CHƯƠNG IV - Trang 1/2 - Câu 1: Một vật sinh công âm khi chuyển động A. nhanh dần đều B. chậm dần đều C. tròn đều D. thẳng đều Câu 2: Động năng của vật tăng khi A. vận tốc của vật v > 0. B. Gia tốc của vật a > 0. C. Gia tốc của vật tăng. D. Hợp lực tác dụng lên vật sinh công dương. Câu 3: Một vật đang nằm yên có thể có A. tốc độ. B. động lượng. C. năng lượng. D. động năng. Câu 4: Hai vật lần lượt có khối lượng m1 = 2 kg; m2 = 3 kg chuyển động với các vận tốc v1 = 2 m/s, v2 = 4 m/s. Biết hai vecto vận tốc vuông góc nhau. Tổng động lượng của hệ là A. 16,25 kg.m/s B. 160 kg.m/s C. 40 kg.m/s D. 12,65 kg.m/s Câu 5: Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo đều lên cao 5m trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây. Lấy g = 10 m/s². Công suất trung bình của lực kéo bằng A. 5 W. B. 4 W. C. 6 W. D. 7 W. Câu 6: Khi vật chuyển động tròn, công của lực hướng tâm luôn A. dương. B. âm. C. bằng 0. D. khác 0. Câu 7: Một vật có khối lượng 0,5 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc 5 m/s đến va chạm vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật đi ngược trở lại phương cũ với vận tốc 2 m/s. Thời gian tương tác là 0,2 s. Lực F do tường tác dụng có độ lớn bằng A. 75 N B. 17,5 N C. 175 N D. 7,5 N Câu 8: Một vật rơi tự do từ độ từ độ cao h = 120m. Lấy g = 10m/s². Bỏ qua sức cản không khí. Độ cao mà ở đó động năng của vật lớn gấp đôi thế năng là A. 10 m. B. 30 m. C. 20 m. D. 40 m. Câu 9: Một chuyển động thẳng với vận tốc v dưới tác dụng của lực F không đổi. Công suất của lực F là A. P = Fvt. B. P = Fv. C. P = Ft. D. P = Fv². Câu 10: Một vật có khối lượng 400g được thả rơi tự do từ độ cao 2,0 m so với mặt đất. Cho g = 10 m/s². Sau khi rơi được 1,2 m động năng của vật bằng A. 1,6 J B. 3,2 J. C. 4,8 J. D. 2,4 J. Câu 11: Một xe chuyển động không ma sát trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực F hợp với hướng chuyển động một góc 60°, với cường độ 300N, trong thời gian 2s, vật đi được quãng đường 300cm. Công suất của xe là A. 450 W B. 45000 W C. 22500 W D. 225 W Câu 12: Một viên đạn có khối lượng M = 5 kg đang bay theo phương ngang với vận tốc v = 200 3 m/s thì nổ thành 2 mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng m1 = 2 kg bay thẳng đứng xuống dưới với vận tốc v1 = 500m/s, còn mảnh thứ hai bay theo hướng hợp với phương ngang một góc A. 30° B. 45° C. 60° D. 37° Câu 13: Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu hợp lực tác dụng vào vật triệt tiêu thì động năng của vật A. giảm theo thời gian B. không thay đổi C. tăng theo thời gian D. triệt tiêu Câu 14: Một vật nhỏ khối lượng m = 100 g gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k = 200 N/m, khối lượng lò xo không đáng kể, đầu kia của lò xo được gắn cố định. Hệ đặt trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Kéo vật giãn ra 5 cm so với vị trí ban đầu rồi thả nhẹ nhàng. Cơ năng của hệ là A. 0,25 J. B. 0,5 J. C. 1,0 J. D. 2,0 J. Câu 15: Một đầu máy xe lửa có khối lượng 100 tấn chuyển động thẳng đều theo phương ngang với vận tốc v1 = 1,5 m/s để ghép vào một đoàn tàu gồm 10 toa, mỗi toa 20 tấn đang đứng yên trên đường ray. Giả sử sau va chạm đầu tàu được gắn với các toa, bỏ qua mọi ma sát. Sau va chạm, vận tốc của đoàn tàu có giá trị là A. 0,2 m/s B. 0,75 m/s C. 1,0 m/s D. 0,5 m/s Câu 16: Một lò xo có độ dài ban đầu ℓ = 10cm. Người ta kéo giãn với độ dài ℓ’ = 14 cm. Biết độ cứng k = 150 N/m. Thế năng lò xo là CHƯƠNG IV - Trang 2/2 - O t A O t A O t A A. 0,13 J. B. 0,20 J. C. 1,20 J. D. 0,12 J. Câu 17: Viên đạn khối lượng 10g đang bay với vận tốc 600 m/s thì gặp một bức tường. Đạn xuyên qua tường trong thời gian 1/1000 s. Sau khi xuyên qua tường vận tốc của đạn còn 200 m/s. Độ lớn lực cản trung bình của tường tác dụng lên đạn bằng A. 40000 N. B. 80000 N. C. 2000 N. D. 4000 N. Câu 18: Cơ năng không được bảo toàn trong trường hợp A. Vật rơi tự do. B. Chuyển động của vật được ném thẳng đứng bỏ qua mọi sức cản không khí C. Chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nghiêng. D. Vật trượt có ma sát trên mặt phẳng ngang. Câu 19: Một lò xo có hệ số đàn hồi k = 20 N/m. Người ta kéo lò xo giãn dài thêm 10 cm. Khi thả lò xo từ độ giãn 10 cm xuống 4 cm, lò xo sinh ra một công A. 0,196J B. 0,036J C. 360J D. 0,072J Câu 20: Một vật có khối lượng 500kg, ở độ cao 10m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s², chọn gốc thế năng tại mặt đất, chiều dương của z hướng lên. Thế năng của vật là A. –5000J B. 5000J C. 50000J D. –50000J Câu 21: Một hòn bi khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Cho g = 9,8m/s². Độ cao cực đại mà hòn bi lên được là A. 2,42m. B. 2,88m. C. 3,36m. D. 3,20m. Câu 22: Khi vận tốc của vật tăng gấp đôi thì A. gia tốc của vật tăng gấp đôi B. động lượng của vật tăng gấp đôi C. thế năng của vật tăng gấp đôi D. động năng của vật tăng gấp đôi. Câu 23: Một chất điểm khởi hành không vận tốc ban đầu và chuyển động thẳng nhanh dần đều. Động năng của chất điểm có trị số A. tỷ lệ thuận với quãng đường đi B. tỷ lệ thuận với bình phương quãng đường đi C. tỷ lệ thuận với thời gian chuyển động D. không đổi Câu 24: Một vật được thả rơi tự do, một vật được ném ngang ở cùng độ cao. Kết luận sai là A. Gia tốc rơi như nhau. B. Thời gian rơi như nhau. C. Vận tốc chạm đất như nhau. D. Công của trọng lực của hai vật bằng nhau. Câu 25: Một khẩu đại bác có khối lượng M = 4 tấn, bắn đi một viên đạn theo phương ngang có khối lượng m = 10 kg với vận tốc v = 400 m/s. Lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên. Vận tốc giật lùi của đại bác là A. 1 m/s B. 2 m/s C. 4 m/s D. 3 m/s Câu 26: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc dài 10 m, góc nghiêng giữa mặt dốc và mặt phẳng nằm ngang là 30°. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s². Vận tốc của vật ở chân dốc là A. 14,14 m/s B. 10 m/s C. 7,07 m/s D. 5 m/s Câu 27: Một người nhấc một vật có khối lượng 4 kg lên cao 0,5m. Sau đó xách vật di chuyển theo phương ngang một đoạn 1m. Lấy g = 10 m/s². Người đó đã thực hiện công bằng A. 60 J. B. 20 J. C. 140 J. D. 100 J. Câu 28: Hệ thức liên hệ giữa động năng Wđ và động lượng p của vật khối lượng m là A. 4mWđ = p² B. 2Wđ = mp² C. Wđ = mp² D. 2mWđ = p² Câu 29: Đồ thị mô tả công của một động cơ thực hiện theo thời gian với công suất không đổi là A. B. C. D. Câu 30: Giả sử điểm đặt của lực F di chuyển một đoạn AB, gọi x là góc hợp bởi véc tơ F và véc tơ AB. Muốn tạo ra một công phát động thì A. x = 3π/2 B. x > π/2 C. x = π/2 D. x < π/2 GOODLUCK! O t A
Tài liệu đính kèm: