Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai (Có đáp án)

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 26/07/2022 Lượt xem 244Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai (Có đáp án)
Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai Thứ . . . . ngày . . . tháng 5 năm 2017
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: 5 . . . 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM, MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM HỌC 2016 - 2017
Điểm
Lời nhận xét của thầy (cô) giáo
.................................................................................................
.................................................................................................
................................................................................................
A. PHẦN ĐỌC ( 10 điểm)
I/ Đọc thành tiếng: 3 điểm
Học sinh bốc thăm đọc một đoạn trong số các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 34 Sách Tiếng Việt lớp 5 tập II ( 2 điểm).
Trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc do Giáo viên nêu: ( 1 điểm).
II. Đọc hiểu kết hợp lời câu hỏi:
HS đọc bài: “Tà áo dài Việt Nam” STV lớp 5, tập II, trang 122 trả lời câu hỏi.
Câu 1. ( 0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
 Với phong cánh tế nhị kín đáo Phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc :
 Áo lối mớ ba mớ bảy. 
 b. Mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu. 
c. Mặc áo bà ba 
Câu 2. (0,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
 Áo dài phụ nữ xưa có các loại:
Áo hai thân và áo tứ thân. 
 b. Áo hai thân và năm thân. 
 c. Áo tứ thân và áo năm thân. 
Câu 3. ( 1 điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S trước ô của mỗi ý:
 Áo dài phụ nữ trở thành y phục truyền thống của Việt Nam. 
 Áo năm thân may khác với áo tứ thân về cơ bản. 
 Ngày xưa phụ nữ ở một số vùng mặc áo dài khi lao động nặng nhọc. 
 Ngày nay học sinh bậc Trung học cơ sở mặc áo dài khi đến trường	 
Câu 4. (1 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
 Bài văn trên thuộc thuộc thể loại văn:
Miêu tả. b. Kể chuyện. c. Kể chuyện kết hợp miêu tả. 
Câu 5. ( 1 điểm) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Câu 6. (1 điểm) Tìm và viết lại hai câu văn liền nhau trong bài trên có sử dụng những phương pháp lặp từ.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7. (1 điểm) Dấu phẩy trong câu văn sau có tác dụng gì ?
Trung đoàn trưởng thúc ngựa, rọi đèn pin về phía trước.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................
 Câu 8. (1 điểm) 
Các vế trong câu ghép “ Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo vậy mà lá thì xanh mơn mởn, tươi non” được nối với nhau bằng dấu hiệu nào?
.............................................................................................................................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................................................................................................................
B. PHẦN VIẾT: ( 10 điểm)
I. Viết chính tả: Nghe – viết : 2 điểm (20 phút)
Bài : Cây gạo ngoài bến sông. 
Viết đoạn từ : “ Ngoài bãi ... đẹp lạ kì ” Sách TV lớp 5, tập 2.
II.Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Hãy tả một người bạn thân nhất của em.
HƯỚNG DẪN CHẤM KIÊM TRA CUỐI NĂM
LỚP 5 – MÔN TIẾNG VIỆT
A.PHẦN ĐỌC: ( 10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3 điểm).
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : (1điểm)
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : (1 điểm)
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : (1 điểm)
- Tùy mức độ đọc và trả lời của HS mà GV ghi các thành phần điểm dưới 3.
2. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm).
Câu 1. (0.5 điểm). ý b
Câu 2. (0.5 điểm). ý c
Câu 3. ( 1 điểm). Học sinh điền đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
Đ Áo dài phụ nữ trở thành y phục truyền thống của Việt Nam. 
S Áo năm thân may khác với áo tứ thân về cơ bản. 
Đ Ngày xưa phụ nữ ở một số vùng mặc áo dài khi lao động nặng nhọc. 
S Ngày nay học sinh bậc Trung học cơ sở mặc áo dài khi đến trường 
Câu 4. (1 điểm). ý c
Câu 5. (0,5 điểm). Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài là: Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên mềm mại và thanh thoát hơn. 
Câu 6. (1 điểm). Hai câu văn liền nhau trong bài trên có sử dụng những phương pháp lặp từ là: 
Học sinh có thể chọn câu: Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên mềm mại và thanh thoát hơn. 
Câu 7. (1 điểm). Dấu phẩy trong câu văn có tác dụng: Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.
Câu 8. (1 điểm). Các vế trong câu ghép “ Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo vậy mà lá thì xanh mơn mởn, tươi non” được nối với nhau bằng từ “vậy mà”
B. PHẦN VIẾT ( 10 điểm)
 I. Chính tả: (2 điểm).
- HS viết tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, sạch đẹp (1 điểm).
- Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi ) .(1 điểm)
- Những lỗi sai giống nhau chỉ trừ một lần.
II. Tập làm văn: (8 điểm).
 1. - Mở bài : Giới thiệu được người bạn thân nhất của mình. ( 1 điểm).
 2. - Thân bài: ( 4 điểm).
 a. Nội dung: Tả hình dáng; tính tình; hoạt động; quan hệ với mọi người. (1,5 đ). 
 b. Kĩ năng: - Trình bày rõ ràng 3 phần: Mở bài; thân bài; kết bài. (1,5 điểm)
 - Biết dùng biện pháp so sánh, nhân hóa để miêu tả. .(1 điểm)
 c. Thể hiện cảm xúc trong miêu tả. .(1 điểm)
 3. - Kết bài: Nhận xét chung về bạn liên hệ bản thân. (1 điểm).
 4. - Chữ viết chính tả: (0,5 điểm).
 5. - Biết dùng từ đặt câu: (0,5 điểm).
 6. - Có sáng tạo: (1 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2016_2017.doc