Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt, Toán lớp 4 (Kèm đáp án)

doc 19 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1098Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt, Toán lớp 4 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt, Toán lớp 4 (Kèm đáp án)
Họ và tên:.	KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (2011 – 2012) 
Lớp :. MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I. Phần đọc: 10 điểm
1. Đọc hiểu: 5 điểm – Thời gian: 25 phút
	Dựa vào nội dung bài Thư thăm bạn (TV4, tập 1, trang 25), khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để:
Hỏi thăm sức khỏe của Hồng
Chia buồn với Hồng
Trao đổi về thành tích học tập.
Câu 2: Những chi tiết cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng là:
Khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm
Khuyến khích Hồng noi gương cha vượt qua nỗi đau
Cả 2 ý trên.
Câu 3: Trường bạn Lương đã làm gì để ủng hộ giúp đỡ các bạn vùng lũ lụt?
Quyên góp đồ dùng học tập
Quyên góp đồ dùng sinh hoạt hằng ngày
Góp mì tôm, gạo.
Câu 4: Dòng nào sau đây gồm các từ láy?
Dẻo dai, bờ bãi, nô nức
Nhảy nhót, nô nức, cứng cáp
Nhảy nhót, nô nức, dẻo dai.
Câu 5: Ý nghĩa của từ tự trọng là:
Tin vào bản thân mình
Quyết định lấy công việc của mình
Coi trọng và giữ gìn phẩm chất của mình.
Câu 6: Viết 2 từ cùng nghĩa với từ ước mơ:
.
Câu 7: Ghi lại các động từ trong câu văn sau: “Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.”
2.Đọc thành tiếng: 5 điểm
	Giáo viên chọn một đoạn văn trong bài tập đọc trong chương trình giữa học kì I lớp 4 có độ dài khoảng 70 đến 75 chữ.
	Mỗi học sinh đọc trong thời gian khoảng 1 phút.
II. Phần viết: 10 điểm
Chính tả: 5 điểm – Thời gian 15 phút
Bài: Người viết truyện thật thà (TV4, T1, trang 56)
Tập làm văn: 5 điểm – Thời gian 40 phút
Đề bài: Nhân dịp năm mới, em hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
Họ và tên:.	KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (2011 – 2012) 
Lớp :. MÔN: TOÁN – LỚP 4
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Phần 1: 3 điểm
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu1: Số “Năm trăm triệu không nghìn năm trăm linh bốn” viết là:
A. 5 000504
B.50 000 504
C.500 000 504
D.500 504
Câu 2: Các số viết theo thứ tự tăng dần là:
A. 24 767, 24 677, 93 205, 93 025
B. 24 677, 24 767, 93 025, 93 205
C. 24 677, 24 767, 93 205, 93 025
D. 93 205, 93 025, 24 767, 24 677
Câu 3: Số trung bình cộng của 21, 54, 27 là:
A. 34
B. 35
C. 36
D. 37
Câu 4: Năm 1879 thuộc thế kỉ:
A. 17
B. 18
C. 19
D. 20
Câu 5: Cho hình thang như hình vẽ:
Hình thang trên có mấy cặp cạnh song song với nhau?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 6: 3 tấn 500kg =  kg
A. 3500
B. 3050
C. 3005
D. 350
 Phần 2: 7 điểm
 Câu 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (2 điểm)
 4tạ 30kg = ..kg 3giờ 10phút = ..phút
 5kg 45g = ..g thế kỉ = ..năm
 Câu 2: Tính giá trị biểu thức: (2 điểm)
 468 : 6 + 61 x 2 5000 : (726 : 6 – 113)
 = =
 = =
 = =
 = =
Câu 3: (3 điểm)
Hai phân xưởng làm được 2100 sản phẩm. Phân xưởng thứ nhất làm được ít hơn phân xưởng thứ hai 200 sản phẩm. Hỏi mỗi phân xưởng làm được bao nhiêu sản phẩm?
Bài làm:
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT
I. Phần đọc: 10 điểm
1. Đọc hiểu: 5 điểm 
Câu 1: B (0,5 điểm)
Câu 2: C (0,5 điểm)
Câu 3: A (0,5 điểm)
Câu 4: B (0,5 điểm)
Câu 5: C (1điểm)
Câu 6: viết đúng 1 từ ghi 0,5 điểm (1điểm)
Câu 7: viết đúng 1 từ ghi 0,25 điểm (1điểm).
2. Đọc thành tiếng: 5 điểm
 Đọc trôi chảy, đúng tốc độ, tương đối diễn cảm ghi 5 điểm.
 Đọc sai 1 đến 2 tiếng trừ 1 điểm.
 Các điểm số khác GV xem ghi hợp lý.
II. Phần viết: 10 điểm
1. Chính tả: 5 điểm
 Bài viết rõ ràng, trình bày đẹp, không sai lỗi chính tả ghi 5 điểm.
 Viết sai 1 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm (lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần)
2. Tập làm văn: 5 điểm
 Viết được bài văn viết thư diễn đạt mạch lạc, đúng yêu cầu đề bài, trình bày sạch đẹp ghi 5 điểm. Các điểm số khác GV xem ghi hợp lý.
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN MÔN TOÁN
Phần 1: 3 điểm
Đúng 1 ý ghi 0,5 điểm
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 6: B
Câu 5: A
Phần 2: 7 điểm
Câu 1: 2 điểm
Điền đúng mỗi chỗ chấm ghi 0,5 điểm.
Câu 2: 2 điểm
Tính đúng mỗi biểu thức ghi 1 điểm.
Câu 3: 3 điểm
Bài giải:
Số sản phẩm phân xưởng thứ nhất làm được là: (0,25 điểm)
(2100 – 200) : 2 = 950 (sản phẩm) (1 điểm)
Số sản phẩm phân xưởng thứ hai làm được là: (0,25 điểm)
950 + 200 = 1150 (sản phẩm) (1 điểm)
Đáp số: Phân xưởng thứ nhất: 950 sản phẩm (0,25 điểm)
 Phân xưởng thứ hai: 1150 sản phẩm. (0,25 điểm)
Họ và tên:. KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2013 – 2014) 
Lớp :. MÔN: TOÁN – LỚP 4
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I. Trắc nghiệm: (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Số thích hợp viết vào chỗ chấm để 40km2 =  m2 là:
A. 40 000
B. 400 000
C. 4 000 000
D. 40 000 000
Câu 2: Diện tích hình bình hành có độ dài đáy 12cm, chiều cao 4cm là:
A. 24cm2
B. 24cm
C. 48cm2
D. 48cm
Câu 3: Nối mỗi phân số ở cột trái với phân số bằng nó ở cột phải:
Câu 4: Đúng ghi Đ – Sai ghi S:
a) 
Câu 5: Phép trừ - có kết quả là: 
A. 5
B. 
C. 
D. 
Câu 6: Tìm x: x - = .
A. x = 
B. x = 
C. x = 
D. x = 
II. Tự luận: (4 điểm)
Câu 1: Tính:
a) x =
b) : =
c) x - =
 =
Câu 2: Một kho chứa 23 450kg cà phê. Lần đầu lấy ra 2710kg cà phê, lần sau lấy ra gấp đôi lần đầu. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki- lô- gam cà phê?
Bài giải:
..............................................................................................
...
..............................................................................................
...
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN MÔN TOÁN
I. Trắc nghiệm: (6 điểm)
	Mỗi câu trả lời đúng ghi 1 điểm.
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3:
Câu 4: a) S b) Đ
Câu 5: B
Câu 6: A
II. Tự luận: (4 điểm)
Câu 1: Tính: ( 2 điểm)
a) x = ( 0,5 điểm)
b) : = x = ( 0,5 điểm)
c) x - = - = - = ( 1 điểm)
Câu 2: ( 2 điểm) Bài giải:
 Số ki- lô- gam cà phê lần sau lấy ra là: ( 0, 25 điểm)
 2710 x 2 = 5420 (kg) ( 0, 25 điểm)
 Số ki- lô- gam cà phê hai lần lấy ra là: ( 0, 25 điểm)
 5420 + 2710 = 8130 (kg) ( 0, 25 điểm)
 Số ki- lô- gam cà phê trong kho còn lại là: ( 0, 25 điểm)
 23 450 – 8130 = 15320 (kg) ( 0, 5 điểm)
 Đáp số: 15320 kg. ( 0, 25 điểm)
Họ và tên:.	KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2013 – 2014) 
Lớp :. MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
Điểm
Nhận xét của giáo viên
II. Phần đọc: 10 điểm
1. Đọc thầm: 5 điểm – Thời gian: 15 phút	 
	Mùa hoa dẻ
	Cứ mỗi độ hè về, con đường làng quê tôi vàng một màu hoa dẻ.
	Từ đầu hè đã lác đác vài chùm hoa chín. Hoa dẻ màu vàng ruộm, cái sắc vàng rất tươi, rất trong trẻo. Từng chùm hoa nom giống như những chiếc đèn lồng xinh xinh, các cánh hoa buông dài mềm mại.
	Hương hoa dẻ có mùi thơm rất dễ chịu. Thú vị nhất là được thưởng thức hương hoa dẻ từ xa, trên con đường mát rượi bóng cây. Khi đang đi, bất chợt ta thấy thoang thoảng một mùi thơm ngan ngát mát dịu. Có thể ta chưa nghĩ ra đó là hương thơm của hoa dẻ và sẽ ngước mắt lên vòm lá tìm kiếm và chợt nhận ra những chùm hoa dẻ đầu tiên đã chín vàng treo lủng lẳng ẩn hiện trong vòm lá	xanh biếc.
	Tôi yêu cái vẻ đẹp bình dị, dịu dàng của hoa dẻ. Dẫu đã xa tuổi học trò, nhưng cứ mỗi độ hè về, tôi lại bồi hồi nhớ về một mùa hoa dẻ.
	Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Hoa dẻ chín vào thời gian nào ?
A. Mùa đông.
B. Mùa đông xuân.
C. Mùa hè.
Câu 2: Hoa dẻ có mùi thơm như thế nào ?
A. Dễ chịu.
B. Man mát.
C. Cả hai ý trên.
Câu 3: Có thể thay từ “bình dị” trong câu “Tôi yêu cái vẻ đẹp bình dị, dịu dàng của hoa dẻ.” bằng từ nào dưới đây ?
A. Đơn giản.
B. Bình thường.
C. Giản dị.
Câu 4: Vì sao cứ mỗi độ hè về, tác giả lại bồi hồi nhớ về một mùa hoa dẻ ?
A. Vì tác giả yêu vẻ đẹp và hương thơm của hoa dẻ.
B. Vì hoa dẻ chín vào mùa hè, gắn với kỉ niệm tuổi học trò của tác giả.
C. Cả hai ý trên.
Câu 5: Trong bài có những loại câu nào em đã học ?
A. Chỉ có câu kể.
B. Chỉ có câu kể, câu khiến.
C. Có cả câu kể, câu khiến, câu hỏi.
Câu 6: Chủ ngữ trong câu “Cứ mỗi độ hè về, con đường làng quê tôi vàng một màu hoa dẻ.” là :
A. Con đường làng.
B. Con đường làng quê tôi.
C. Cứ mỗi độ hè về.
Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?
A. xinh xinh, mềm mại, mát rượi, dịu dàng.
B. thoang thoảng, mềm mại, trong trẻo, lủng lẳng.
C. lác đác, mềm mại, thưởng thức, mát dịu.
2. Đọc thành tiếng: 5 điểm	
 Giáo viên viết vào giấy, cho học sinh bốc thăm để đọc một đoạn trong các bài sau: 
+ Khuất phục tên cướp biển (trang 66).
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính (trang 71).
+ Ga- vrốt ngoài chiến lũy (trang 80).
+ Dù sao trái đất vẫn quay (trang 84).
Điểm đọc tiếng: ..
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2013 – 2014)
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
I. Phần viết: 10 điểm
1. Chính tả: 5 điểm – Thời gian: 15 - 20 phút
Lá bàng
	Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài.
2. Tập làm văn: 5 điểm – Thời gian: 30 – 35 phút.
Đề bài: Em hãy tả một cây bóng mát hoặc một cây hoa mà em thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT
I. Phần viết: 10 điểm
1. Chính tả: 5 điểm
 Bài viết rõ ràng, trình bày đẹp, không sai lỗi chính tả ghi 5 điểm.
 Viết sai 1 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm (lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần)
2. Tập làm văn: 5 điểm
 Nội dung đủ, đúng yêu cầu, diễn đạt rõ ý : 3 điểm.
 Câu văn đúng từ ngữ, ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả : 1 điểm.
 Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp : 1 điểm.
II. Phần đọc: 10 điểm
1. Đọc hiểu: 5 điểm 
Câu
Đáp án
Điểm
1
C
0,5
2
A
0,5
3
C
1
4
C
0,5
5
A
1
6
B
0,5
7
B
1
2. Đọc thành tiếng: 5 điểm
 Đọc trôi chảy, đúng tốc độ (khoảng 85 tiếng/ phút), tương đối diễn cảm ghi 5 điểm.
 Đọc ê a, không ngắt nghỉ hơi hoặc sai 2 đến 3 tiếng trừ 1 điểm.
TRƯỜNG TH CAM PHƯỚC ĐÔNG 2
HỌ TÊN:
LỚP: 3/ 3 
Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2015
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC : 2015 -2016
	Môn : TOÁN – LỚP 3	
Thời gian làm bài: 40 phút
Nhận xét:
.
..
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 12 x 7 20 x 6
 .. .
 .. .
 .. .
 .. .
 86 : 2 99 : 3
 .. .
 .. .
 .. .
 .. .
Bài 2: Tìm x:
 x : 2 = 24 36 : x = 6
 .. .
 .. .
 .. .
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 2m = ....... cm 7dam = ....... m
 3m 2dm = ... dm 6hm = ...... dam
Bài 4: Chị nuôi được 12 con gà. Mẹ nuôi được nhiều gấp 3 lần số gà của chị. Hỏi mẹ nuôi được bao nhiêu con gà ?
Bài giải:
Bài 5: 
a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 9cm.
b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB.
TRƯỜNG TH CAM PHƯỚC ĐÔNG 2
HỌ TÊN:
LỚP: 3/ 3 
Thứ năm ngày 05 tháng 11 năm 2015
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC : 2015 -2016
	Môn : TIẾNG VIỆT – LỚP 3	
Thời gian làm bài: 30 phút
Nhận xét:
.
..
A. KIỂM TRA ĐỌC
Đọc thầm câu chuyện dưới đây:
CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN
 Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
 Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo:
 - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
 Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
 - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
 Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
 Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
 Theo Truyện cổ dân tộc Chăm
 Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Ngày xưa, loài kiến sống ở đâu?
Sống theo đàn
Sống theo nhóm
Sống lẻ một mình
Câu 2: Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì?
Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn
Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn
Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày
Câu 3: Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt?
Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động
Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ
Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại
Câu 4: Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
Đàn kiến đông đúc
Người đông như kiến
Người đi rất đông
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả: (15 phút)
 Bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học” – trang 51 – SGK Tiếng Việt tập 1.
 (Từ Cũng như tôi... hết)
II. Tập làm văn: (20 phút)
Đề bài: Hãy kể lại buổi đầu em đi học.
Gợi ý: 
Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết thế nào?
Ai dẫn em đến trường?
Lúc đầu, em bỡ ngỡ ra sao?
Các bạn ở lớp thế nào?
Trong buổi học đầu tiên, điều gì làm em nhớ nhất?
TRƯỜNG TH CAM PHƯỚC ĐÔNG 2
HỌ TÊN:
LỚP: 3/ 3 
Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2016
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
 NĂM HỌC : 2015 -2016
	Môn : TOÁN – LỚP 3	
Thời gian làm bài: 40 phút
Nhận xét:
.
..
I. TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Bài 1 : Trong các số 7546; 7465; 7564; 7456, số lớn nhất là:
A. 7546
B. 7465
C. 7564
D. 7456
Bài 2 : Trong cùng một năm, ngày 29 tháng 3 là ngày thứ ba, ngày 2 tháng 4 là ngày:
A. Thứ tư
B. Thứ năm
C. Thứ sáu
D. Thứ bảy
Bài 3 : Tìm x biết: x : 3 = 402
A. x = 134
B. x = 1206
C. x = 405
D. x = 1216
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
Bài 4 : Cho hình tròn tâm O :
A
O
B
Bán kính của hình tròn trên là .......................................
Bài 5 : Đoạn thẳng AB dài 10 cm. Hãy xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB.
 A . . B
II. TỰ LUẬN
Bài 1 : Đặt tính rồi tính:
5739 + 2446
7482 – 946
1928 x 3
8970 : 6
...............................
...............................
...............................
...............................
...............................
...............................
...............................
...............................
...............................
...............................
...............................
...............................
...............................
...............................
...............................
...............................
 Bài 2 : Có 2135 quyển vở được xếp vào 7 thùng. Hỏi 5 thùng đó có bao nhiêu quyển vở?
Bài giải:
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
TRƯỜNG TH CAM PHƯỚC ĐÔNG 2
HỌ TÊN:
LỚP: 3/ 3 
Thứ năm ngày 24 tháng 3 năm 2016
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
 NĂM HỌC : 2015 -2016
	Môn : TIẾNG VIỆT – LỚP 3	
Thời gian làm bài: 30 phút
Nhận xét:
.
..
A. KIỂM TRA ĐỌC
Đọc thầm bài “Nhà ảo thuật” và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Hai chị em gặp chú Lý ở đâu?
A. Ở rạp xiếc
B. Ở nhà ga
C. Ở chỗ bán vé
Câu 2 : Vì sao chị em Xô- phi không đi xem ảo thuật?
A. Vì bố đang bị ốm
B. Vì không có tiền
C. Vì hai chị em Xô- phi không thích xem ảo thuật.
Câu 3 : Khoanh vào trước câu có hình ảnh nhân hóa.
A. Hôm nay, trời trong xanh và cao.
B. Trong vườn, những đóa hoa đang tỏa hương thơm ngát.
C. Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi.
Câu 4 : Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng trong câu:
Ê- đi- xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.
Câu hỏi: ............................................................................................................
Câu 5 : Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? trong câu dưới đây:
Vì trời hạn hán nên các bác nông dân không có nước tưới cây.
Câu 6 : Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:
Mùa xuân hoa mai hoa cúc khoe sắc vàng tươi.
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả: (15 phút)
 Bài: “Tiếng đàn” – trang 54 – SGK Tiếng Việt tập 2.
 (Từ Tiếng đàn bay ra vườn ... hết)
II. Tập làm văn: (20 phút)
Đề bài: Hãy viết về một người lao động trí óc mà em biết.
Gợi ý: 
Người đó là ai, làm nghề gì?
Người đó hằng ngày làm những việc gì?
Người đó làm việc như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docHK1.doc