Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Phú Lộc

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Phú Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Phú Lộc
Trường Tiểu học Phú Lộc
Lớp 4
Học sinh:..
Điểm
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Năm học 2016-2017
Môn TIẾNG VIỆT - Lớp 4
Bài Đọc thầm
 Đề bài: Đọc thầm bài Sầu riêng, sau đó đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Sầu riêng
 Sầu riêng là lọai trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
 Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
 Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. 
 Mai Văn Tạo
Câu 1. Sầu riêng là đặc sản vùng nào (M1) 0,5 điểm ?
a/ Miền Bắc
b/ Miền Nam
c/ 	Miền Trung
Câu 2. Hoa sầu riêng trổ vào thời điểm nào ? (M1) 0,5 điểm ?
a/ 	Đầu năm
b/ 	Giữa năm
c/ 	Cuối năm
Câu 3. Mùa trái rộ của sầu riêng vào tháng nào ? (M1) 0,5 điểm ?
a/ 	Tháng một, tháng hai ta
b/ 	Tháng ba, tháng tư ta 
c/ 	Tháng tư, tháng năm ta
Câu 4: Chọn từ chỉ hương vị của trái sầu riêng để điền vào chỗ chấm. Chọn từ thích hợp (thơm ngát, thơm dịu) (M1) 0,5 điểm
Gió đưa hương  như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn.
Câu 5. Nối cột A với cột B ( 0.5 điểm) (M2)
 Cột A	 Cột B
lủng lẳng dưới cành
Quả sầu riêng
màu trắng ngà
quyến rũ đến kì lạ
Câu 6. Cánh hoa sầu riêng được so sánh như? (M2) 0,5 điểm
a/ 	Tổ kiến
b/ 	Vảy cá
c/ 	 Hương bưởi
Câu 7: Mỗi cuống hoa sầu riêng sẽ thể hiện điều gì ? ( M2 ) 0,5 điểm 
 a/ Ra một lá 
 b/ Ra một trái 
 c/ Ra một cành 
Câu 8. Câu « Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.” theo mẫu câu nào? (M3) 0,5 điểm
a/ 	Mẫu câu: Ai là gì?
b/ 	Mẫu câu: Ai làm gì?
c/ 	 Mẫu câu: Ai thế nào ?
Câu 9. Chủ ngữ trong câu “Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về dáng cây kì lạ này.” Chủ ngữ là? (M3) 0,5 điểm
a/ 	Đứng ngắm cây sầu riêng
b/ 	Tôi cứ nghĩ mãi
c/ 	 Tôi
Câu 10. Viết một câu theo mẫu câu kể Ai thế nào? Có vị ngữ là tính từ ( hoặc cụm tính từ ) chỉ màu sắc. (M4) 0,5 điểm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 KIÊM TRA VIẾT (10 điểm )
 Chính tả nghe – viết: (5 điểm) 20 phút
Sầu Riêng
 Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
 Tập làm văn (5 điểm) 35 phút
 Em hãy tả một cây mà em yêu thích ?
HƯỚNG DẪN CHẤM
1. Đọc thành tiếng (5 điểm)
- Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh theo lịch kiểm tra thống nhất của Phòng.
- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 90 chữ thuộc chủ đề đã học từ tuần 19 đến tuần 27 (giáo viên chọn trong SGK Tiếng Việt 4, tập II ; ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đã đánh dấu). sau đó, trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
 - GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau :
q Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm
 (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm ; đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm)
q Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm 
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm)
q Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0 điểm) 
q Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút ) : 1 điểm 
 ( Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút : 0 điểm )
q Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm
( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không được: 0 điểm)
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi ( 5 điểm )
Đáp án : 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
b
c
c
Thơm ngát
Cột A nối dòng 1 
cột B
b
b
a
c
Cây mai trước cửa nhà em rất đẹp.
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
I. Chính tả ( 5 điểm )
a) GV đọc cho học sinh (nghe- viết) bài chính tả “Sầu riêng”
 b. Đánh giá, cho điểm: 
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm. 
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; sai chữ thường - chữ hoa) : trừ 0,5 điểm
 Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn bị trừ 0,5 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn ( 5 điểm )
a) Đề bài:
 Em hãy tả một cây mà em yêu thích ?
	 b) Hướng dẫn đánh giá, cho điểm:
=> Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
 - Tả được một cây đủ các phần theo các yêu cầu đã học.
	+ Mở bài: Giới thiệu được một cây em thích
	+ Thân bài: 
	Tả bao quát cây(độ cao, thân cây, tán lá...)
	Tả từng bộ phận của cây (lá, hoa, quả...)
	+ Kết bài: Nêu lợi ích hoặc nêu được tình cảm 
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Có hình ảnh nhân hóa, so sánh khi tả cây.
=> Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
Ghi chú : 
 v Điểm số mỗi bài kiểm tra Đọc, Viết được tính là số nguyên theo nguyên tắc làm tròn 0,5 thành 1. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KT_GKII_lop_4_mon_TV.doc