Ma trận câu hỏi đề kiểm tra: TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản Số câu 2 2 1 1 6 Câu số 1-2 3-4 5 6 2 Kiến thức tiếng Việt Số câu 1 1 1 1 4 Câu số 7 8 9 10 Tổng số câu 3 3 2 2 10 Trường Tiểu học Thạnh Phú 2 Điểm ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT Năm học:2016-2017 Lớp: 5.. BÀI: Đọc hiểu văn bản Phân xử tài tình Xưu có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng. Một hôm, có hai người đàn bà đến công đường. Một người mếu máo : - Bẩm quan, con mang vải đi chợ, bà này hỏi mua, rồi cướp tấm vải bảo là của mình. Người kia cũng rưng rưng nước mắt : - Tấm vải là của con. Bà này lấy trộm. Đòi người làm chứng nhưng không có, quan cho lính về nhà họ xem. Cả hai đều có khung cửi như nhau, cùng mang vải ra chợ bán hôm ấy. Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo : - Hai người đều có lí nên ta xử thế này : tấm vải xé đôi, mỗi người một nữa. Thừa lệnh, lính đo vải xé ngay. Một người đàn bà bật khóc. Lập tức, quan bảo đưa cả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại. Sau một hồi tra hỏi, kẻ kia phải cúi đầu nhận tội. Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa. Sư cụ đón tiếp kính cẩn, rồi nhờ tìm hộ số tiền của nhà chùa bị mất. Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo : - Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật . Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ. Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ kẻ có tật hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội. Theo Nguyễn Đổng Chi I-Đọc thầm và làm bài tập:(7 điểm) Học sinh đọc thầm bài Phân xử tài tình dưới đây và đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng Câu 1: (0,5 điểm) Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? Đánh dấu x vào ô trước câu trả lời đúng a) Phân xử xem ai là người tốt. b) Phân xử xem người bán vải tốt hay vải xấu. c) Phân xử xem miếng vải của ai. Câu 2: (0,5 điểm) Quan án đã dùng biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Đánh dấu x vào ô trước câu trả lời đúng a) Buộc người lấy cắp phải khai nhận. b) Quan cho cắt tấm vải làm đôi chia cho mỗi người một nửa. c) Quan xử theo phán đoán riêng của bản thân. Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là kẻ cắp? Đánh dấu x vào ô trước câu trả lời đúng a) Vì tấm vải không phải của mình nên người đó không khóc vì không thấy tiếc của. b) Vì người đó không chân thật. c) Vì người đó không thích có cả tấm vải. Câu 4: (0,5 điểm) Vì sao quan lại dùng cách cho mỗi người cầm nắm thóc đã ngâm nước chạy đàn niệm Phật để tìm ra kẻ gian? Đánh dấu x vào ô trước câu trả lời đúng a) Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm. b) Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt. c) Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ. Câu 5: (0,5 điểm) Quan án đã làm gì để tìm ra kẻ lấy trộm tiền trong chùa Viết câu trả lời của em. ... ... Câu 6: (0,5 điểm) Nội dung bài đọc nói lên điều gì? Câu 7: (1 điểm) Câu “ Tuy vụ án khó khăn nhưng quan vẫn tìm ra thủ phạm” là câu ghép có các vế câu nối với nhau bằng cách nào? a) Nối với nhau bằng cặp quan hệ từ. b) Nối với nhau bằng các cặp từ hô ứng. c) Không dùng từ nối. Câu 8: (1 điểm) Các vế của câu ghép “Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì kẻ có tật mới hay giật mình.” thể hiện mối quan hệ gì? Đánh dấu x vào ô trước câu trả lời đúng a) Nguyên nhân - kết quả. c) Kết quả - nguyên nhân. b) Điều kiện - kết quả. d) Tăng tiến. Câu 9 : (1điểm) Hai câu "Xưa, có một vị quan án rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.” liên kết với nhau bằng cách nào? Đánh dấu x vào ô trước câu trả lời đúng và ghi vào chỗ trống từ đúng a) Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là từ .., thay thế cho từ b) Bằng cách lặp từ ngữ , đó là từ c) Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ. Câu 10 (1 điểm) Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm để nối hai vế của câu ghép sau: ông quan này thông minh, tài trí và hiểu tâm lí con người...ông đã phá được nhiều vụ án phức tạp. Trường Tiểu học Thạnh Phú 2 Điểm ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT Năm học:2016-2017 Lớp: 5.. KIỂM TRA VIẾT 1/. Bài viết chính tả (2 điểm) GV đọc cho học sinh viết bài 1 đoạn đã chọn ( Ruộng cà chua) 2/. Tập làm văn : (8 điểm) Đề bài : Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN: TIẾNG VIỆT NĂM HỌC: 2016-2017 A/ KIỂM TRA ĐỌC: I - Bài đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc đúng tiếng, đúng từ - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu - Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu) II - Đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm) Câu 1: c (0,5đ) Câu 2: b (0,5đ) Câu 3: a ( 0,5đ) Câu 4: b (0,5đ) Câu 5: Quan an cho... (0,5đ)Câu 6: Đại ý bài (0,5đ) Câu 7: a (0,5đ) Câu 8 c: (0,5đ) Câu 9: a- Bằng cách thay thế từ ngữ. (1đ) Đó là từ ông, thay thế cho từ quan án. (1đ) Câu 10: HS tìm được cặp quan hệ từ phù hợp với nội dung câu cho 1 điểm VD : Vì ông quan này thông minh, tài trí và hiểu tâm lí con người nên ông đã phá được nhiều vụ án phức tạp. B/ KIỂM TRA VIẾT: I - Chính tả: (2điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng (2 điểm) . II - Tập làm văn: 8điểm - Bài làm đầy đủ 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài và tả được quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai. Câu văn dùng đúng từ, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp đạt 8 điểm. - Tùy mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể đạt các mức Gv cho điểm theo tình hình lớp B.Kiểm tra viết (10 điểm) Chính tả nghe – viết (2 điểm) (20 phút) Ruộng cà chua đẹp từ lúc trồng cho đến khi thu hái.Mới ngày nào cây còn bé xíu, thế rồi cây vươn ngọn, tỏa hết sức mình. Cả cánh đồng chỉ còn lại những tầng lá như thảm đen, thêu màu xanh, nối màu xanh của tre làng với bờ đê cỏ may song sóng.Rồi từ cái chăn hoa gấm xanh ấy bỗng hiện ra những chùm hoa vàng xinh xắn. Nắng đến gửi thêm đẹp trên hoa khiến màu hoa vàng càng xốp như những giọt nắng kết tinh. Theo Ngô Văn Phú Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Tả quyển sách Tiếng Việt 5 tập 2
Tài liệu đính kèm: