Đề kiểm tra định kì học kì I lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Trường

doc 12 trang Người đăng dothuong Lượt xem 386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì học kì I lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì học kì I lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Trường
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: TOÁN
( Thời gian làm bài 40 phút)
 Giáo viên ra đề: Nguyễn Văn Trường.
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng của các câu sau.
Câu 1: (1 đ) Số: Ba mươi ba triệu năm trăm sáu mươi; được viết là: 
A. 33 000 560 B. 33 560               C. 330 560 000  
Câu 2: (1 đ) Giá trị của chữ số 5 trong số 645 297 là: 
 	A. 50 000 B. 5000 C. 500 
Câu 3: (1đ) Trong các số 6 784; 9 874 ; 9 784 số lớn nhất là: 
A. 6 784	 	B. 9 784	 	C. 9 874
Câu 4: (0.5đ) 8 dm2 2cm2 = .............cm2 
A. 8002 cm2 B. 802 cm2 C. 820 cm2 
Câu 5: (0.5đ) 456 tạ + 323 tạ = ? 
 	A. 679 tạ B. 779 tạ C. 879 tạ 
Câu 6: (0.5đ) Chu vi của hình vuông là 20 m, thì diện tích sẽ là: 
 A. 20 m2 B. 15 m2 C. 25 m2 
D
C
B
A
 Câu 7: (0.5đ) Trong các góc dưới đây, góc nào là góc tù: 
Góc đỉnh A 	 B. Góc đỉnh B 
 C. Góc đỉnh C D. Góc đỉnh D
B. PHẦN KIỂM TRA TỰ LUẬN ( 5 điểm)
Bài 1: (2 điểm)  Đặt tính rồi tính: 
253 694 + 122 517; b. 899 074 – 406 286 ; c. 326 x 27 ; d. 5783 : 37
Bài 2: (2 điểm) Tuổi của bố và tuổi của con cộng lại là 51 tuổi. Bố nhiều hơn con 31 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? 
Bài 3: (1 điểm) Tìm số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau, chữ số hàng trăm là chữ số 7 mà số đó vừa chia hết cho 2 và vừa chia hết cho 5? 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 MÔN TOÁN LỚP 4
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 5 điểm)
Câu 1: đáp án  A 	(1 điểm)
Câu 2: đáp án  B	(1 điểm)
Câu 3: đáp án  C	(1 điểm)
Câu 4: đáp án  B	(0.5 điểm)
Câu 5: đáp án  B	(0.5 điểm)
Câu 6: đáp án  C	(0.5 điểm)
Câu 7: đáp án  B	(0.5 điểm)
B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 5 điểm)
Bài 1: ( 2 điểm)  Đặt tính rồi tính: ( Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
 x 
 - 
 + 
 253 694 + 122 517; 899 074 – 406 286 ; 326 x 27 ; 5783 : 37
 253 694 899 074 326 5783 37 
 122 517 406 286 27 208 156
 375 211 493 788 2282 233
 652 31
 8802 
Bài 2 : (2 điểm) : Tóm tắt ( 0,25 điểm): 
 ? tuổi
51 tuổi
 Tuổi con : 	 
 31 tuổi
 Tuổi mẹ : 
 ? tuổi 	 
Bài giải
 Tuổi của bố là: ( 0,25 điểm): 
 (51 + 31) : 2 = 41 (tuổi) ( 0,5 điểm):
 Tuổi của con là: ( 0,25 điểm):
 (51 - 31) : 2 = 10( tuổi). ( 0,5 điểm):
 Hoặc: 51 – 41 = 10 (tuổi).
 Đáp số: Bố: 41 tuổi;
 Con: 10 tuổi ( 0,25 điểm):
Bài 3 : ( 1 điểm). Số đó là : 9780.
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: TIẾNG VIỆT
Thời gian: 40 phút ( không kể thời gian phát đề).
 Giáo viên ra đề: Nguyễn Văn Trường
A. KIỂM TRA ĐỌC ( 5 điểm) :
1. Đọc thành tiếng ( 4 điểm) : Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng các đoạn của bài tập đọc và HTL đã học ở HKI ( GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn từ 3 - 5 phút).
 + Hs đọc đúng tiếng, đúng từ ( 1 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm)
+ Giọng đọc bước đầu biết đọc diễn cảm (1 điểm)
+ Tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / 1 phút ( 1 điểm)
2. Trả lời câu hỏi do giáo viên nêu về nội dung đoạn vừa đọc (1 điểm).
3. Các bài tập đọc để bốc thăm:
+ Bài "Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi" Sách TV4, tập 1/115-116
Đoạn 1: Từ "Bưởi mồ côi cha từ nhỏ.................không nản chí".
Đoan 2: Từ "Bạch Thái Bưởi mở công ti...............bán lại tàu cho ông".
+ Bài "Ông Trạng thả diều" Sách TV4, tập 1/104
Đoạn 1: Từ " Vào đời vua Trần......................có thì giờ chơi diều".
Đoạn 2: Từ "Sau vì nhà nghèo quá..............vi vút tầng mây".
+ Bài "Người tìm đường lên các vì sao" Sách TV4, tập 1/125-126
Đoạn 1: Từ" Từ nhỏ......................hàng trăm lần".
Đoạn 2: Từ "Có người bạn hỏi...............chế khí cầu bay bằng kim loại".
+ Bài : "Văn hay chữ tốt" Sách TV4, tập 1/129
Đoạn 1: Từ " Thưở đi học.............xin sẵn lòng".
Đoạn 2: "Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng.............sao cho đẹp"
+ Bài "Cánh diều tuổi thơ" Sách TV4, tập 1/146
Đoạn 1: Từ " Tuổi thơ của tôi..................vì sao sớm".
Đoạn 2: Từ :" Ban đêm...................khát khao của tôi".
+ Bài " Kéo co" Sách TV4, tập 1/155
Đoạn 1: Từ "Kéo co phải đủ ba keo..................xem hội".
Đoạn 2: Từ :" Làng Tích Sơn........thắng cuộc".
B. PHẦN ĐỌC HIỂU: ( 5 điểm) Đọc thầm và làm bài tập. ( 30 phút):
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn.
Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm tuyệt đẹp. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi. 
 Theo Lâm Ngũ Đường 
 Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì ?
	A. Thiên nhiên.	 B. Đất sét C. Đồ ngọc .	
2. Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì ? 
	A. Pho tượng cực kì mỹ lệ.	
B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo.
	C. Pho tượng như toát lên sự ung dung.
3. Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành nghệ nhân tài giỏi ?
A
Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần
B
Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ
C
Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình 
4. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ? 
A. Ung dung, sống động, mỹ lệ.
B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng
C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn
5. Câu: “Anh có thể tạc giúp tôi một pho tượng Quan Âm không ?” được dùng làm gì ? 
A
Để hỏi, để yêu cầu, đề nghị, mong muốn.
B
Nói lên sự khẳng định, phủ định
C
Tỏ thái độ khen, chê
6. Nhóm từ nào nói lên ý chí, nghị lực của con người ?
A. Tuyệt trần, mỹ mãn. B. Ung dung, sống động. C. Kiên nhẫn, Gắng công. 
7. Bài Bàn tay người nghệ sĩ có mấy danh từ riêng ? 
Có ..... danh từ riêng. Đó là các từ : ...................................................................................
8. Hãy đặt câu hỏi để có câu trả lời sau: 
 “Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.”
.............................
C. KIỂM TRA VIẾT ( 60 phút) (10 điểm) 
 1. Chính tả (Nghe - viết) (5 điểm): 25 phút 
 Bài : Ông Trạng thả diều
 Viết đoạn : “Vào đời vua Trần Thái Tông, chơi diều”.
 2. Tập làm văn ( 5 điểm) : 35 phút 
 Đề bài : Tả một đồ đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 4A
 NĂM HỌC : 2016-2017
 MÔN : TIẾNG VIỆT 
A. Kiểm tra kiến thức tiếng Việt, kĩ năng đọc và đọc hiểu
1.Kiểm tra đọc thành tiếng:
1. Đọc thành tiếng : ( 5 Điểm)
+ Hs đọc đúng tiếng, đúng từ ( 1 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1điểm)
+ Giọng đọc bước đầu biết đọc diễn cảm ( 1 điểm)
+ Tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / 1 phút ( 1 điểm)
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu ( 1 điểm)
2. Đọc hiểu + kiến thức tiếng Việt ( 5 điểm ) 
Câu 1:
A
( 0,5 điểm)
Câu 2:
B
( 0,5 điểm)
Câu 3:
C
( 0,5 điểm)
Câu 4:
B
( 0,5 điểm)
Câu 5:
A
( 0,5 điểm)
Câu 6:
C
( 0,5 điểm)
Câu 7: ( 1 điểm) Có 2 danh từ riêng, đó là: Trương Bạch, Quan Âm
Câu 8: ( 1 điểm) 
 VD: - Vì sao người dạy nghề cũng phải kinh ngạc?
 - Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề như thế nào?
B . Kiểm tra viết : ( 10điểm) 
1. Chính tả : (5 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn, sạch sẽ.
* Lưu ý : - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,5 điểm. 
 - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 1 điểm. 
2. Tập làm văn : ( 5 điểm )
* Bài văn đảm bảo các mức độ sau : 
 - Bài viết đúng dạng văn miêu tả đồ vật, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. ( 3 điểm)
 - Bài viết đảm bảo độ dài từ 12 - 15 câu.Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. (1 điểm)
 - Có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn miêu tả đồ vật. ( 1 điểm)
 - Tùy theo các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp:
 5- 4,5- 4- 3,5- 3- 2,5 - 2- 1,5- 1
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: SỬ - ĐIA
Thời gian: 40 phút ( không kể thời gian phát đề).
 Giáo viên ra đề: Nguyễn Văn Trường.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 điểm).
 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: ( 0,5 điểm) Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
 A. Lòng yêu nước căm thù giặc của hai bà.
 B. Tô Định đã giết Thi Sách (chồng của Trưng Trắc).
 C. Cả hai ý trên.
Câu 2: ( 0,5 điểm) Chiến thắng Bạch Đằng ( năm 398) do ai lãnh đạo ?
 A. Hai Bà Trưng B. Ngô Quyền C. Lý Thường Kiệt 
Câu 3: ( 0,5 điểm) Ai là người đã tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước 
( năm 968) ? 
 A. Vua Hùng B. Đinh Bộ Lĩnh C. Lê Hoàn
Câu 4: ( 0,5 điểm) Nhà Lý dời đô ra Thăng Long vào năm nào ?
 A. Năm 1010 B. Năm 1011 C. Năm 2010
Câu 5: ( 0,5 điểm) Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê để làm gì ?
 A. Phòng chống lũ lụt.	 B. Trồng lúa nước.
 C. Khuyến khích nông dân sản xuất. D. Phòng chống quân xâm lược phương Bắc.
Câu 6:( 0,5 điểm) Thế mạnh của vùng Trung du Bắc Bộ là: 
 A. Đánh cá. 	 	 B. Trồng chè, cây công ngiệp và cây ăn quả.
 C. Trồng cà phê lớn nhất đất nước. D. Khai thác khoáng sản.
Câu 7: ( 0,5 điểm) Dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là : 
A. Ba-na, Ê-đê, Gia-rai 	B. Kinh 	
 C. Tày, Nùng	 D. Thái, Mông, Dao
 Câu 8: ( 0,5 điểm) Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
	A. Di Linh	B. Đắk Lắk	 
 C. Lâm Viên 	D. Kon Tum
Câu 9: ( 0,5 điểm) Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên?
A. Sông Hồng và sông Đà.	 
B. Sông Hồng và sông Thái Bình. 
C. Sông Thái Bình và sông Đà.	 
Câu 10: ( 0,5 điểm) Thủ đô Hà Nội nằm ở đâu?
A. Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. 
B. Trung tâm đồng bằng duyên hải Miền Trung.
C. Trung tâm đồng bằng Nam Bộ.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5 điểm):
Câu 1: ( 2,5 điểm) Nhà Trần ra đời vào hoàn cảnh nào? Nhà Trần có những việc làm gì để củng cố và xây dựng đất nước?
..........
.......................................................................................................................................................
..........
.......................................................................................................................................................
..........
.......................................................................................................................................................
..........
.......................................................................................................................................................
..........
Câu 2: ( 2,5 điểm) Nêu những điều kiện để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai cả nước? Kể tên những cây trồng và vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc bộ?
..........
.......................................................................................................................................................
..........
.......................................................................................................................................................
..........
.......................................................................................................................................................
..........
..........
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 điểm).	
- Mỗi câu đúng đạt 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Chọn
C
B
B
A
A
B
A
C
B
A
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 5 điểm):
Câu 1: ( 2,5 điểm) Nhà Trần ra đời vào đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, từ đó nhà Trần được thành lập.
- Nhà Trần có những việc làm để củng cố và xây dựng đất nước là: Chú ý xây dựng lực lượng quân đội. Quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp. 
Câu 2: ( 2,5 điểm) Nhờ có phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
 - Ở đồng bằng Bắc Bộ trồng chủ yếu lúa nước, ngô, khoai, rau xứ lạnh. Nuôi gia súc như trâu, bò, lợn. Nuôi gia cầm gà, vịt, ngan...
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: KHOA HỌC
Thời gian: 40 phút ( không kể thời gian phát đề).
 Giáo viên ra đề: Nguyễn Văn Trường
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất: ( 6 điểm)
Câu 1: ( 0,5 điểm) Trong các cơ quan sau đây, cơ quan nào giúp hấp thu khí ô - xi và thải ra khí các - bô - níc? 
Tiêu hóa. B. Hô hấp. C. Bài tiết nước tiểu. D. Tuần hoàn
Câu 2: ( 0,5 điểm) Như mọi sinh vật khác con người cần gì để duy trì sự sống ?
 A. Không khí, thức ăn.  B. Thức ăn, ánh sáng     
   C. Không khí, thức ăn, nước uống, ánh sáng. D. Thức ăn 
Câu 3: ( 0,5 điểm) Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm?
A. Cá.	B. Thịt gà. 	C.Thịt bò. 	D. Rau xanh
Câu 4: ( 0,5 điểm) Để phòng bệnh béo phì cần: 
 A. Ăn ít.
 B. Giảm số lần ăn trong ngày.
 C. Rèn luyện thói quen ăn uống điều độ.
 D. Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
Câu 5: ( 0,5 điểm). Thức ăn nào sau đây không thuộc nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm?
A. Cá.	B. Thịt gà. 	C.Thịt bò. 	D. Rau xanh.
Câu 6: ( 0,5 điểm) Cách nào không phải là nhóm cách bảo quản thức ăn ?
 A. Làm khô.
 B. Đóng hộp.
 C. Tẩm bột.
 D. Ướp lạnh, ướp mặn.
Câu 7: ( 0,5 điểm) Không khí gồm những thành phần chính là: 
A. Ô -xi và các- bô-níc.	B. Ô – xi và ni- tơ
C. Ô – xi, ni- tơ và hơi nước.	D. Ô –xi, ni tơ, khói, bụi, vi khuẩn.
Câu 8: ( 0,5 điểm) Mất bao nhiêu phần trăm nước trong cơ thể, sinh vật sẽ chết ?
 A. Năm đến chín phần trăm ( 7- 9%) B. Năm đến bẩy phần trăm ( 5- 7%)
 C. Mười đến hai mươi phần trăm ( 10- 20%) 	 D. Hai đến bốn phần trăm ( 2- 4%)
Câu 9: ( 1điểm) Nối thông tin cột A với thông tin cột B cho thích hợp:
A
B
Thiếu chất đạm
Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa.
Thiếu vi-ta-min A
Bị còi xương.
Thiếu i-ốt
Bị suy dinh dưỡng.
Thiếu vi-ta-min D
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: ( 2 điểm) Em hãy nêu cách phòng tránh tai nạn đuối nước ?
Câu 2: ( 3 điểm) Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? 
...............................................................................................................................................ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016-2017
KHOA HỌC 4
I. Phần trắc nghiệm : ( 4 điểm) - Đúng mỗi ý được 0,5 điểm
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐÁP ÁN
A
B
D
D
D
C
B
C
 Câu 9: (1 điểm) Nối thông tin cột A với thông tin cột B cho thích hợp: 
A
B
Thiếu chất đạm
Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến bị mù lòa.
Thiếu vi-ta-min A
Bị còi xương.
Thiếu i-ốt
Bị suy dinh dưỡng.
Thiếu vi-ta-min D
Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: ( 2 điểm) Cách phòng tránh tai nạn đuối nước:
- Không chơi đùa gần hồ ao sông suối. Giêng nước phải xây thành cao, có nắp đậy. Chum vại, bể nước phải có nắp đậy.
- Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy. Tuyệt đối không lội qua sông suối khi trời có mưa lũ, dông bão.
- Chỉ tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
Câu 2: ( 3 điểm)
Để bảo vệ nguồn nước, cần giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước: giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước. 
Không đục phá ống dẫn nước làm chất bẩn thấm vào nguồn nước.
Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn để phân không thấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước, Nhà tiêu phải làm xa nguồn nước.
Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp và nước mưa.
Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_Cuoi_hoc_ki_I_theo_thong_tu_22_cuc_chuan.doc