Đề kiểm tra định kỳ Vật lí lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Phạm Hồng Thái

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ Vật lí lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Phạm Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ Vật lí lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Phạm Hồng Thái
TRƯỜNG THPT PHẠM HỒNG THÁI
Tổ: KHTN
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 01 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: VẬT LÍ – Lớp 10 (chương trình chuẩn)
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .............................
Đề bài
Thí sinh chọn 1 đáp án đúng nhất tô vào phiếu làm bài trắc nghiệm
Câu 1: Khi chuyển động vectơ vận tốc cho biết:
A. chiều chuyển động	B. phương, chiều và độ nhanh hay chậm của chuyển động
C. tốc độ nhanh hay chậm	D. phương chuyển động
Câu 2: Hai đoàn tàu hỏa A và B chạy song song ngược chiều nhau. Tàu A dài 150m chạy với vận tốc 15m/s, tàu B chạy với vận tốc 10m/s. Hỏi một hành khách đứng bên cửa sổ của tàu B sẽ nhìn thấy tàu A qua trước mặt mình trong bao lâu:
A. 10s	B. 15s	C. 6s	D. 30s
Câu 3: Một chiếc thuyền đang chạy ngược dòng sông. Chọn hệ quy chiếu đứng yên gắn với bờ sông, hệ quy chiếu chuyển động gắn với dòng nước, vật chuyển động là chiếc thuyền. Vận tốc tuyệt đố là:
A. vận tốc của thuyền đối với nước	B. vận tốc của nước đối với bờ
C. vận tốc của nước đối với người	D. vận tốc của thuyền đối với bờ
Câu 4: Nếu nói " Trái Đất quay quanh Mặt Trời " thì trong câu nói này vật nào được chọn làm vật mốc:
A. Mặt Trăng.B. Cả Mặt Trời và Trái Đất.	C. Trái Đất.	D. Mặt Trời.
Câu 5: Gia tốc hướng tâm của một chuyển động tròn đều có đặc điểm:
A. Độ lớn và hướng không đổi	B. Có hướng vào tâm quỹ đạo
C. Độ lớn tỉ lệ thuận với bán kính R	D. Có phương tiếp tuyến với quỹ đạo
Câu 6: Hai bạn Yến Vy và Y Quang đi trên một đoạn đường thẳng với các vận tốc lần lượt là 40 km/h và 60 km/h ngược chiều để gặp nhau. Hỏi vận tốc của bạn Yến Vy đối với bạn Y Quang là bao nhiêu?
A. 20 km/h	B. 40 km/h	C. 100 km/h	D. 80 km/h
Câu 7: Chuyển động rơi tự do là:
A. Một chuyển động thẳng chậm dần đều.	B. Một chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. Một chuyển động thẳng nhanh dần.	D. Một chuyển động thẳng đều.
Câu 8: Chọn câu sai
A. Vật rơi tự do khi không chịu sức cản của môi trường
B. Khi rơi tự do các vật chuyển động giống nhau
C. Công thức dùng để xác định quãng đường đi được của vật rơi tự do
D. Sự rơi của chiếc lá khô từ trên cây xuống là sự rơi tự do
Câu 9: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc ban đầu là 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh. Xe chuyển động chậm dần với gia tốc 2m/s2. Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là:
A. s = 19 m	B. s = 20m	C. s = 18 m	D. s = 21m
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng Trong công thức của chuyển động nhanh dần đều v = v0 + at
A. v luôn luôn dương	B. a luôn luôn dương	C. a luôn cùng dấu với vD. a luôn ngược dấu với v
Câu 11: Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45m xuống. Thời gian vật rơi tới mặt đất bằng bao nhiêu:
A. 9s	B. 2,1s	C. 4,5s	D. 3s
Câu 12: Đinh Giang bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và đi được quảng đường 100m trong 20s. Gia tốc của chuyển động trên là
A. 0,5 m/s2	B. 0,3 m/s2	C. 0,2 m/s2	D. 0,4 m/s2
Câu 13: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:
A. ( a và v0 cùng dấu)	B. (a và v0 trái dấu )
C. (a và v0 cùng dấu)	D. (a và v0 trái dấu)
Câu 14: Chọn công thức đúng tính quãng đường rơi tự do không vận tốc đầu:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 15: Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 2m/s. Và lúc t = 2s thì vật có toạ độ x = 5m. Phương trình toạ độ của vật là
A. x = 2t +1	B. x = 2t +5	C. x = -2t +5	D. x = -2t +1
Câu 16: Chọn câu trả lời đúng Một trái banh được ném thẳng đứng từ dưới lên. Đại lượng nào sau đây không thay đổi
A. Thời gian	B. Quãng đường	C. Gia tốc	D. Vận tốc
Câu 17: Trong các phương trình chuyển động thẳng đều sau đây, phương trình nào biểu diễn chuyển động không xuất phát từ gốc toạ độ và ban đầu hướng về gốc toạ độ?
A. x = -60-20t (km,h)	B. x = -60t (km,h)	C. x = 15+40t (km,h)	D. x = 80-30t (km,h)
Câu 18: Trong các phát biểu sau đây chuyển động thẳng biến đổi đều, phát biểu nào sai?
A. Công thức vận tốc tại thời điểm t: v =v0 +at	B. v0 và a luôn trái dấu nhau
C. v0 và a cùng dấu thì chuyển động là nhanh dần đềuD. v0 và a trái dấu thì chuyển động chậm dần đều
Câu 19: Một vật rơi từ độ cao 125m. Lấy g=10m/s2. Tính thời gian rơi của vật.
A. 4s	B. 3s	C. 5s	D. 6s
Câu 20: La La đi học vào lúc 6 giờ 15 phút và đến trường vào lúc 6 giờ 40 phút. Thời gian chuyển động của La La bằng bao nhiêu?
A. 15 phút	B. 40 phút	C. 25 phút	D. 6 giờ
Câu 21: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể là chuyển động thẳng đều?
A. Một hòn bi lăn trên một máng nghiêng	B. Một cái pittông chạy đi chạy lại trong xilanh
C. Một hòn đá được ném thẳng đứng lên caoD. Siu Hiệp đi đều trên một đoạn đường thẳng nằm ngang
Câu 22: Khoảng thời gian trong đó một điểm chuyển động tròn được một vòng gọi là
A. tốc độ góc	B. tần số	C. chu kì	D. gia tốc hướng tâm
Câu 23: Trường hợp nào sau đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm?
A. Trái đất quay quanh trục của nó.	B. Viên đạn bay trong không khí loãng.
C. Trái đất quay quanh mặt trời.	D. Viên bi rời từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
Câu 24: Công thức nào không dùng để tính tốc độ góc trong chuyển động tròn đều?
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 25: Chọn phát biểu sai về gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều
A. Vận tốc luôn cùng chiều với đường đi còn gia tốc thì ngược chiều đường đi
B. Có đơn vị là m/s2
C. Được xác định bằng công thức 
D. Véctơ gia tốc luôn không đổi cả phương chiều và độ lớn
Câu 26: Chuyển động của vật nào sau đây có thể là rơi tự do?
A. Một máy bay đang hạ cánh	
B. Một hòn bi được thả từ trên xuống
C. Một vận động viên nhảy cầu đang lộn vòng xuống nước
D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống
Câu 27: Từ giá trị của vận tốc trung bình trên quảng đường s có thể:
A. Xác định được thời gian vật chuyển động hết quảng đường s
B. Xác định chính xác vị trí của vật tại một thời điểm t bất kì
C. Xác định được vận tốc của vật tại một thời điểm t bất kì
D. Xác định được quảng đường đi của vật trong thời gian t bất kì
Câu 28: Một đoàn xe cơ giới có độ hình dài hành quân với vận tốc . Người chỉ huy ở xe đầu trao cho một chiến sĩ đi mô tô một mệnh lệnh chuyển xuống xe cuối. Chiến sĩ ấy đi và về với cùng một vận tốc và hoàn thành nhiệm vụ trở về mất hết phút giây. Tính vận tốc của người chiến sĩ?
A. 60 km/h	B. 40 km/h	C. 10 m/s	D. 80 km/h
Câu 29: Trong trường hợp nào dưới đây, vật có thể được coi là chất điểm?
A. Trái đất chuyển động tự quay quanh trục	B. Xe buýt đi từ Gia Lai đến Kon Tum
C. Ô tô đang chuyển động trong sân trường	D. Giọt cà phê đang nhỏ xuống ly
Câu 30: Một vật chuyển động tròn đều với bán kính quỹ đạo 8 m. Tốc độ góc là 3 rad/s. Tính gia tốc hướng tâm của vật
A. 72m/s2	B. 8m/s2	C. 3m/s2	D. 24m/s2
-----------------------------------------------
 Đề thi gồm có 03 trang
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_chuong_I_Vat_li_10.doc