KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015 - 2016 Môn: ĐỌC HIỂU Ngày kiểm tra: Trường TH Nhị Bình B Lớp . Họ và tên: . Điểm Chữ kí giám khảo Tranh làng Hồ Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, làmh mạnh, hóm hỉnh và tươi vui. Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ. Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cối chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thuý cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh. Theo Nguyễn Tuân Đọc thầm bài: Tranh làng Hồ và làm bài tập (30 phút) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Làng Hồ, một địa danh thuộc tỉnh: a. Thanh Hoá b. Sơn La c. Bắc Ninh 2. Tên một số tranh làng Hồ lấy đề trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam: a. Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ, đám cưới chuột. b. Tranh vẽ lợn, gà, cóc, ếch, cây dừa, tranh tố nữ. c. Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh phong cảnh. 3. Những từ ngữ thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ: a. Tranh làng Hồ phong phú, đa dạng. b. Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế. c. Tranh làng Hồ rất đẹp. 4. Những người tạo nên bức tranh làng Hồ xứng đáng với tên gọi: a. Người nghệ sĩ chụp hình. b. Người có tay nghề cao. c. Người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. 5. Trong câu: “Nơi đây ngày xưa vào những sáng tinh mơ, khi sương mù lãng đãng, dòng sông như ngày hội phóng lao.” Chủ ngữ của câu là: a. Những sáng tinh mơ, sương mù, dòng sông. b. Nơi đây, ngày xưa, dòng sông. c. Dòng sông. 6. Dấu phẩy trong câu: “Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.” có nhiệm vụ ngăn cách: a. Trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. b. Các vế câu trong câu ghép. c. Các từ cùng làm vị ngữ. 7. Dấu hai chấm trong câu: “Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cối chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá.” có nhiệm vụ báo hiệu bộ phận đứng sau là: a. Lời nói của nhân vật. b. Lời giải thích cho bộ phận đứng trước. c. Sự liệt kê. 8. Trong đoạn 1 có mấy từ láy? a. Hai (Đó là.) b. Ba (Đó là..) c. Bốn (Đó là) KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2015 - 2016 Môn: TIẾNG VIỆT (Viết) - Lớp 5 Ngày kiểm tra: I. Chính tả (nghe - viết) (20 phút) Bà cụ bán hàng nước chè Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa, có những cái lá to bằng cái mẹt bún của bà bún ốc. Không biết cây bàng năm chục tuổi, bảy chục tuổi hay cả một trăm tuổi. Nhiều người ngồi uống nước ở đây những lúc quán nước vắng khách đã ngắm kĩ gốc bàng, rồi lại ngắm sang phía bà cụ bán hàng nước. Bà cụ không biết bao nhiêu tuổi giời, không biết bao nhiêu tuổi lao động, bán quán được bao năm. Chỉ thấy đầu bà cụ bạc trắng, trắng hơn cả cái mớ tóc giả của các diễn viên tuồng chèo vẫn đóng vai các bà cụ nhân đức. Theo Nguyễn Tuân * Cách tiến hành: Giáo viên đọc cho học sinh nghe 1 lần toàn bộ bài viết chính tả. Đọc từng từ, cụm từ cho học sinh viết. (2 – 3 lần) Đọc lại toàn bài cho học sinh dò. (1 lần) II. Tập làm văn ( 35 phút) Đề bài: Em hãy tả một người bạn học của em được mọi người quý mến. * Cách tiến hành: Giáo viên chép đề bài lên bảng, đọc cho học sinh nghe. Sau đó yêu cầu học sinh đọc thầm và làm bài. Không yêu cầu học sinh viết đề bài./. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 KIỂM TRA CUỐI NĂM – Năm học: 2015 – 2016 Ngày kiểm tra: I. Bài kiểm tra đọc hiểu: (4,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án c a b c c c b c Số điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 II. Bài kiểm tra viết: (5,0 điểm) A. Chính tả: (2,0 điểm) 1) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp (2,0 điểm) 2) Sai mỗi lỗi chính tả trong bài viết (phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) trừ 0,2 điểm. B. Tập làm văn: (3,0 điểm) 1) Học sinh viết được bài văn theo yêu cầu của đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. (3,0 điểm) 2) Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chính tả có thể cho các mức điểm sau: 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 0,5 điểm toàn bài. v Cách tính điểm môn Tiếng Việt: Điểm môn Tiếng Việt là điểm đọc cộng điểm viết nếu có phần thập phân thì làm tròn lên. Ví dụ: 4,2 làm tròn thành 4,0 4,5 làm tròn thành 5,0 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2015 - 2016 Môn: Đọc thành tiếng- Lớp 5 Ngày kiểm tra: Cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn trong bài: 1. Bài . Trí dũng song toàn (trang 25) - Đọc đoạn: Từ đầu...đền mạng Liễu Thăng. 2 Bài . Lập làng giữ biển (trang 36) - Đọc đoạn: Từ Ông Nhụ bước ra võng đến hết 3 Bài . Phân xử tài tình (trang 46) - Đọc đoạn: Từ đầu...phải cúi đầu nhận tội. 4 Bài . Tà áo dài Việt Nam (trang 122) - Đọc đoạn: Từ đầu...gấp đôi vạt phải. 5 Bài . Con gái (trang 112) - Đọc đoạn: Từ đầu...trào nước mắt. 6 Bài . Út Vịnh (trang 136) - Đọc đoạn: Từ Một buổi chiều đến hết. Ma trận đề kiểm tra cuối năm – Năm học 2015 - 2016 Môn Tiếng Việt - lớp 5 Mạch kiến thức, kĩ năng Số câu và số điểm Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TN KQ TL HT khác TN KQ TL HT khác TN KQ TL HT khác TN KQ TL HT khác 1. Kiến thức tiếng Việt, văn học Số câu 3 1 4 Số điểm 1,5 0,5 2,0 2. Đọc a) Đọc thành tiếng Số câu 1 1 Số điểm 1,0 1,0 b) Đọc hiểu Số câu 2 1 1 3 1 Số điểm 1,0 0,5 0,5 1,5 0,5 3. Viết a) Chính tả Số câu 1 1 Số điểm 2,0 2,0 b) Đoạn, bài Số câu 1 1 Số điểm 3,0 3,0 4. Nghe – nói (kết hợp trong đọc và viết chính tả) Tổng Số câu 5 1 2 1 2 7 2 2 Số điểm 2,5 2,0 1,0 1,0 3,5 3,5 3,5 3,0
Tài liệu đính kèm: