Sở GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO tp HCM ĐỀ KIỂM TRA HK1 (2014-2015) – VẬT LÍ 10 Trường THCS & THPT ĐINH TIÊN HOÀNG (Thời gian làm bài 45 phút) ĐỀ A Câu 1 (1,5đ) Phát biểu định I Niutơn. Quán tính là gì? Câu 2 (1,5đ) Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết công thức (nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức đó). Vẽ hình. Câu 3 (2đ) Momen lực đối với một trục quay là gì? Viết công thức (nêu tên và đơn vị các đại lượng trong đó). Hình vẽ. Phát biểu quy tắc momen lực. O B A Câu 4 (2đ) Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 20 cm được treo thẳng đứng. Khi treo vào đầu phía dưới của lò xo một vật khối lượng m1 = 200 g thì lò xo có chiều dài l1 = 25 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ cứng của là xo và chiều dài l2 của lò xo này khi treo vật khối lượng m2 = 300 g. Câu 5 (1đ) Một thanh AB = 1 m đồng chất tiết diện đều có trọng lượng P = 2 N, có thể quay quanh trục qua O với OA = 40 cm. Lực tác dụng F1 = 3,5 N đặt tại A (như hình vẽ). Tính độ lớn lực F2 đặt tại B, để thanh AB thăng bằng nằm ngang. Câu 6 (2đ) Một vật khối lượng m = 40 kg đặt nằm yên trên mặt sàn nằm ngang. Vật được kéo với một lực F = 250 N có hướng song song với mặt sàn. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là = 0,5 và lấy g = 10 m/s2. Tính gia tốc của vật và quãng đường vật trượt được sau thời gian 6 s kể từ lúc bắt đầu trượt. . HẾT .. Sở GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Tp HCM ĐỀ KIỂM TRA HK 1 (2014-2015) – VẬT LÍ 10 Trường THCS & THPT ĐINH TIÊN HOÀNG (Thời gian làm bài 45 phút) ĐỀ B Câu 1 (1,5đ) Phát biểu định luật III Niutơn. Nêu đặc điểm của lực và phản lực. Câu 2 (1,5đ) Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt. Viết công thức tính lực ma sát trượt (nêu tên và đơn vị các đại lượng trong đó). Câu 3 (2đ) Cân bằng của một vật có mặt chân đế: Mặt chân đế là gì? Nêu điều kiện cân bằng và cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng. O B A Câu 4 (2đ) Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 25 cm được treo thẳng đứng. Khi treo vào đầu phía dưới của lò xo một vật khối lượng m1 = 250 g thì lò xo có chiều dài l1 = 30 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ cứng của lò xo và chiều dài l2 của lò xo này khi treo vật khối lượng m2 = 320 g. Câu 5 (1đ) Một thanh AB = 1,2 m đồng chất tiết diện đều có trọng lượng P = 1,5 N, có thể quay quanh trục qua O với OA = 50 cm. Lực tác dụng F2 = 1,5 N đặt tại B (như hình vẽ). Tính độ lớn lực F1 đặt tại A, để thanh AB thăng bằng nằm ngang. Câu 6 (2đ) Một vật khối lượng m = 50 kg đặt nằm yên trên mặt sàn nằm ngang. Vật được kéo với một lực F = 260 N có hướng song song với mặt sàn. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là = 0,4 và lấy g = 10 m/s2. Tính gia tốc của vật và quãng đường vật trượt được sau thời gian 4 s kể từ lúc bắt đầu trượt. . HẾT .. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Đề A NỘI DUNG Điểm Câu 1 (1,5đ) + ĐịnhINiutơn: (SGK) + Quán tính: (SGK) 1đ 0,5 đ Câu 2 (1,5 đ) +Định luật vạn vật hấp dẫn: (SGK) + Công thức – tên – đơn vị - hình (SGK) 1 đ 0,5 đ Câu 3 (2đ) + Momen lực (SGK) + Công thức – tên – đơn vị - hình (SGK) + Quy tắc momen lực (SGK) 0.5đ 0,5đ 1đ Câu 4(2đ) + Khi vật m1 đứng yên cân bằng: P1 = F1đh à k (l1 – l0) = m1g à k = 40 N/m + Khi vật m2 đứng yên cân bằng: P2 = F2đh à k (l2 – l0) = m2g à l2 = 0,275 m = 27,5 cm 1đ 1đ Câu 5 (1đ) + Điều kiện cân bằng: M(F1/O) = M(P/O) + M(F2/O) + F1 .OA = P.OG + F2. OB à F2 = 2 N 0,5đ 0,5đ Câu 6 (2đ) + Theo định lụât II Niutơn, ta có: (*) + Chiếu hệ thức ( *) lên hai trục Ox Oy Ox/ Fk – Fmst = m a (1) Oy/ N = P = mg -à Fmst = mg (2) à Fk - = ma (thế số đúng đơn vị ) à a= 1,25 m/s2 + Qunãng đường đi : s = ½ at2 = 22,5 m 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Đề B NỘI DUNG Điểm Câu 1 (1,5đ) + Định IIINiutơn: (SGK) + Đặc điểm của lực và phản lực: (SGK) 1đ 0,5 đ Câu 2 (1,5 đ) +Đặc điểm của lực ma sát trượt: (SGK) + Công thức – tên – đơn vị (SGK) 1 đ 0,5 đ Câu 3 (2đ) + Mặt chân đế (SGK) + Điều kiện cân bằng (SGK) + Tăng mức vững vàng (SGK) 0.5đ 0,5đ 1đ Câu 4(2đ) + Khi vật m1 đứng yên cân bằng: P1 = F1đh à k (l1 – l0) = m1g à k = 50 N/m + Khi vật m2 đứng yên cân bằng: P2 = F2đh à k (l2 – l0) = m2g à l2 = 0,314 m = 31,4 cm 1đ 1đ Câu 5 (1đ) + Điều kiện cân bằng: M(F1/O) = M(P/O) + M(F2/O) + F1 .OA = P.OG + F2. OB à F1 = 2,4 N 0,5đ 0,5đ Câu 6 (2đ) + Theo định lụât II Niutơn, ta có: (*) + Chiếu hệ thức ( *) lên hai trục Ox Oy Ox/ Fk – Fmst = m a (1) Oy/ N = P = mg -à Fmst = mg (2) à Fk - = ma (thế số đúng đơn vị) à a= 1,2 m/s2 + Qunãng đường đi : s = ½ at2 = 9,6 m 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ
Tài liệu đính kèm: