Đề kiểm tra giữa học kì I Sinh học lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến

docx 13 trang Người đăng dothuong Lượt xem 575Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Sinh học lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì I Sinh học lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN
Họ và tên:.
Lớp: 8.
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Sinh học - Tiết: 20
Thời gian: 15 phút
Duyệt
Điểm:
Lời phê của thầy(cô):
Mã đề
I
Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất :Mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1. Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường là:
 A. Chất tế bào B. Màng sinh chất C. Màng sinh chất, nhân D. Nhân. 
Câu 2: Mô liên kết có chức năng?
A. Liên kết các cơ quan trong cơ thể với nhau D. Bảo vệ các cơ quan
C. Giúp các cơ quan hoạt động dễ dàng B. Điều hoà hoạt động các cơ quan 
Câu 3: Một người kéo một vật có trọng lượng 20N từ nơi thấp đến nơi cao khoảng cách 10m thì công của cơ sinh ra là:
 A. 20 N/m B. 100 N/m C. 200 N/m D. 1000 N/m
Câu 4 : Sơ đồ vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn lớn :
A . Tâm thất tráiàđộng mạch chủà mao mạchà tĩnh mạch phổià tâm nhĩ trái 
B . Tâm thất tráiàđộng mạch chủà mao mạchà tĩnh mạch phổià tâm nhĩ phải 
C . Tâm thất tráiàđộng mạch phổià mao mạchà tĩnh mạch chủà tâm thất trái 
D . Tâm thất tráiàđộng mạch chủà mao mạch à tĩnh mạch chủà tâm nhĩ phải 
Câu 5: Tỉ lệ nước có trong huyết tương là bao nhiêu?
A. 80%	B. 90%	C. 70%	D. 10%
Câu 6: Loại tế bào tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên:\
A. Tế bào limpho T C. Bạch cầu ưa axit C. Bạch cầu ưa kiềm D. Tế bào limpho B
Câu 7. Nôí đáp án ở cột A với cột B ( mỗi ý 0,25 điểm ) : Nêu chức năng mỗi hệ cơ quan 1 cách chính xác bằng cách hoàn thành bài tập sau: Nối những câu tương ứng với nhau (1, 2, 3) với (a, b, c)
Chức năng(B)
a. Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể và môi trường
b. Vận động cơ thể
c. Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết.
d. Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động các cơ quan.
e.Lọc thải các chất dư thừa, độc hại, góp phần ổn định môi trường trong.
Hệ cơ quan(A)
1. Hệ bài tiết
2. Hệ tuần hoàn
3. Hệ thần kinh
4. Hệ hô hấp
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN
Họ và tên:.
Lớp: 8.
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Sinh học - Tiết 20
Thời gian: 15 phút
Duyệt
Điểm:
Lời phê của thầy(cô):
Mã đề
II
I.Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất :Mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1. Nơi xảy ra quá trình tổng hợp prôtêin của tế bào là:
 A. Trung thể B. Lưới nội chất C. Ribôxôm D. Nhân con
Câu 2: Mô thần kinh có chức năng:
A. Liên kết các cơ quan trong cơ thể C. Co dãn tạo nên sự vận động
B. Bảo vệ, hấp thụ và tiết D. Điều khiển hoạt động các cơ quan 
Câu 3: Một người kéo một vật có khối lượng 5kg từ nơi thấp đến nơi cao khoảng cách 10m thì công của cơ sinh ra là:
 A. 50 N/m B. 100 N/m C. 500 N/m D. 1000 N/m
Câu 4 . Sơ đồ vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn nhỏ :
A . Tâm thất phảiàđộng mạch chủà mao mạch phổià tĩnh mạch phổià tâm nhĩ trái 
B . Tâm thất phảiàđộng mạch phổià mao mạch phổià tĩnh mạch phổià tâm nhĩ trái 
C . Tâm thất phảiàđộng mạch phổià mao mạch phổià tĩnh mạch phổià tâm thất trái 
D . Tâm thất phảiàđộng mạch chủà mao mạch phổià tĩnh mạch phổià tâm nhĩ phải 
Câu 5: Những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể gọi là:
A. Kháng độc tố B. Kháng nguyên C. Tiểu cầu D Tất cả đều đúng
Câu 6: Là tế bào không có nhân, lõm 2 mặt giúp cơ thể vận chuyển và trao đổi O2, CO2: 
A. Bạch cầu	B. Tiểu cầu	C. Sinh tơ	D. Hồng cầu
Chức năng(B)
a. Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể và môi trường
b. Vận động cơ thể
c. Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết.
d. Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động các cơ quan.
e.Lọc thải các chất dư thừa, độc hại, góp phần ổn định môi trường trong.
Câu 7 : Nôí đáp án ở cột A với cột B ( mỗi ý 0,25 điểm ) : Nêu chức năng mỗi hệ cơ quan 1 cách chính xác bằng cách hoàn thành bài tập sau: Nối những câu tương ứng với nhau (1, 2, 3) với (a, b, c)
Hệ cơ quan (A)
1. Hệ vận động
2. Hệ tuần hoàn
3. Hệ thần kinh
4. Hệ hô hấp
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN
Họ và tên:.
Lớp: 8.
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Sinh học - Tiết 20
Thời gian: 15 phút
Duyệt
Điểm:
Lời phê của thầy(cô):
Mã đề
III
I.Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất : Mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1. Bộ phận có vai trò giúp tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường là:
 A. Chất tế bào B. Màng sinh chất C. Màng sinh chất, nhân D. Nhân.
Câu 2: Máu thuộc loại mô gì?
A. Mô biểu bì B. Mô cơ	 C. Mô liên kết	 D. Mô thần kinh 
Câu 3: Một người kéo một vật nặng 2,5kg từ nơi thấp đến nơi cao khoảng cách 10m thì công của cơ sinh ra là:
 A.250 N/m B. 100 N/m C. 25 N/m D. 1000 N/m
Câu 4 . Sơ đồ vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn nhỏ :
A . Tâm thất phảiàđộng mạch chủà mao mạch phổià tĩnh mạch phổià tâm nhĩ trái 
B . Tâm thất phảiàđộng mạch phổià mao mạch phổià tĩnh mạch phổià tâm nhĩ trái 
C . Tâm thất tráiàđộng mạch phổià mao mạch phổià tĩnh mạch phổià tâm thất phải 
D . Tâm thất phảiàđộng mạch chủà mao mạch phổià tĩnh mạch phổià tâm nhĩ phải 
Câu 5: Máu từ phổi về và tới các cơ quan có màu đỏ tươi là do:
A. Chứa nhiều cacbonic	B. Chứa nhiều oxi
C. Chứa nhiều axit lactic	D. Chưa nhiều dinh dưỡng.
Câu 6: Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là:
Hệ cơ quan (A)
1. Hệ vận động
2. Hệ thần kinh
3. Hệ tuần hoàn 
4. Hệ hô hấp
Chức năng (B)
a. Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể và môi trường
b. Vận động cơ thể
c. Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết.
d. Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động các cơ quan.
e.Lọc thải các chất dư thừa, độc hại, góp phần ổn định môi trường trong.
A. Limpho T B. Limpho B	C. Trung tính và mono D. Tất cả các ý trên.
Câu 7 : Nôí đáp án ở cột A với cột B ( mỗi ý 0,25 điểm ) : Nêu chức năng mỗi hệ cơ quan 1 cách chính xác bằng cách hoàn thành bài tập sau: Nối những câu tương ứng với nhau (1, 2, 3) với (a, b, c)
 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN
Họ và tên:.
Lớp: 8.
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Sinh học - Tiết 20
Thời gian: 15 phút
Duyệt
Điểm:
Lời phê của thầy(cô):
Mã đề
IV
I/ TRẮC NGHIỆM: (4đ) 
Hãy khoanh vào câu trả lời đúng nhất: Mỗi câu 0,5 điểm
Câu 1: Nhân có chức năng lần lượt là:
A. Trao đổi chất với môi trường ngoài. B. Trao đổi chất với môi trường trong cơ thể
C. Điều khiển hoạt động và giúp Tb trao đổi chất	D.Điều khiển hoạt động của Tb
Câu 2: Mô thần kinh có chức năng:
A. Liên kết các cơ quan trong cơ thể B. Co dãn tạo nên sự vận động
C. Bảo vệ, hấp thụ và tiết D. Điều khiển hoạt động các cơ quan 
Câu 3: Một người kéo một vật nặng 3kg từ nơi thấp đến nơi cao khoảng cách 10m thì công của cơ sinh ra là:
 A. 30 N/m B. 100 N/m C. 300 N/m D. 1000 N/m
Câu 4 : Sơ đồ vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn lớn :
A . Tâm thất phảiàđộng mạch chủà mao mạchà tĩnh mạch phổià tâm nhĩ trái 
B . Tâm thất tráiàđộng mạch chủà mao mạchà tĩnh mạch phổià tâm nhĩ phải 
C . Tâm thất tráiàđộng mạch chủà mao mạch à tĩnh mạch chủà tâm nhĩ phải 
D . Tâm thất tráiàđộng mạch phổià mao mạchà tĩnh mạch chủà tâm thất phải 
Câu 5: Trong máu, thể tích của các tế bào máu chiếm tỉ lệ:
 A. 35% B. 45% C. 55% D. 65%
Câu 6: Hãy chọn các loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào :
A. Bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa kiềm B. Bạch cầu ưa axit và bạch cầu ưa kiềm
C. Bạch cầu ưa kiềm và bạch cầu trung tính D. Bạch cầu mono và bạch cầu trung tính
Câu 7 : Nôí đáp án ở cột A với cột B ( mỗi ý 0,25 điểm ) : Nêu chức năng mỗi hệ cơ quan 1 cách chính xác bằng cách hoàn thành bài tập sau: Nối những câu tương ứng với nhau (1, 2, 3) với (a, b, c)
Hệ cơ quan (A)
1. Hệ bài tiết
2. Hệ tuần hoàn
3. Hệ hô hấp
4. Hệ thần kinh 
Chức năng (B)
a. Sự biến đổi thức ăn trong cơ thể thành những chất cần
b. Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể và môi trường 
c.Lọc thải các chất dư thừa, độc hại, góp phần ổn định môi trường trong.
d. Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động các cơ quan.
e. Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết.
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN
Họ và tên:.
Lớp: 8.
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Sinh học - Tiết 20
Thời gian: 30 phút
Duyệt
Điểm:
Lời phê của thầy(cô):
Mã đề
I
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 8:(1 điểm)Mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ. 
a. Lấy 1 ví dụ về phản xạ.(0.5 điểm)
b. Từ ví dụ trên em hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó? (0,5đ)
B
A
Câu 9: (1 điểm) 
a.Quan sát hình và cho biết tư thế ngồi nào đúng?
b.Hiện nay có nhiều người bị công vẹo cột sống, em hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến điều đó?
Câu 10: (2 điểm) Cho sơ đồ truyền máu sau và trả lời câu hỏi:
a)(1,5 điểm) Hãy hoàn thành sơ đồ truyền máu trên? Nêu đặc điểm các nhóm máu trên?
b) (0,5 điểm) Bố có nhóm máu B , có hai đứa con( Một đứa có nhóm máu O, một đứa có nhóm máu B). Đứa con có nhóm máu nào không thể nhận máu từ người bố? vì sao?
Câu 11: Khi gặp người bị gãy xương, bạn H liền nắn lại chổ xương gãy.
a) (1 điểm) Theo em bạn H làm vậy đúng hay sai? vì sao?
b) (1 điểm) Khi gặp người bị gãy xương em nên làm gì?
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN
Họ và tên:.
Lớp: 8.
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Sinh học - Tiết 20
Thời gian: 30 phút
Duyệt
Điểm:
Lời phê của thầy(cô):
Mã đề
II
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 8:(1 điểm) 
Phản xạ là gì? Nêu những thành phần cơ bản của một cung phản xạ?
Câu 9: Bạn Hà ngồi học thường hay nghiêng vẹo ( hình bên):
a) ( 0,5 điểm) Theo em bạn Hà ngồi học như vậy đúng hay sai? vì sao?
b)( 0,5 điểm) Để xương và cơ phát triển khỏe mạnh cần làm gì?
Câu 10: Tim co bóp, hoạt động liên tục đẩy máu đi trong hệ mạch, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân làm quá trình này gặp trở ngại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
a. Đề xuất biện pháp để bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại?(1đ)
b . Dựa vào hình dưới đây giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi. (1đ)
Câu 11: Khi tham gia giao thông bạn T gặp người bị tai nạn gãy xương chân, bạn T liền di chuyển người đó đi ngay lập tức .
a. (1 điểm) Theo em bạn T làm vậy đúng hay sai? vì sao?
b. (1 điểm) Trong trường hợp này em nên sơ cứu như thế nào trước khi đưa bệnh nhân vào viện?
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN
Họ và tên:.
Lớp: 8.
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Sinh học - Tiết 20
Thời gian: 30 phút
Duyệt
Điểm:
Lời phê của thầy(cô):
Mã đề III
II. Tự luận(6 điểm): 
Câu 8: (1 điểm)
a.Nêu thành phần của một cung phản xạ?
b. Hãy giải thích hiện tượng kim đâm vào tay rụt tay lại theo cơ chế phản xạ?
Câu 9: (1 điểm) Bạn trong hình bị tật gì về cột sống? Tại sao lại bị tật đó?
Câu 10: ( 2 điểm) Cho sơ đồ sau: 
 a.(1,5điểm).Hãy trình bày cơ chế đông máu?
b. (0,5điểm) Bố có nhóm máu A , có hai đứa con
( Một đứa có nhóm máu O, một đứa có nhóm máu A). Đứa con có nhóm máu nào không thể nhận máu từ người bố? vì sao?
Câu11: (2 điểm) Khi tham gia giao thông bạn T gặp người bị tai nạn gãy xương chân, bạn T liền di chuyển người đó đi ngay lập tức .
a) (1 điểm) Theo em bạn T làm vậy đúng hay sai? vì sao?
b) (1 điểm) Trong trường hợp này em nên sơ cứu như thế nào trước khi đưa bệnh nhân vào viện?
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN
Họ và tên:.
Lớp: 8.
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Sinh học - Tiết 20
Thời gian: 30 phút
Duyệt
Điểm:
Lời phê của thầy(cô):
Mã đề IV
II.Tự luận: (6điểm) 
Câu 8(1 điểm): Mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ. 
Phản xạ là gì? Lấy ví dụ. 
Câu 9: (1 điểm) Bạn Nam thường vác các vật nặng bằng một bên vai.
a) ( 0,5 điểm) Theo em bạn Nam làm như vậy đúng hay sai? vì sao?
b)( 0,5 điểm) Để xương và cơ phát triển khỏe mạnh cần làm gì?
Câu 10(2 điểm): Tim co bóp, hoạt động liên tục đẩy máu đi trong hệ mạch, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân làm quá trình này gặp trở ngại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
a. Đề xuất biện pháp để bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại?(1đ)
b . Dựa vào hình dưới đây giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? (1đ)
Câu 11: Biết rằng trong quá trình phát triển tỉ lệ chất khoáng tăng, còn chất cốt giao giảm. Dựa vào đó em hãy giải thích : 
a. (1điểm)Tại sao xương trẻ em khi gãy nhanh lành hơn xương người già? 
b. (1 điểm)
Trình bày phương pháp sơ cứu khi bị gãy xương. 
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SINH 8 TIẾT 20 
	Đề: I 
Phần 
Câu
Đáp án
Điểm
I.Trắc nghiệm
 1. ( 3,0đ) – Mỗi ý đúng được 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đúng
B
A
C
D
B
D
Câu 7. (1,0) – Mỗi ý đúng được 0,25đ
 1- e 2- c 3- d 4- a
II.Tự luận
II/ Tự luận
Câu 8:
1 điểm
-Ví dụ đúng
-Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ:
Cơ quan thụ cảm nhận kích thích sẽ phát xung thần kinh theo dây hướng tâm về TWTK, từ TWTK phát đi xung TK theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng . Kết quả của sự phản ứng thông báo ngược về TWTK theo dây li tâm nếu phản xạ chưa chính xác hoặc đã đầy đủ thì phát lệnh điều chỉnh nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng.
0,5đ
0,5đ
Câu 9
1 điểm
a.Tư thế ngồi học ở hình A. Ngồi học như ở hình B sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống.
b. Nguyên nhân cong vẹo cột sống:
+ Tư thế ngồi học, làm việc không ngay ngắn, nghiêng vẹo.
+ Mang vác một bên, vượt quá sức chịu đựng.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Câu 10:
 2 điểm
a) - Sơ đồ truyền máu
- Đặc điểm cuả các nhóm máu:
+ Nhóm máu O: Hồng cầu không có cả A và B, huyết tương có cả α và ß 
 + Nhóm máu A: Hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có alpha, chỉ có ß
+ Nhóm máu B: Hồng cầu chỉ có B, huyết tương không có ß, chỉ có alpha
+ Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả A và B, huyết tương không có alpha và ß 
b) - Đứa con có nhóm máu O không thể nhận máu của bố.
 - Vì nhóm máu O huyết tương có kháng thể β, nhóm máu B hồng cầu có kháng nguyên B nên gây kết dính.
Hoàn thành đúng được 0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
câu 11: 
2 điểm
a) Bạn H làm như vậy là không đúng. Vì khi nắn lại có thể làm cho đầu xương bị gãy đụng vào cắt mạch máu, dây thần kinh, có thể làm rách cơ và da.
b) Cần thực hiện các thao tác sau:
- Đặt nạn nhân nằm yên.
- Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương.
- Tiến hành sơ cứu.
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.
1,0đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ0,25đ
Đề: II
Phần
Câu
Đáp án
Điểm
I/Trắc nghiệm
1. ( 3,0đ) – Mỗi ý đúng được 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đúng
C
D
C
B
B
D
 Câu 7. (1,0) – Mỗi ý đúng được 0,25đ
 1- b 2- c 3- d 4- a
II/ Tự luận
Câu 8:
1 điểm
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
- Cung phản xạ bao gồm 5 thành phần :Cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng.
0,5đ
0,5đ
Câu 9:
1 điểm
a) Bạn Hà ngồi học như vậy là không đúng. Vì ngồi học như vậy sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống.
b) Để cho xương và cơ phát triển khỏe mạnh cần:
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí; Thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng.
+ Rèn luyện thân thể, lao động vừa sức.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Câu 10:
 2 điểm
a- Biện pháp để bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại. 
+ Tránh các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
+ Hạn chế thức ăn nhiều dầu, mỡ..
b- Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì: 
+ Tim làm việc và nghỉ ngơi nhịp nhàng 
+ Khối lượng tim nhỏ nhưng lượng máu nuôi tim lớn
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
câu 11: 
2 điểm
a.Bạn T làm như vậy là không đúng. Vì khi di chuyển nạn nhân có thể làm cho đầu xương bị gãy đụng vào cắt mạch máu, dây thần kinh, có thể làm rách cơ và da.
b. Phương pháp sơ cứu:
- Đặt 2 nẹp gỗ( hay tre) vào 2 bên chỗ xương gãy
- Lót gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.
-	Buộc định vị
- Dùng băng y tế băng cho người bị thương, băng cần quấn chặt.
1đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ0,25đ
	Đề: III
Phần 
Câu
Đáp án
Điểm
I.Trắc nghiệm
1. ( 3,0đ) – Mỗi ý đúng được 0,5đ
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đúng 
B
C
A
B
B
C
 Câu 7. (1,0) – Mỗi ý đúng được 0,25đ
 1-b 2-d 3- c 4- a
II. Tự luận
Câu 8
điểm
a. Cung phản xạ bao gồm 5 thành phần :Cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng.
b.Kim( kích thích) vào cơ quan thụ cảm ( da ), nơron hướng tâm truyền xung thần kinh về TWTK ( nơron trung gian) phân tích và truyền thông tin nhờ nơron li tâm truyền đến cơ quan phản ứng ( cơ ở ngón tay) co tay, rụt lại. 
0,5đ
0,5đ
Câu 9
1 điểm
-Bị cong vẹo cột sống.
Nguyên nhân cong vẹo cột sống:
+ Tư thế ngồi học, làm việc không ngay ngắn, nghiêng vẹo.
+ Mang vác một bên, vượt quá sức chịu đựng.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Câu 10 
2điểm
a) *Cơ chế của hiện tượng đông máu :
Trong huyết tương có một loại protêin hòa tan gọi là chất sinh tơ máu.
Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ ra giải phóng enzim.
Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu.
Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương. 
b) - Đứa con có nhóm máu O không thể nhận máu của bố.
- Vì nhóm máu O huyết tương có kháng thể α, nhóm máu A hồng cầu có kháng nguyên A nên gây kết dính.
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 11
2điểm
a.Bạn T làm như vậy là không đúng. Vì khi di chuyển nạn nhân có thể làm cho đầu xương bị gãy đụng vào cắt mạch máu, dây thần kinh, có thể làm rách cơ và da.
b. Phương pháp sơ cứu:
- Đặt 2 nẹp gỗ( hay tre) vào 2 bên chỗ xương gãy
- Lót gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.
-	Buộc định vị
- Dùng băng y tế băng cho người bị thương, băng cần quấn chặt.
1,0đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Đề: IV
Câu 
Đáp án
Điểm
 1.( 3,0đ) – Mỗi ý đúng được 0,5đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đúng
D
D
C
C
B
D
 Câu 7. (1,0) – Mỗi ý đúng được 0,25đ
 1-c 2-e 3- b 4- d
Câu 8
1điểm
-Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
-Lấy ví dụ đúng 
0,5đ
0,5đ
Câu 9
1điểm
a.Bạn Nam làm vậy là sai. Vì khi mang vác vật nặng một bên sẽ gây cong vẹo cột sống.
b. Để cho xương và cơ phát triển khỏe mạnh cần:
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí; Thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng.
+ Rèn luyện thân thể, lao động vừa sức.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
Câu 10
2điểm
a- Biện pháp để bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại. 
+ Tránh các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
+ Hạn chế thức ăn nhiều dầu, mỡ..
b- Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì: 
+ Tim làm việc và nghỉ ngơi nhịp nhàng 
+ Khối lượng tim nhỏ nhưng lượng máu nuôi tim lớn
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 11
2 điểm
a.Xương trẻ em khi gãy nhanh lành hơn xương người già vì: 
-Ta biết chất khoáng làm cho xương bền chắc, còn chất cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo mà ở trẻ em thì tỉ lệ chất cốt giao cao.
-Hơn nữa ở trẻ em xương tạo thành nhanh hơn sự phân hủy nên sự phục hồi xương diễn ra nhanh.
b. * Phương pháp sơ cứu:
- Đặt 2 nẹp gỗ( hay tre) vào 2 bên chỗ xương gãy
- Lót gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.
-	Buộc định vị
- Dùng băng y tế băng cho người bị thương, băng cần quấn chặt.
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxde kiem tra 1 tiet sinh 8.docx