ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 2 Đọc thầm bài: Sự tích cây vú sữa Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến người mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc. Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu bé, ai cũng thích. Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa. Theo Ngọc Châu Dựa vào nội dung bài đọc trên, trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng trong các câu sau: Nguyên nhân cậu bé bỏ nhà ra đi? Bạn bè cậu bé rủ đi chơi xa. Thích đi chơi xa để mở rộng tầm hiểu biết. Cậu bé ham chơi nên bị mẹ mắng. Vì sao cậu bé lại tìm đường trở về nhà? Vì cậu vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh. Vì cậu bé nhớ mẹ của mình. Vì cậu hối hận, muốn về nhà xin lỗi mẹ của mình. Cả 3 ý trên đều đúng. Khi trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé làm gì? Cậu bé chạy tìm mẹ khắp nơi. Cậu bé xuống bếp tìm thức ăn cho đỡ đói. Cậu bé vừa khoác vừa chạy đi tìm mẹ. Cậu bé gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Những nét nào của cây gợi lên hình ảnh của mẹ? Cây xanh run rẩy, lá đỏ hoe một mặt như mắt mẹ khóc chờ con. Cây xòa cành ôm cậu như tay mẹ âu yếm vỗ về. Dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như dòng sữa mẹ. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? Phải luôn ở nhà, phụ giúp công việc gia đình. Không được đi chơi xa khi ba mẹ không cho phép. Phải vâng lời bố mẹ, không làm bố mẹ buồn phiền. Các ý trên đều đúng Câu 2: Từ có thể thay thế cho từ được gạch chân trong câu: “Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về”, là:. Đáp án: ôm ấp. Câu 3: Từ chỉ hoạt động trong câu:“Cậu nhìn lên tán lá” là:.. Đáp án: nhìn. Câu 4: Em chọn dấu chấm (.) dấu chấm hỏi (?) hay dấu chấm than (!) để điền vào ô trống dưới đây: Lễ hội Đền Hùng được tổ chức ở tỉnh nào o Bạn Lan luôn lễ phép với người lớn o Bạn hãy giúp tôi nào o Đáp án: a) dấu chấm hỏi, b) dấu chấm, c) dấu chấm than. Câu 5: Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống o : Trong câu " Họ đem hạt gieo trồng khắp nơi ", có : Bộ phận trả lời câu hỏi “ làm gì” là họ. o Bộ phận trả lời câu hỏi “ai” là đem hạt gieo trồng khắp nơi. o Bộ phận trả lời câu hỏi “làm gì” là đem hạt gieo trồng khắp nơi. o Bộ phận trả lời câu hỏi “ai” là họ. o Đáp án: Sai: a, b đúng: c, d. Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân: a) Hổ gầm vang vách núi ...................................................................................................................................... b)Một đám mây lớn đang trôi trên bầu trời. ...................................................................................................................................... Đáp án: a) Hổ gầm như thế nào? b) Một đám mây lớn đang trôi ở đâu? ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT– LỚP 2 Đọc thầm bài : Chiếc rễ đa tròn. Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất, chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy: - Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé! Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo: - Chú nên làm thế này. Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế. Theo tập sách Bác Hồ kính yêu Dựa vào nội dung bài đọc trên, trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng trong các câu sau: Một buổi sớm, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn thì Bác đã thấy cái gì? Một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo trên mặt cỏ. Những chiếc lá đa, nằm rải rác dưới gốc cây. Một cành đa bị gãy đang nằm dưới gốc. Những con chim đang cất tiếng hót trên cành đa. Với chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì ? Đem phơi khô, để dành nhóm củi. Nhặt chiếc rễ lên và dem trồng ở nơi khác. Uốn chiếc rễ lại rồi, giâm xuống đất cho nó mọc tiếp. Vứt chiếc rễ vào đống rác. Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào ? Cây đa cao to, nhiều cành lá xum xuê. Cây đa thấp, ít lá. Cây đa có vòng lá tròn, xinh xẻo. Cây đa nhỏ, đẹp, có nhiều lá. Các thiếu nhi thích chơi trò gì bên cây đa ? Chơi trò chui qua chui lại vòng lá. Chơi trò trốn tìm . Chơi trò bịt mắt bắt dê. Chơi trò mèo đuổi chuột. Qua câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn” nói lên điều gì? Bác Hồ là người có tình thương bao la đối với con người và mọi vật xung quanh. Các em thiếu nhi rất yêu Bác Hồ. Bác Hồ là người quan tâm đến cây cối, đặc biệt là cây đa. Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi. Câu 2: Nối từ ở cột A với các câu ở cột B để tạo thành cặp từ cùng nghĩa với nhau : A B 1. ngoằn ngoèo a. oi nồng 2. luyện tập b. quanh co 3. nóng bức c. trẻ em 4. thiếu nhi d. rèn luyện Đáp án: 1- b, 2- d, 3- a, 4- c. Câu 3: Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống o : Những từ chỉ hoạt động là: Đi, nhìn, bảo, trồng.o Nằm, tròn, thiếu nhi.o Đi, cuốn, rễ, mọc.o Nhìn, rễ, mọc.o Đáp án: Đúng: a, Sai: b, c, d. Câu 4: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống o trong câu dưới đây: Một hôm o bạn Lan trên đường đi học về thì thấy có hai em bé đang chơi ngoài đường o Đáp án: Một hôm, bạn Lan trên đường đi học về thì thấy có hai em bé đang chơi ngoài đường. Câu 5: Trong câu “Trận gió đêm qua đã làm chiếc rễ đa rơi xuống”, bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” là: ........................................................................................................................ Đáp án: đêm qua. Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu dưới đây : “Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất” .. Đáp án: Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm ở đâu? “ Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ đa lại, vùi hai đầu rễ xuống đất để nó mọc thành cây đa con có vòm lá tròn”. .. Đáp án: Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ đa lại, vùi hai đầu đất rễ xuống đất để làm gì? ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT – Lớp 3. Đọc thầm bài: Cửa Tùng Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi. Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Theo Thuỵ Chương Dựa vào nội dung bài đọc trên, trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? Thôn xóm hiện lên màu vàng rực của cánh đồng lúa chín. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi. Những bông hoa rực rỡ trong các khu vườn bên sông. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông. Bãi cát ở bờ biển Cửa Tùng được ngợi ca là: Ông hoàng các bãi biển. Ông hoàng của bãi tắm. Bà chúa của các bãi tắm. Bà chúa của bãi biển. Điều diệu kì trong một ngày ở bờ biển Cửa Tùng là gì? Sắc màu nước biển thay đổi ba lần trong một ngày. Màu nước biển đỏ rực vào lúc thủy triều. Màu nước biển xanh trong vào buổi sáng sớm. Cả 3 ý a, b, c. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? Xanh huyền, đỏ thẫm, vàng hoe. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ chói. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục. Đỏ chói, xanh ngắt, vàng hoe. Bờ biển Cửa Tùng được người xưa so sánh với hình ảnh nào? Một tấm thảm khổng lồ với màu tím nhạt. Một tấm thảm với nhiều chi tiết, hoa văn rực rỡ. Như mái tóc của người con gái. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Câu 2: Từ siêng năng có: Từ đồng nghĩa là: Từ trái nghĩa là:.. Đáp án: Từ đồng nghĩa: chăm chỉ. Từ trái nghĩa: lười biếng. Câu 3: Tìm hình ảnh so sánh với nhau trong câu: “Bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển”. Đáp án: hình ảnh Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Câu 4: : Nối các từ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh có sử dụng hình ảnh so sánh: A B 1. Mặt trăng tròn như a. tiếng đàn. 2. Tiếng suối chảy róc rách như b. sao. 3. Đèn sáng như c. quả bóng. Đáp án: 1- c, 2 –a, 3- b. Câu 5: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống o trong các câu dưới đây: Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tậpo Bao giờ lớp mình mới được đi cắm trạio Hôm quao trong lúc đi học vềo Hà thấy hai em nhỏ đang đá bóng ngoài đườngo Đáp án: a. Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tập. b. Bao giờ lớp mình mới được đi cắm trại? c. Hôm qua, trong lúc đi học về Hà thấy hai em nhỏ đang đá bóng ngoài đường. Câu 6: Gạch 1 gạch dưới từ chỉ hoạt động và 2 gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong 2 câu sau: “Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông”. “Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục”. Đáp án: xuôi, gặp, mênh mông, xanh lơ, xanh lục. Câu 7: Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống o trong các câu dưới đây: Bác nông dân rất chăm chỉ thuộc mẫu câu Ai thế nào? o Sáng hôm nay chỉ hơi se se lạnh thuộc mẫu câu Ai là gì? o Bạn Lan là một học sinh giỏi thuộc mẫu câu Ai là gì? o Những con gà đang chạy lon ton ngoài sân thuộc mẫu câu Ai làm gì? o Đáp án: đúng: a, c, d. Sai: b Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong câu: "Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng”. ............................................................................................................................... ` Đáp án: Đôi bờ thôn xóm như thế nào? ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT– LỚP 3 Đọc thầm bài: Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Theo Vũ Tú Nam Dựa vào nội dung bài tập đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? Vào mùa xuân. Vào mùa hè. Vào mùa thu. Vào mùa đông. Từ xa nhìn lại cây gạo trông như thế nào? như một tháp đèn khổng lồ. hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. hàng ngàn ánh nến trong xanh. Cả 3 ý trên đều sai. Khi cây gạo ra hoa, những loài chim nào đàn đàn lũ lũ bay về, lượn lên lượn xuống? Sáo sậu, chích bông, sáo nâu. Chích bông, tu hú, chào mào. Sáo đen, sáo sậu, tu hú. Chào mào, sáo sậu, sáo đen. Hết mùa hoa, cây gạo lại trở về với dáng vẻ như thế nào? Xanh mát, trầm tư. Xanh mát, rộn ràng. Xanh rì, rộn rã. Xanh non, trầm tư. Cây gạo trở thành vật làm tiêu cho: Những con đò cập bến và những thăm quê mẹ đứa con về. Những con đò khi cập bến và những người buôn bán xa. Những đứa con xa quê trở về thăm mẹ. Cả 3 ý trên đều sai. Từ trái nghĩa với từ “hiền lành”: Dịu dàng. Vui vẻ. Ngoan ngoãn. Độc ác. Câu 2: Trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào? Đáp án: Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo. Câu 3: Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống o trong các câu dưới đây: Những hình ảnh so sánh có trong bài là : Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. o Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.o Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.o Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.o Đáp án: Đúng: a, b, d Sai: c. Câu 4: Em chọn dấu chấm (.) dấu chấm hỏi (?) hay dấu chấm than (!) để điền vào ô trống dưới đây: Lễ hội Đền Hùng được tổ chức ở tỉnh nào o Nếu ta thường xuyên tập luyện thể thao sẽ làm cho cơ thể cường tráng o Bạn hãy giúp tôi nào o Đáp án: a) dấu chấm hỏi, b) dấu chấm, c) dấu hai chấm. Câu 5: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào” trong câu sau? “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”. Đáp án: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Câu 6: Xác định chủ ngữ - vi ngữ trong câu: “Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã”. Chủ ngữ là: Vị ngữ là:.. Đáp án: a) Cây gạo. b) chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã. Câu 7: Nối các câu ở cột A với các kiểu câu kể ở cột B sao cho phù hợp: A B 1. Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. a. Ai (cái gì, con gì) là gì? 2. Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. b. Ai (cái gì, con gì) làm gì ? 3. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. c. Ai (cái gì, con gì) thế nào? Đáp án: 1- b, 2- c, 3- a. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 Đọc thầm bài: Cánh diều tuổi thơ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “ Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. Theo Tạ Duy Anh Dựa vào nội dung bài đọc trên, trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Nhân vật thả diều trong bài là: Tuổi thơ. Đám trẻ mục đồng. Bạn trai. Các bạn học sinh. Chi tiết để tả cánh diều là: Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Cánh diều bay trong đêm huyền ảo. Cả 3 ý trên đều sai. Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em niềm vui lớn thế nào? Chúng hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, các bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn nhỏ đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Các ý trên đều sai. Tiếng sáo diều được miêu tả như thế nào? Vi vút trầm bổng. Nhẹ nhàng mềm mại. Vi vu trầm bổng. Trầm bổng. Bầu trời đêm đẹp như thế nào? Thảm nhung khổng lồ. Xanh trong Xanh và to. Thảm nhung xanh rợn. Qua bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? Cánh diều đem đến bao niềm vui lớn cho tuổi thơ. Cánh diều là kĩ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. Cách diều mang đến cảm giác yên bình cho trẻ em nơi làng quê. Câu 2: Câu: “Cánh diều mềm mại như cánh bướm”, sử dụng biện pháp nghệ thuật là: Đáp án: So sánh Câu 3: Điền những từ trong ngoặc đơn vào chỗ chấm trong các câu sau: (cánh diều, nhìn, mềm mại, bay, cánh bướm, huyền ảo). Danh từ là:. Tính từ là:.. Động từ là:. Đáp án: a) cánh diều, cánh bướm. b) mềm mại, huyền ảo. c) nhìn, mềm mại, bay. Câu 4: Hãy viết lại từ láy hoặc từ ghép có trong câu: “Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi” . . Đáp án: từ láy: ngọc ngà, khát khao. Câu 5: Nối các câu ở cột A với chức năng tương ứng của câu ở cột B: A B 1. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. a. Nêu ý kiến, nhận định. 2. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. b. Kể sự việc. 3. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. c. Kể sự việc và nói lên tình cảm. Đáp án: 1- b, 2 – c, 3- a Câu 6: Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống o : Câu: “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi”, Trong đó: Bộ phận phụ (Trạng ngữ) là Chiều chiều, trên bãi thả.o Bộ phận chính (C-V) là Chiều chiều, trên bãi thả.o Bộ phận phụ (Trạng ngữ) là đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.o Bộ phận chính (C-V) là đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.o Đáp án: đúng: a, d. Sai: b, c. Câu 7: Câu: “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều”, thuộc kiểu câu nào? . Đáp án: Câu trên thuộc kiểu câu kể . Câu 8: Đặt 1 câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong câu: “Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ”. . Đáp án: Bầu trời tự do đẹp như thế nào? ĐỀ KIỂM TRA HỌC KI II MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 Đọc thầm bài: Đường đi Sa Pa Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt. Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. Sa Pa quả là món quà tặng diệu kỳ mà thiên nhiên dành cho đất nước ta. Theo Nguyễn Phan Hách Dựa vào nội dung bài đọc trên, trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Khoanh vào chữ đặt trước ý trả lời đúng trong các câu sau: Bức tranh về cảnh đẹp của đường lên Sa Pa là: Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh, huyền ảo. Những thác trắng xóa tựa mây trời. Những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Cả 3 ý trên. Nhân vật “tôi” trong bài đã ngắm nhìn những con vật gì trong vườn đào ven đường? Mấy con ngựa đang ăn cỏ. Mấy con hươu đang ăn cỏ. Mấy con voi đang uống nước. Mấy con ngựa đang chạy đua. Khi người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt là lúc thị trấn đang vào lúc nào? Khi bình minh lên, phiên chợ đang diễn ra. Khi buổi chiều tàn, người mua và người bán chuẩn bị ra về. Khi hoàng hôn xuống, áp phiên của phiên chợ. Cả 3 ý a, b, c trên đều sai. Tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho nước ta” vì: Phong cảnh ở đ
Tài liệu đính kèm: