Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn lớp 7 (Có đáp án)

docx 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn lớp 7 (Có đáp án)
ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 7
Ngày kiểm tra:..
Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (1, 0 điểm)
a)- Thế nào là quan hệ từ?
b)- Đặt câu có dùng quan hệ từ biểu thị ý sở hữu.
Câu 2: (1,0 điểm)
Chỉ ra chỗ sai trong câu sau và chữa lại cho hoàn chỉnh.
Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho thấy một tình bạn đậm đà, thắm thiết.
Câu 3: (2,0 điểm)
Chép lại bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 4: (1,0 điểm)
Cho biết tính đa nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương? Nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ ?
Câu 5: Tập làm văn: (5.0 điểm)
Đề: Loài cây em yêu.
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Văn
Câu 1:
a) Nêu đúng khái niệm. 0,5đ
b)Đặt câu – chỉ đúng quan hệ từ. 0,5đ
Câu 2:
– Chỉ ra chỗ sai – thừa quan hệ từ “Qua”. 0,5đ
– Chữa lại: bỏ quan hệ từ “Qua”. (Hoặc thêm chủ ngữ) 0,5đ
Câu 3:
a) Chép đúng, đủ bài thơ. 1,0 đ
(Sai 1 – 2 từ – 0,25đ; thiếu 1 câu – 0,25 đ)
b) Nội dung:
– Tả cảnh đèo Ngang: thoáng đảng, heo hút. 0,5đ
– Tâm trạng tác giả: cô đơn thầm lặng. 0,5đ
Câu 4:
– Nghĩa 1: Tả thực chiếc bánh trôi nước 0,25đ
– Nghĩa 2: Thân phận bấp bênh chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. 0,5đ
– Nghĩa 2: Quyết định giá trị bài thơ. 0,25đ
Câu 5: Tập làm văn: (5.0 điểm)
1/- Yêu cầu chung:
– Về phương pháp: Biết làm bài văn biểu cảm, biết sử dụng các biện pháp so sánh, hình thức cảm thán, lời trùng điệp.
– Về nội dung: Trình bày được cảm nghĩ về loài cây yêu thích.
2/- Yêu cầu cụ thể: Bài có đầy đủ ba phần:
a- Mở bài: Giới thiệu loài cây, nêu cảm nghĩ chung.
b- Thân bài: – Những suy nghĩ, tình cảm với loài cây về đặc điểm nổi bật, những kỉ niệm đã có, mối quan hệ gắn bó trong sinh hoạt vui chơi, lợi ích về sự phát triển của loài cây trong tương lai.
c- Kết bài: Ấn tượng chung về loài cây.
3/- Biểu điểm:
– Điểm 4.0, 5.0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt tốt, cảm nghĩ chân thành. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về dùng từ.
– Điểm 3.0: Tỏ ra hiểu đề, viết đúng thể loại nhưng còn ít ý hoặc nêu được cảm nghĩ về vài ý ở phần trên.
– Điểm 00,0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
-Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh có thể đánh giá các điểm số còn lạ
Trường THCS Hoa Lư
Đề Thi Học Kì 1 năm 2015 – 2016
Môn: Văn lớp 7
Thời gian làm bài 90 phút
Câu 1. Phân biệt từ ghép chính phụ với từ ghép đẳng lập và cho ví dụ mỗi loại? (2.0đ)
Câu 2. So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan với cụm từ “ ta với ta” trong bài “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến và rút ra điểm khác nhau? (1đ).
Câu 3. Chép đầy đủ, chính xác bản phiên âm và dịch thơ của bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch. (2đ)
Câu 4. Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em .(5đ)
————— hết —————-
Đáp án và thang điểm đề thi học kì 1 môn Văn lớp 7 của trường THCS Hoa Lư năm 2015
Câu 1: (2đ) Điểm khác nhau giữa từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ 
– Các tiếng có nghĩa không ngang hàng nhau,
– Tiếng chính làm chỗ dựa, tiếng phụ bổ sung
nghĩa cho tiếng chính.
– Không có tính chất phân nghĩa.
– Nghĩa hẹp hơn, cụ thể hơn nghĩa của tiếng các tiếng cấu tạo
– Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau
– Ví dụ: xe đạp ; bà ngoại.
+ Từ ghép đẳng lập
– Các tiếng có nghĩa ngang hàng với nhau.
– Các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp.
– Có tính chất phân nghĩa.
-Nghĩa khái quát hơn, cụ thể hơn nghĩa của chính
– Có thể thay đổi vị trí( không phải là phổ biến).
– Ví dụ: nhà cửa, bàn ghế
– Mức độ tối đa: Phân biệt đầy đủ các ý TGCP-TGĐL và cho được ví dụ  (2đ)
– Mức độ chưa tối đa : Phân biệt  được các ý nhưng chưa đầy đủ và cho được ví dụ( 1,5đ)
– Mức độ không đạt: Không phân biệt được và không cho được ví dụ ( 0đ)
 Câu 2: (1đ)
Qua đèo ngang ( Bà Huyện Thanh Quan)
Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
– Chỉ có mình tác giả – Bà Huyện Thanh Quan.
– Tâm sự chỉ có mình ta hiểu được.
⇒ Nỗi buồn cô đơn, thầm kín của tác giả giữa cảnh đèo Ngang bao la.
Chỉ hai người: Tác giả ( Nguyễn Khuyến ) và người bạn ( nhân vật Bác ).
– Tuy hai nhưng chỉ là một, cùng chung một tâm trạng mừng vui vì lâu ngày mới gặp lại nhau.
⇒ Chỉ sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách, thể hiện tình cảm bạn sâu sắc, đậm đà, thắm thiết, tri ân tri kỷ.
-Mức độ tối đa: So sánh được cụm từ trong hai bài và rút ra được sự khác nhau (1đ)
-Mức độ chưa tối đa : So sánh được nhưng chưa đầy đủ và chỉ ra được sự khác nhau( 0,5đ)
-Mức độ không đạt: Không so sánh được và không chỉ ra được sự khác nhau (0đ)
Câu 3: (2 đ)Chép đầy đủ bài “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”
Phiên âm:
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
Dịch thơ:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
-Mức độ tối đa: Chép đầy đủ , đúng và không sai chính tả phiên âm và dịch thơ (2đ)
-Mức độ chưa tối đa : Chép đúng và đầy đủ nhưng mắc một vài lỗi chính tả  ( 1đ)
-Mức độ không đạt: Không chép được cả phần phiên âm và dịch thơ.(0đ)
Câu 4: (5đ)
Yêu cầu –* Bài viết đúng kiểu bài biểu cảm. Đầy đủ 3 phần
1. Mở bài: (0,5đ)
– Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất.
– Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.
2. Thân bài: (4đ)
a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt. (1,5đ)
– Hoàn cảnh kinh tế gia đình . . . công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất
b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh: (1,5đ)
– Ông bà nội, Ngoại, với chồng con. . .
– Với bà con họ hàng, xóm làng . . .
c. Gợi lại những kỷ niệm giữa em với mẹ. . .(1đ)
– Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.
3. Kết bài: (0,5đ)
– Ấn tượng và cảm xúc của em đối với mẹ.
– Liên hệ bản thân. . . lời hứa.
   – Mức độ tối đa: Nội dung phong phú, lời văn giàu cảm xúc tình cảm chân thật, biết chọn lọc từ ngữ   hay.  Hành văn trôi chảy, lưu loát. (5đ)
-Mức độ chưa tối đa : Viết đúng thể loại, đúng nội dung, đảm bảo ý cơ bản. Nội dung phong phú, diễn đạt khá, cảm xúc chân thành, mắc một vài lỗi không đáng kể. ( 4đ)
  -Mức độ không đạt:  Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi, lạc đề, không viết được gì hoặc vi phạm nội dung tư  tưởng (0đ)
—– Hết —-

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tragiwuax_hoc_ki_1.docx