Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt + Toán Khối 4 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Số 2 Bắc Lý

doc 13 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 19/07/2022 Lượt xem 228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt + Toán Khối 4 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Số 2 Bắc Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Tiếng Việt + Toán Khối 4 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Số 2 Bắc Lý
PHÒNG GIÁO DỤC TP ĐỒNG HỚI
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 BẮC LÝ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
 NĂM HỌC : 2015 – 2016
 MÔN: Tiếng Việt
Họ và tên: ...............................................................Lớp: ............................
 Điểm
 Lời nhận xét của giáo viên
Đề 1
I. Đọc hiểu: (5 điểm) 
 Đọc thầm bài “ Hạ nắng ” và chọn ý trả lời đúng:
HẠ NẮNG
 Hè về. Trường tôi đã vắng bóng học trò. Phượng đỏ tung mình trong không gian và hoa rụng rơi, tạo thành lớp thảm đỏ dưới chân người qua lại. Nắng len vào từng nhánh lá, chen vào cánh hoa. Những chùm nắng rạo rực nhảy múa trên cây phượng và những ngôi nhà cao tầng. Nắng thỏa sức chạy và lan mình đến nơi nó thích. Nắng chỉ sợ mây. Duy nhất những chùm mây xốp mới có thể che chắn nắng. Mà mây thì không phải lúc nào cũng có. Mặc dầu biết chói chang nhưng nắng nóng vẫn khiến người ta bất ngờ. Bốn bề chỉ có nắng và nắng, đất trời chói chang nắng nóng. Tôi đi trên con đường làng, thấy rơm rạ nằm vùi thỉnh thoảng lại được tung hứng và bay lên bởi những cơn gió tinh nghịch. Trẻ chăn trâu chơi trò trốn tìm quanh những cây rơm. Bốn bề ngát hương cỏ và mùi rơm rạ. Hình như đất trời chỉ tập trung sắc màu vào mùa. Vì vậy rơm rạ vàng ươm, nắng vàng rực. Hoa cúc vàng tươi. Sắc cúc đã bị nắng hè nhuộm thẫm, chứ không mơ màng như mùa thu. Sắc vàng chắt chiu và dồn lại như được đem ra từ cổ tích, cho không gian mờ ảo, sương khói.
*Dựa vào nội dung bài văn, hãy khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu7)
 Câu 1: Bài văn viết về mùa nào trong năm ? 
A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 2: Loài hoa nào dưới đây được nhắc đến trong bài văn ? 
A. Hoa hồng B. Hoa mai C. Hoa cúc D. Hoa đào 
Câu 3: Những đứa trẻ chăn trâu đã chơi trò chơi gì ? 
A. Bịt mắt bắt dê B. Thỏ nhảy C. Kéo co D. Trốn tìm 
Câu 4: Trong đoạn văn trên, nắng sợ gì ? 
A. Mây B. Mưa C. Cây D. Nhà 
Câu 5: Từ nào dưới đây viết đúng tên riêng nước ngoài ? 
 A. Xi - ôn - cốp - xki B. Xi - Ôn - Cốp - xki 
C. Xi - Ôn - Cốp - XKi D. Xi - Ôn - cốp - xki 
Câu 6: Từ đỏ trong câu "Phượng đỏ tung mình trong không gian và hoa rụng rơi, tạo thành lớp thảm đỏ dưới chân người qua lại" là? 
Danh từ riêng B. Danh từ chung C. Động từ D.Tính từ 
Câu 7: Đặt câu với các động từ chạy, ăn theo mẫu câu "Ai làm gì ?" a)...................................................................................................................
b)...................................................................................................................
II. Kiểm tra viết
1/Chính tả: (Nghe – viết) 
Bài viết: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG 
 ( Sách Tiếng Việt 4 tập 1 trang 168 )
 Viết đoạn “Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh...................... nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng”. 
2/ Tập làm văn: 
Đề bài: Em hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ 1
 I. Đọc hiểu: 5 điểm
Đáp án : 
Câu 1 - B (0,5 điểm) 
Câu 2 - C (0,5 điểm ) 
Câu 3 - D (0,5 điểm ) 
Câu 4 - A (0,5 điểm ) 
Câu 5 - A (1 điểm ) 
Câu 6 - D (1 điểm )
Câu 7: HS đặt được hai câu với hai động từ đã cho theo đúng mẫu được 1 điểm ( mỗi câu 0,5 điểm), đặt không đúng mẫu câu không được điểm.
 II. Kiểm tra viết 
1. Chính tả (5 điểm) - Học sinh nghe viết trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút.
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn được điểm tối đa là 5 điểm.
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm.
 - Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. 
2. Tập làm văn (5 điểm) Bài văn đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm. 
- Bài văn đúng thể loại, đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. 
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Cả bài viết cộng 1 điểm trình bày và chữ viết. 
- Tùy bài viết của HS giáo viên có thể cho các mức điểm : 5 - 4,5 ; 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5. 
 MÔN: Tiếng Việt
Họ và tên: ...............................................................Lớp: ............................
I. Đọc hiểu: (5 điểm) Đọc thầm bài “ Bàn tay người nghệ sĩ ” và chọn ý trả lời đúng:
BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ
 Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi,cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật.
 Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.
 Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.
 Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi.
*Dựa vào nội dung bài văn, hãy khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu7)
Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích say mê gì ?
A, Thiên nhiên. B, Đất sét. C, Đồ ngọc.
Câu 2: Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc ?
A, Sự tinh tế. B, Sự chăm chỉ. C, Sự kiên nhẫn.
Câu 3: Điều không thể tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì ?
A, Pho tượng cực kì mĩ lệ. 
 B, Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo.
C, Pho tượng toát lên sự ung dung.
Câu 4: Điều kiện nào quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành nghệ nhân tài giỏi ?
A, Có tài nặn giống y như thật ngay từ nhỏ. 
B, Gặp được thầy giỏi truyền nghề cho.
C, Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình.
Câu 5: Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy
A, ung dung, lạ lùng 
B, ung dung, sống động 
C, sống động, lạ lùng
Câu 6: Bài văn trên có mấy danh từ riêng?
A, Một từ (là từ......................................................)
B, Hai từ (là các từ..........................................................)
C, Ba từ (là các từ..........................................................................)
Câu 7: Trong câu: “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn.’’ có mấy tính từ ?
A, Một tính từ ( là từ: ..........................................)
 B, Hai tÝnh tõ ( lµ các từ ................................................)
C, Ba tÝnh tõ ( lµ các từ ...................................................................)
 II. Kiểm tra viết
1/Chính tả: (Nghe – viết) 
Bài viết : Cánh diều tuổi thơ 
 ( Sách Tiếng Việt 4 tập 1 trang 146 )
 Viết đoạn “Tuổi thơ.... đến vì sao sớm ’’
2/ Tập làm văn: 
Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện về một tấm gương thật thà, trung thực trong cuộc sống.
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ 2
 I. Đọc hiểu: 5 điểm
Đáp án : 
Câu 1 - A (0,5 điểm) ; 
Câu 2 - C (0,5 điểm ); 
Câu 3 - B (0,5 điểm ) ; 
Câu 4 - C (0,5 điểm ); 
Câu 5 - A (1 điểm ); 
Câu 6 - B ( Trương Bạch, Quan Âm) (1 điểm )
Câu 7 - B (tuyệt trần, mĩ mãn ) (1 điểm )
 II. Kiểm tra viết 
1. Chính tả (5 điểm) - Học sinh nghe viết trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút.
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn được điểm tối đa là 5 điểm. 
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm. 
- Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. 
2. Tập làm văn (5 điểm) Bài văn đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm. 
- Bài văn đúng thể loại, đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. 
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Cả bài viết cộng 1 điểm trình bày và chữ viết. 
- Tùy bài viết của HS giáo viên có thể cho các mức điểm : 5 - 4,5 ; 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5. 
PHÒNG GIÁO DỤC TP ĐỒNG HỚI
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 BẮC LÝ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I 
 NĂM HỌC : 2015 – 2016
 MÔN: Tiếng Việt
Họ và tên: ...............................................................Lớp: ............................
 Điểm
 Lời nhận xét của giáo viên
 Tiếng Việt
I. Đọc hiểu: (5 điểm)
 Đọc thầm bài “ Bầu trời ngoài cửa sổ ” và chọn ý trả lời đúng:
BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ
 Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. 
 Trích NGUYỄN QUỲNH
*Dựa vào nội dung bài văn, hãy khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu7)
 Câu 1: Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì ? 
 A. Đầy ánh sáng. B. Đầy màu sắc. C. Đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
Câu 2: Từ “búp vàng” trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. chỉ gì ? 
A. Chim vàng anh. B. Ngọn bạch đàn. C. Ánh nắng trời. 
Câu 3: Vì sao nói đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót như “đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ” ? 
A. Vì tiếng hót còn ngân nga mãi trong không gian.
B. Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà.
C. Vì tiếng hót còn lưu luyến mãi với cửa sổ của bé Hà. 
Câu 4: Câu hỏi “ Sao chú chú vàng anh này đẹp thế ?” đung để thể hiện điều gì ?
Thái độ khen ngợi.
Sự khẳng định.
Yêu cầu, mong muốn.
Câu 5: Trong dòng các dòng dưới đây, dòng nào có 2 tính từ ? 
A. óng ánh, bầu trời
B. rực rỡ, cao
C. hót, bay 
Câu 6: Đặt câu với các tính từ trắng, đẹp theo mẫu câu "Ai thế nào ?" a)..................................................................................................................
b)................................................................................................................... 
Câu 7: Câu “ Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.” Có mấy động từ ? 
 A. Hai động từ ( là các từ.............................) 
 B. Ba động từ ( là các từ.......................................................) 
C. Bốn động từ ( là các từ.............................................................................) 
 II. Kiểm tra viết
1/Chính tả: (Nghe – viết) 
Bài viết: VĂN HAY CHỮ TỐT 
 Thuở nhỏ, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
 Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Ông còn mượn những cuốn sách chữ viết đẹp để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
 Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
2/ Tập làm văn 
Đề bài: Em hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ 3
 I. Đọc hiểu: 
Đáp án : 
Câu 1- C (0,5 điểm) 
Câu 2 - A (0,5 điểm ) 
Câu 3 - B (0,5 điểm ) 
Câu 4 - A (1 điểm ) 
Câu 5 - B (1 điểm ) 
Câu 6: HS đặt được hai câu với hai tính từ đã cho theo đúng mẫu được 1 điểm (mỗi câu 0,5 điểm), đặt không đúng mẫu câu không được điểm.
Câu 7- C (0,5 điểm)
II. Kiểm tra viết 
1. Chính tả (5 điểm) - Học sinh nghe viết trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút.
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn được điểm tối đa là 5 điểm. 
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu, hoặc vần, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm. 
- Chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. 
2. Tập làm văn (5 điểm) Bài văn đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm. 
- Bài văn đúng thể loại, đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. 
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Cả bài viết cộng 1 điểm trình bày và chữ viết. 
- Tùy bài viết của HS giáo viên có thể cho các mức điểm : 5 - 4,5 ; 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_toan_khoi_4_nam_hoc.doc