Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Hình học lớp 6

doc 3 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 804Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Hình học lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn: Hình học lớp 6
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: HÌNH HỌC - LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (3,0 điểm). Vẽ hình theo cách diễn đạt sau:
 1) Ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm A nằm giữa hai điểm B và C.
 2) Ba M, N, K không thẳng hàng.
	3) Hai đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm M.
	4) Hai đường thẳng c và d song song với nhau. 	
Câu 2 (3,0 điểm). Cho hình vẽ: 
1) Viết tên các tia gốc C.
2) Viết tên các tia đối của tia Ax.
3) Tia Ay trùng với các tia nào ?
4) Viết tên các đoạn thẳng có trên hình vẽ.
Câu 3 (3,0 điểm). 
 1) Trên tia Ox, vẽ ba đoạn thẳng OA, OB, OC sao cho OA = 2cm, OB = 5cm, OC = 8cm.
	 a) Tính độ dài đoạn thẳng AB.
	 b) Hỏi điểm B có là trung điểm của đoạn thẳng AC không ? Vì sao?
	 2) Cho ba điểm M, N, K sao cho MK = 3,5cm, MN = 9cm, NK = 5,5cm. Hỏi trong ba điểm M, N, K điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Vì sao ?
Câu 4 (1,0 điểm). Cho 4 đường thẳng a, b, c, d phân biệt, đôi một cắt nhau. Hãy vẽ 4 đường đó trong từng trường hợp sau:
	1) Số giao điểm mà chúng tạo ra ít nhất.
	2) Số giao điểm mà chúng tạo ra nhiều nhất.
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên học sinh:Số báo danh:..
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ I
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: HÌNH HỌC - LỚP 6
(Đáp án gồm 02 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(3 điểm)
1)
Nếu không vẽ đường thằng không cho điểm
0,75
2)
Nếu không vẽ đường thằng trừ 0,25 điểm
0,75
3)
0,75
4) 
0,75
Câu 2
(3 điểm)
1) Các tia gốc C: Cx, CA, CB, Cy
(nếu viết được hai tia đối nhau vẫn cho điểm tối đa)
0,75
2) Các tia đối của tia Ax: Ay, AB, AC
(nếu viết được một tia đối của tia Ax vẫn cho điểm tối đa)
0,75
3) Tia Ay trùng với các tia: AB, AC
(nếu viết được một tia trùng với tia Ay vẫn cho điểm tối đa)
0,75
4) Các đoạn thẳng: AB, AC, BC
(nếu viết thiếu một đoạn thẳng trừ 0,25 điểm)
0,75
Câu 3
(3 điểm)
1)
0,5
a) Trên tia Ox ta có OA < OB (2cm < 5cm) nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B suy ra: OA + AB = OB
0,25
 AB = OB – OA AB = 5 – 2 = 3. Vậy AB = 3cm.
0,25
b) Trên tia Ox ta có OB < OC (5cm < 8cm) nên điểm B nằm giữa hai điểm O và C suy ra: OB + BC = OC
0,25
 BC = OC – OB BC = 8 – 5 = 3. Vậy BC = 3cm.
0,25
Trên tia Ox ta có OA < OC (2cm < 8cm) nên điểm A nằm giữa hai điểm O và C suy ra: OA + AC = OC
0,25
 AC = OC – OA AC = 8 – 2 = 6. Vậy AC = 6cm
0,25
0,25
Do đó điểm B là trung điểm của đoạn thẳng AC
Chú ý: Trong SGK phần tính toán có thể bỏ đơn vị đi, nhưng kết luận vẫn có đơn vị là được (xem Ví dụ: SGK/Tr120/Toán 6)
0,25
2) MK = 3,5cm, MN = 9cm, NK = 5,5cm MK + NK = MN
0,25
 điểm K nằm giữa hai điểm M và N. 
0,25
Câu 4
(1 điểm)
1) Một giao điểm
2) Sáu giao điểm
Mỗi hình vẽ đúng 0,5
Chú ý: Giáo viên có thể chia nhỏ biểu điểm, học sinh làm cách khác, đúng vẫn chấm điểm tối đa

Tài liệu đính kèm:

  • docKTGKI _Hinh_6.doc