9. Một vật khối lượng 2 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là μ = 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Kéo vật bằng một lực theo phương ngang là 4 N thì vật 
A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động thẳng nhanh dần đều.	
C. chuyển động thẳng chậm dần đều.	 D. chuyển động thẳng nhanh dần.	
Câu 10. Một xe máy chuyển động trên một quĩ đạo tròn với bán kính 8 m. Tốc độ dài của xe là 12 m/s. Tốc độ góc của xe là 
A. 2,5 rad/s 	B. 96,0 rad/s 	C. 7,5 rad/s	D. 1,5 rad/s
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. (2 điểm)Trình bày nội dung và viết biểu thức của định luật III Niutơn.
B. PHẦN RIÊNG (3 điểm)
Dành cho học sinh học chương trình cơ bản:
Câu 2. (1 điểm)Một người gánh một thùng gạo nặng 300N và một thùng ngô nặng 200N bằng một đòn gánh dài 1m. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Để đòn gánh nằm cân bằng trên vai thì người đó phải điều chỉnh vị trí đòn gánh đặt vào vai cách thùng gạo bao nhiêu?
Câu 3. (2 điểm)Một vật đặt trên đỉnh dốc dài 165 m. Hệ số ma sát giữa vật và dốc là μ = 0,2; góc nghiêng của dốc là α. Lấy g = 10 m/s2.
a) Cho α = 300, tính thời gian vật trượt đến chân dốc.	
b) α bằng bao nhiêu thì vật nằm yên không trượt?
Dành cho học sinh học chương trình nâng cao:
Câu 4. (1 điểm)Một vật có khối lượng m đứng yên ở đỉnh của mặt phẳng nghiêng của một cái nêm nhờ ma sát. Nêm được trên sàn nhà nằm ngang. Tìm thời gian vật trượt xuống đến hết mặt phẳng nghiêng của nêm khi nêm trượt nhanh đều với gia tốc a0 trên sàn nhà. 
Cho chiều dài mặt phẳng nghiêng của nêm là l = 90cm; góc nghiêng của nêm là α = 100; hệ số ma sát giữa vật và nêm là μ = 0,2. Gia tốc của nêm a0 = 2 m/s2 . Lấy g = 10 m/s2.
Câu 5. (2 điểm)Người ta vắt qua một chiếc ròng rọc nhẹ một đoạn dây nhẹ, không dãn; ở hai đầu dây có treo hai vật 1 và 2 có khối lượng lần lượt là m1 = 2 kg và m2 = 3 kg. Sau đó, đem hệ thống này treo vào trần của một buồng thang máy và để cho hai vật 1 và 2 tự chuyển động. Bỏ qua ma sát giữa sợi dây và ròng rọc. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ lớn gia tốc của hai vật đối với mặt đất và lực căng của sợi dây trong hai trường hợp sau:
a ) Thang máy đứng yên.
b ) Thang máy đi xuống nhanh dần đều vơi gia tốc a0 = 2 m/s2.
Hết.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI VẬT LÍ HKI 10 CÔNG LẬP CB+NC NH 2011-2012
A. PHẦN CHUNG
I. TRẮC NGHIỆM
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
123
D
B
C
D
C
B
A
B
A
D
234
A
D
A
D
A
D
B
C
B
B
345
C
D
D
A
B
B
A
C
A
D
456
B
B
A
A
B
D
D
B
A
D
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày đúng nội dung (1,5 điểm)
Viết đúng biểu thức (0,5 điểm)	
Dành cho học sinh học chương trình cơ bản
Câu 2. Lập luận đúng	
+) d1 + d2 = 1 (0,25 điểm)
+) F1/F2 = d2/d1 = 300/200 (0,25 điểm)
Tính đúng d1 = 40 cm = 0,4 m. (0,5 điểm)
Câu 3. 
a) +) a = g(sin α – μcosα) = 3,3 m/s2. (0,5 điểm)	
+) s = 1/2 at2 (0,25 điểm)
-> t = = 10 s (0,25 điểm)
b) Pt Fmst mgsin α μmgcos α (0,5 điểm)
Tính đúng α 110 (0,5 điểm)
Dành cho học sinh học chương trình nâng cao	
Câu 4. 
+) a = g(sin α – μcosα) + a0(cos α + μsinα) (0,5 điểm)
+) Tính đúng t = 0,299 s. (0,5 điểm)
Câu 5. 
a) +) a = = 2 m/s2(0,5 điểm)
+) T = m2(g - a) = 24 N. (0,5 điểm)
b) +) Lập luận và tính đúng: = 0,4 m/s2(0,5 điểm); = 3,6m/s2(0,75 điểm)
+) Lực căng sợi dây T = 19,2 N. (0,25 điểm)
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hk1_vat_li_10.doc