Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 3 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 436Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 3 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì II Tiếng việt lớp 3 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong
 BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II 
Năm học 2016 - 2017
 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3..........
(Thời gian: 35 phút không kể giao đề)
Họ và tên: ........... .. Lớp: .. Số phách: ..............
Trường : Tiểu học Lê Hồng Phong Giám thị 1: , 2 .............................
 Số phách: ........
Điểm 
Lời nhận xét của giáo viên 
I.Kiểm tra đọc ( 4 điểm)
 - Kiểm tra trong các tiết ôn tập tuần 27
II. : Đọc thầm bài thơ và làm bài tập:
 Thả diều
Cánh diều no gió                      	Sáo nó thổi vang                         	Sao trời trôi qua                       	Diều thành trăng vàng.    
Cánh diều no gió                  	Tiếng nó trong ngần              
Diều hay chiếc thuyền               
Trôi trên sông Ngân.    
Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời
Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái 
Diều em lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại.
Cánh diều no gió
Nhạc trời reo vang
Tiếng diều xanh lúa
Uốn cong tre làng
TRẦN ĐĂNG KHOA
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây :
 Câu 1:(0,5 điểm) Câu thơ “ Cánh diều no gió” trong bài thơ được tác giả lặp lại mấy lần?
A. 3 lần         B.  4 lần            C.  5 lần 
 Câu 2:(0,5 điểm) Câu thơ “ Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng” tả cảnh diều vào lúc nào?
 A. Vào ban ngày             B.  Vào lúc hoàng hôn            C.  Vào ban đêm
Câu 3 : (1 điểm)  Em hiểu “Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng” là thế nào?
A. Diều bay cao ngang sao trời và biến thành mặt trăng.
B. Ở giữa những ngôi sao, cánh diều giống mặt trăng.
C. Khi không có sao, cánh diều giống mặt trăng.
Câu 4: (0,5 điểm)  Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ đặc điểm của sự vật?
A. thả diều, phơi, gặt hái
B. trong ngần, chơi vơi, xanh
C. cánh diều, chiếc thuyền, lưỡi liềm
Câu 5: (0,5 điểm)  Câu nào trong các câu dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?
A. Tiếng sáo diều trong ngần.
B. Bạn nhỏ thả diều trên cánh đồng.
C. Diều là chiếc thuyền trôi trên sông Ngân.
Câu 6: (0,5 điểm)  Dòng nào dưới đây có hình ảnh so sánh:
Cánh diều no gió – Tiếng nó trong ngần
Diều là hạt cau – Phơi trên nong trời
Tiếng diều xanh lúa – Uốn cong tre làng
Câu 7: (0,5 điểm)  Bộ phận in đậm trong câu : “Cánh diều no gió ” trả lời cho câu hỏi nào ?	
Ai ? B. Thế nào ? C. Làm gì ?
Câu 8: (1 điểm) : Tìm và viết các tiếng có trong bài được bắt đầu bằng : 
 d/r/gi : ..
 s/x : 
Câu 9: (1 điểm)  Nêu cảm nghĩ của em khi đọc bài thơ.
..................................
 BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II 
Năm học 2016 - 2017
 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3..........
(Thời gian: 35 phút không kể giao đề)
Họ và tên: ........... .. Lớp: .. Số phách: ................
Trường : Tiểu học Lê Hồng Phong Giám thị 1: , 2 .................................
 Số phách: ........
Điểm 
Lời nhận xét của giáo viên 
I.Kiểm tra đọc ( 4 điểm)
 - Kiểm tra trong các tiết ôn tập tuần 27
II. : Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập:
Dũng sĩ của rừng xanh
Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác, yên trí tung mình đạp gió mà tập bay. Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo ra những tiếng kêu vi vút, vi vút như âm thanh của dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khỏe và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy khỏe mà đàn áp các giống chim khác. 
Đại bàng rất hiền lành, nhưng khi bị kẻ thù xâm phạm thì cũng chiến đấu rất quyết liệt. Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ. Vũ khí lợi hại của nó là cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe. Đại bàng có thể quắp những chú khỉ con bay lên cao rồi thả xuống đất, hoặc dùng vuốt nhọn xé chết. Dù sau đó có phải rời tổ bay đi nơi khác, chúng cũng không chịu để cho bầy khỉ vào tổ cướp trứng của mình. Với sức khỏe tung hoành trên trời cao, đại bàng xứng đáng được gọi là «Dũng sĩ của rừng xanh ».
( Theo Thiên Lương)
 Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc điền vào chỗ chấm :
Câu 1( 0,5 điểm). Đoạn văn tả con vật nào ?
 A. khỉ B. chim c. đại bàng
Câu 2( 0,5 điểm). Vũ khí lợi hại của đại bàng là gì ?
A. Bộ vuốt nhọn hoắt và đôi cánh chắc khỏe.
B. Cặp mỏ nhọn và đôi chân rất chắc khỏe.
C. Cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe.
 Câu 3 ( 1 điểm). Đại bàng chiến đấu quyết liệt với lũ khỉ vì lí do gì ?
Câu 4 ( 1 điểm). Vì sao đại bàng được gọi là « Dũng sĩ của rừng xanh » ?
........................
 Câu 5 ( 1 điểm). Trong câu  « Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cành cây cao canh gác, yên trí tung mình đạp gió mà tập bay ». Đại bàng con được nhân hóa bằng cách :
A. Gọi bằng từ ngữ dùng để gọi người. 
B. Tả bằng từ ngữ dùng để tả người.
C. Cả A và B đều đúng.
 Câu 6 ( 1 điểm) : Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Như thế nào ?
 + Mùa xuân đến ! Vạn vật sung sướng chào đón những tia nắng ấm áp.
 + Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.
 Câu 7 ( 1 điểm). Điền vào chỗ chấm ch/ tr
.......ăm ......ỉ ; 
......ăng ......ắng; 
tròn .......ịa
.......ào mào; 
đằng .....ước;  ......ò .....ơi

Tài liệu đính kèm:

  • docxBAI_KIEM_TRA_GIUA_HOC_KY_II_MON_TIENG_VIET_LOP_3.docx