PHÒNG GD&ĐT KIẾN XƯƠNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN : CÔNG NGHỆ 6 Năm học 2016-2017 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Cơ sở ăn uống hợp lý 1 1 1 đ Vệ sinh an toàn thực phẩm 1 1 2,5 đ Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn 1 1 3,5 đ Các phương pháp chế biến thực phẩm 1 0,5 đ Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình 1 0,5 đ Quy trình tổ chức bữa ăn. 1 0,5 đ Thu nhập của gia đình 1 0,5đ Chi tiêu trong gia đình 1 1đ Tổng: Số câu Số điểm Tỉ lệ % 6 4,5đ 45% 4 4,5đ 45% 1 1đ 10% 11 10đ 100% PHÒNG GD&ĐT KIẾN XƯƠNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN : CÔNG NGHỆ 6 Năm học 2016-2017 Thời gian làm bài: 45’ Họ và tên .................................................Lớp 6C I. Trắc nghiệm : (4 Điểm) Câu 1. Nhiễm độc thực phẩm là: A.Sự xâm nhập của các chất hóa học vào thực phẩm. B. Sự xâm nhập của các vi khuẩn vào thực phẩm. C. Sự xâm nhập của các chất độc vào thực phẩm. D. Sự xâm nhập của các sự độc hại vào thực phẩm. Câu 2: Chọn câu sai: A. Món kho là món cần ít nước, vị mặn. B. Món kho là món cần vị mặn, hơi sánh. C. Món kho là món cần nhiều nước, vị mặn. D. Món kho là món cần hơi sánh,ít nước. Câu 3 : Thực đơn là: A. Thực đơn là danh sách các món ăn thường dùng hàng ngày. B. Một bảng ghi lại những món mà khách hàng đã đặt trước khi đi ăn sinh nhật. C. Một bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày. D. Một cuốn sách hoặc sách ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc,cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày. Câu 4: Em hãy chọn một loại thực phẩm trong các thực phẩm sau đây để thay thế cá: A. Rau muống B. Đậu phụ C. Khoai lang D. Ngô Câu 5: Không ăn bữa sáng là: A. Có hại cho sức khoẻ. C. Tiết kiệm thời gian B. Thói quen tốt D. Góp phần giảm cân Câu 6: Thiếu chất đạm cơ thể sẽ: A. Mắc bệnh béo phì C. Mắc bệnh suy dinh dưỡng B. Mắc bệnh về gan. D. Mắc bệnh về mắt. Câu 7: Phương pháp nào sau đây thuộc loại phương pháp chế biến không sử dụng nhiệt. A. Muối chua B. Xào C. Kho D. Nướng Câu 8: Các khoản chi tiêu cho nhu cầu vật chất là: A. Chi cho nhu cầu giải trí. B. Chi cho nhu cầu nghỉ ngơi. C. Chi cho học tập D. Chi cho nhu cầu đi lại. II. Tự luận : (6 Điểm) Câu 9: (3 điểm) Tại sao phải bảo quản chất đinh dưỡng trong chế biến món ăn? Nêu các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. Câu 10: (2 điểm) Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường dùng? Câu 11: (1 điểm) Gia đình em có 4 người, mức thu nhập một tháng là 6.000.000 đồng. Em hãy tính mức chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết của các thành viên trong gia đình sao cho mỗi tháng có thể tiết kiệm được ít nhất là 200.000 đồng. PHÒNG GD&ĐT KIẾN XƯƠNG TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN : CÔNG NGHỆ 6 Năm học 2016-2017 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm ( 4 điểm ): Mỗi câu trả lời đúng được 0.5đ . 1 2 3 4 5 6 7 8 D C C B A C A D II. Tự luận (6 điểm): Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 9 + Phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn vì: Muốn cho việc ăn uống, sử dụng thực phẩm có tác dụng tốt đến sức khỏa và thể lực, cần phải bảo quản các chất đinh dưỡng của thực phẩm cho thật chu đáo trong quá trình chế biến thực phẩm (trong lúc chuẩn bị cũng như khi chế biến) + Nêu được các các biện pháp sau: - Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. - Khi nấu tránh khuấy nhiều, không nên hâm lại thức ăn nhiều lân. - Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ gạo khi nấu cơm. - Không vo gạo quá kĩ, không nên chắt bỏ nước cơm trong khi nấu (1đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) Câu 10 + Nêu được các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm - Không dùng các thực phẩm có chất độc: cá nóc, khoai tây mọc mầm, nấm lạ... (sử dụng thịt cóc phải bỏ hết da, phủ tạng, nhất là gan và trứng) - Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm chất độc hóa học ... - Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng. (1đ) (0,5đ) (0,5đ) Câu 11 Tùy từng học sinh có những mức chi tiêu cụ thể, có thể tính sơ bộ như sau: + Chi cho nhu cầu vật chất: Khoảng 3 – 4 triệu đồng + Chi cho nhu cầu tinh thần: Khoảng 1 – 1.5 triệu đồng + Tích lũy: Từ 200.000 đồng – 1 triệu đồng (1đ)
Tài liệu đính kèm: