Đề kiểm tra định kì giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Quỳnh Lưu

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Quỳnh Lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra định kì giữa học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Quỳnh Lưu
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NHO QUAN
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỲNH LƯU
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HK II
Năm học: 2016 – 2017
Môn Tiếng Việt Lớp 4
( thời gian làm bài: 80 phút)
Họ tên học sinh:...........................................Lớp: 4
Họ tên giáo viên coi
Họ tên của giáo viên chấm
Điểm bài kiểm tra
Nhận xét của giáo viên chấm bài kiểm tra
A. KIỂM TRA ĐỌC: 7 điểm
Đọc thầm bài đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây: 
CÂY XOÀI
Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả. Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !
Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi.
Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.
Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.
Mai Duy Quý
Câu 1. Vì sao cây xoài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà hàng xóm ?
A. Vì tán cây lan rộng.
B. Vì gió bão làm bật rễ.
C. Vì cây mọc trên đất của hai nhà.
D. Vì cây mọc trên đất của hai nhà.
Câu 2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm?
A. Vì chú không thích ăn xoài.
B. Vì xoài năm nay không ngon.
C. Vì chú thấy con mình và con hàng xóm tranh nhau hái.
D. Vì chú ngại không dám nhận.
Câu 3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ?
A. Thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.
B. Không có ý kiến gì.
C. Tức giận, không biếu xoài nữa.
D. Im lặng không biếu xoài nữa.
Câu 4. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này ?
A. Không nên cãi nhau với hàng xóm.
B. Bài học về cách sống tốt ở đời.
C. Không nên chặt cây cối.
D. Đoàn kết với hàng xóm.
Câu 5. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm để được ý đúng.
	Từng chiếc lá xoài rơi ................., nhựa cây..............
Câu 6. Tìm câu nói người cha khuyên người con trong đoạn văn sau:
Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !
Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.
Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.
Trả lời:.......................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
Câu 7: Vị ngữ trong câu “Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng.” trả lời cho câu hỏi nào?
A. Làm gì?
B. Thế nào?
C. Là gì?
Câu 8. Chủ ngữ trong câu “Các cành thi nhau đổ xuống.” là: 
A. Các
B. Cành
C. Các cành
Câu 9. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong câu
 “Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra.” . 
Danh từ................................................................................................................................
Động từ...............................................................................................................................
Tính từ ...............................................................................................................................
Câu 10. Xác định chủ ngữ,vị ngữ trong câu sau:
 Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. 
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
B.KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (2 điểm) Nghe viết bài “Sầu riêng” (TV4, tập 2, trang 34)
(từ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm...đến tháng năm ta)
II. Tập làm văn (8 điểm) 
Đề bài: Tả một cây bóng mát trong sân trường em.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NHO QUAN
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỲNH LƯU
MA TRẬN
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HK II
Năm học: 2016 – 2017
Môn Tiếng Việt Lớp 4
1. Ma trận nội dung
Mạch kiến thức kĩ năng
Số câu số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
Kiến thức Tiếng Việt
- Xác định được câu, kiểu câu,các thành chính trong câu.
- Nhận biết được từ loại
Số câu
1
1
1
1
4
số điểm
0.5
0.5
1
1
3
Đọc hiểu văn bản
-Nắm được nội dung của câu văn, đoạn văn,bài văn đã đọc.
- Giải thích được chi tiết trong bài rút ra được thông tin trong bài đọc
- Nhận xét được hình ảnh, tính cách nhân vật biết liên hệ diều đã đọc với bản thân.
Số câu
2
2
1
1
6
số điểm
1
1
1
1
4
Tổng
Số câu
3
3
2
2
10
số điểm
1.5
1.5
2
2
7
2. Ma trận câu hỏi:
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
2
2
1
1
6
Câu số
1-2
3- 4
5
6
2
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
1
1
1
1
4
Câu số
7
8
9
10
Tổng số câu
3
3
1
1
2
10
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NHO QUAN
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỲNH LƯU
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HK II
Năm học: 2016 – 2017
Môn Tiếng Việt Lớp 4
A. Kiểm tra đọc: 	Đọc hiểu: 7 điểm .
Câu
1
2
3
4
7
8
Đáp án 
B
C
A
B
B
C
Điểm
0,5
0.5
0,5
0,5
0,5
0.5
Câu 5: (1đ) Điền đúng từ lả tả, ứa ra
Câu 6: (1đ) Viết đúng câu. Đúng dấu câu. Nếu thiếu dấu câu trừ 0.5 điểm.
 - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !
Câu 9: (1đ) Tìm đúng các danh từ, động từ, tính từ sau: 
 	 - DT: Chiếc lá xoài, nhựa cây
 - ĐT : rơi , ứa ra
	 - TT: lả tả
Câu 10: (1đ) CN: Giống xoài
 VN: quả to, ngọt và thơm lừng
	B. Kiểm tra viết: 10 điểm
	I. Chính tả: 2 điểm. 
	 Bài viết đảm bảo các yêu cầu về mẫu chữ, cỡ chữ, nét viết trơn đều, mềm mại, đều về khoảng cách; đủ số lượng chữ viết theo yêu cầu kĩ năng.
	- Mỗi lỗi sai chính tả trừ 0,25 điểm.
	- Nếu chữ viết xấu, trình bày bẩn không đạt yêu cầu về chữ viết trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm toàn bài.
	2. Tập làm văn: 8 điểm. 
TT
Điểm thành phần
Mức điểm
1.5
1
0.5
0
1
Mở bài 
(1 điểm)
MB theo kiểu gián tiếp: Giới thiệu được cây định tả. (cách giới thiệu hay gây ấn tượng với người đọc)
MB theo kiểu trực tiếp: Giới thiệu được cây định tả. (giới thiệu hay về cây định tả)
Chỉ nêu được cây định tả.
Không có phần Mở bài
2a
Thân bài
(4 điểm)
Nội
dung
(1.5
điểm)
+ Tả bao quát hình dáng của cây: 0.5 điểm (Mức 2)
+ Tả chi tiết từng bộ phận của cây: 1 điểm ( Mức 2)
+ Tả bao quát hình dáng ở mức sơ sài: 0.25 điểm 
+ Tả từng bộ phận của cây nhưng còn sơ sài: 0.5 điểm.
Chỉ tả bao quát hình dáng hoặc chỉ tả từng bộ phận nhưng chưa chi tiết
2b
Kĩ 
năng
(1.5 
điểm)
+ HS biết lập ý, sắp xếp ý về: Tả các bộ phận của cây: (0.5 điểm) 
+ HS biết lập ý, sắp xếp ý về: Tả kĩ đặc điểm của những bộ phận tiêu biểu và công dụng của các bộ phận của cây: 1 điểm ( Mức 3)
+ HS biết lập ý, nhưng sắp xếp dàn ý chưa hợp lý: 1 điểm
+ HS biết lập ý nhưng chưa hay, chưa phù hợp với ND bài: 0.5 điểm
2c
Cảm
 xúc
( 1 điểm)
Cách miêu tả hay, gây ấn tượng, tạo cảm xúc cho người đọc, câu văn có hình ảnh, cảm xúc tự nhiên, chân thật:1 điểm Mức 4
Nếu chỉ miêu tả đầy đủ nhưng câu văn chưa hay ít hình ảnh và thiếu cảm xúc
3
Kết bài
(1 điểm)
KB mở rộng: 1 điểm
KB không mở rộng: 0.5 đ
Không có kết bài
4
Chữ viết,
chính tả
(0.5điểm)
Viết đúng cỡ chữ, đều, đẹp, đúng khoảng cách, trình bày sạch sẽ
Trừ lỗi chính tả không quá 0.5 điểm
5
Dùng từ,
đặt câu
(0.5 điểm)
Diễn đạt (dùng từ, đặt câu, ...) trôi chảy rõ ràng, Biết dùng từ, đặt câu, liên kết câu trong bài: 0.5 điểm
Chưa biết dùng từ, đặt câu, liên kết câu 
6
Sáng tạo 
(1 điểm)
Có sự sáng tạo khi viết bài: 1 điểm
Sáng tạo ít, chưa thể hiện rõ sự sáng tạo khi tả cây cối: 0.5
	 Lưu ý: 
	- Điểm kiểm tra Đọc là tổng điểm của 2 phần kiểm tra Đọc thầm và Đọc thành tiếng. Điểm kiểm tra Viết là tổng điểm của 2 phần kiểm tra Viết chính tả và Tập làm văn. Điểm toàn bài là điểm trung bình cộng của 2 phần kiểm tra Đọc và kiểm tra Viết làm tròn 0,5 thành 1. 
	- GV cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm và việc trừ lỗi kỹ năng để không cho điểm thập phân ở từng phần kiểm tra đọc và viết.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NHO QUAN
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUỲNH LƯU
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HK II
Năm học: 2016 – 2017
Môn Tiếng Việt Lớp 4
(Phần đọc thành tiếng)
I. Hướng dẫn kiểm tra
- Giáo viên thực hiện kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng cá nhân học sinh. Mỗi HS đọc một đoạn và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài phù hợp với đoạn vừa đọc trong bài do GV lựa chọn. 
	- Giáo viên lựa chọn các bài tập đọc sau: 
	+ Bốn anh tài (SGK TV4 tập 2 trang 4);
	+ Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa (SGK TV4 tập 2 trang 21;
	+ Sầu riêng (SGK TV4 tập 2 trang 34);
 + Hoa học trò ( SGK TV 4 tập 2 trang 43)
- Lưu ý: 
+ Mỗi HS đọc đoạn văn khoảng 115 tiếng và thời gian đọc không quá 1 phút.
+ Tránh trường hợp 2 HS kiểm tra liên tiếp đọc cùng một đoạn văn bản.
+ Câu hỏi về nội dung bài phải phù hợp với đoạn vừa đọc.
II. Hướng dẫn đánh giá, cho điểm
Phần đọc thành tiếng 3 điểm, dựa vào những tiêu chí cơ bản sau:
Nội dung tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm trừ
1. Đọc đúng tiếng, đúng từ.
0,5
 + Đọc sai từ 1 đến 3 tiếng
0,25
 + Đọc sai từ 4 tiếng trở lên
0,5
2. Tốc độ đọc phù hợp (khoảng 115 tiếng/phút).
0,5
+ Đọc nhanh hoặc đọc chậm quá 1 đến 2 phút
0,25
+ Đọc nhanh hoặc chậm quá 2 phút
0,5
3. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ có nghĩa.
0,5
+ Ngắt nghỉ không đúng từ 2 đến 4 chỗ
0,25
+ Ngắt nghỉ không đúng từ 5 chỗ trở lên
0,5
4. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm
0,5
+ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm
0,25
+ Giọng đọc không thể hiện rõ tính biểu cảm
0,5
5. Trả lời đúng câu hỏi 
1
+ Trả lời đúng nhưng diễn đạt chưa rõ ràng
0,25
+ Trả lời chưa đủ ý 
0, 5
+ Trả lời sai hoặc không trả lời được.
1

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ TV GIỮA HKII LỚP 4.doc