Đề kiểm tra định kì Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2016-2017

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2016-2017
PHÒNG GD-ĐT QUẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ NĂM HỌC 2016 - 2017
 TRƯỜNG THCS . MÔN: NGỮ VĂN 6( PHẦN VĂN BẢN)
 Tiết: 28	
 Thời lượng kiểm tra: 45 phút
 Ngày kiểm tra: 
 Lớp: 6C
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Kiểm tra việc nắm kiến thức về truyền thuyết, truyện cổ tích đã học
- Khái quát được một vài nội dung của truyền thuyết, truyện cổ tích Việt Nam đã học.
2. Kỹ năng:
 - Có kĩ năng nhận biết về thể loại, nhân vật, sự việc
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài làm cụ thể.
- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo.
3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài
B. MA TRẬN ĐỀ
Chủ đề
Mức độ
Mức độ
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1 . Đọc - Hiểu văn bản
Nhớ được tên VB, thể loại, khái niệm, các VB cùng thể loại.
Số câu: 2
"5 điểm 
= 50%
Số câu : 2
Số điểm: 2
Rút ra được giá trị NT và ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật.
Số câu : 1
Số điểm: 3
 2. Tạo lập văn bản
Viết được đoạn văn tóm tắt 1 văn bản truyện dân gian đã học.
Số câu: 1
"5 điểm 
 = 50%
Số câu : 1
Số điểm: 3
Đóng vai nhân vật kể lại một sự việc trong truyện.
Số câu : 1
Số điểm: 2
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Số câu:1
Sốđiểm: 3,0
Số câu:1
Sốđiểm: 3,0
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Số câu: 4
Số điểm: 10 = 100%
C. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA 
Câu 1 (2 điểm)
 Đọc kĩ đoạn văn sau:
	“Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.” ( trích Ngữ văn 6 – tập 1)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? 
b) Văn bản thuộc thể loại gì?
c) Kể tên 2 văn bản cùng thể loại nhưng khác kiểu nhân vật với văn bản trên mà em biết? 
Câu 2 (3 điểm):
Khi miêu tả tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh, tác giả dân gian đã sử dụng những yếu tố tưởng tượng kì ảo nào? Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh?
Câu 3 (3 điểm): 
 Viết đoạn văn tóm tắt các sự việc chính trong truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”. 
Câu 4 (2 điểm): 
 Đóng vai nhân vật em bé thông minh trong truyện dân gian đã học viết đoạn văn ngắn kể lại cuộc thử tài lần ba ?(2 điểm)
D. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (2 điểm)
Mức tối đa: HS cần nói được các ý sau:
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Thạch Sanh” (0,5đ) 
b) Văn bản thuộc thể loại truyện cổ tích(0,5đ)
c) Kể tên 2 văn bản thuộc thể loại cổ tích và khác kiểu nhân vật với truyện Thạch Sanh : VD: Sọ Dừa - kiểu nhân vật bất hạnh (1,0 đ) , Em bé thông minh - kiểu nhân vật thông minh (1,0đ)
- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các nội dung trên để cho điểm HS
- Mức không đạt: Không trả lời được nội dung nào hoặc lạc đề.
Câu 2: (3 điểm)
Mức tối đa: HS cần nói được các ý sau:
 - Tài năng của Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi (1,0đ)
 - Tài năng của Thủy Tinh: gọi gió, gió đến ,hô mưa, mưa về (1,0đ)
 - Ý nghĩa hình tượng của mỗi nhân vật:
 +Thủy Tinh: hiện tượng mưa to bão lụt ghê gớm hàng năm đã được hình tượng hóa (0,5đ)
 + Sơn Tinh: lực lượng cư dân đắp đê chống lũ lụt), là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa đã được hình tượng hóa. (0,5đ)
- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các nội dung trên để cho điểm HS
- Mức không đạt: Không trả lời được nội dung nào hoặc lạc đề.
Câu 3: (3 điểm)
Mức tối đa( 3,0 đ): HS cần nói được ý sau:
* Hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn, không sai chính tả, diễn đạt mạch lạc.(1,0 đ)
* Nội dung: Tóm tắt các sự việc chính trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.(2,0đ)
 + Vua Hùng kén rể.
 + Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
 + Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
 + Sơn Tinh đến trước được vợ.
 + Thuỷ Tinh tức giận đánh Sơn Tinh.
 + Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
 + Hằng năm, Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các nội dung trên để cho điểm HS
- Mức không đạt: Không trả lời được nội dung nào hoặc lạc đề.
Câu 4 (2 điểm): 
Mức tối đa( 2 đ):
* Hình thức: ( 0,5 đ)
 Sử dụng ngôi kể thứ nhất : Tôi = em bé thông minh (0,5 đ)
* Nội dung : Kể lại cuộc thử tài lần ba (1,5 đ)
- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các nội dung trên để cho điểm HS
- Mức không đạt: Không viết được đoạn văn hoặc không làm bài.
( * Lưu ý :Hướng dẫn trên đây chỉ có tính chất định hướng, khi chấm giáo viên cần linh động vào từng bài làm cụ thể của học sinh đặc biệt là những bài làm sáng tạo.)
*********HẾT**********
 Người ra đề:
TRƯỜNG THCS HẢI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN NGỮ VĂN 6 
 (Phần Văn bản – Tiết 28)
Câu 1 (2 điểm)
 Đọc kĩ đoạn văn sau:
	“Ngày xưa ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi thân, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.” ( trích Ngữ văn 6 – tập 1)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? 
b) Văn bản thuộc thể loại gì?
c) Kể tên 2 văn bản cùng thể loại nhưng khác kiểu nhân vật với văn bản trên mà em biết? 
Câu 2 (3 điểm):
Khi miêu tả tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh, tác giả dân gian đã sử dụng những yếu tố tưởng tượng kì ảo nào? Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh?
Câu 3 (3 điểm): 
 Viết đoạn văn tóm tắt các sự việc chính trong truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”. 
Câu 4 (2 điểm): 
 Đóng vai nhân vật em bé thông minh trong truyện dân gian đã học viết đoạn văn ngắn kể lại cuộc thử tài lần ba ?(2 điểm)
................HẾT...............

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET_28_KIEM_TRA_VAN_BAN_6.doc