PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Trường ................................................. Lớp : 5.................................................. Họ và tên :............................................ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I Năm học 2015-2016 Môn: Tiếng Việt Điểm Nhận xét::: . . I. Đọc – Hiểu: Học sinh đọc thầm bài khoảng 10 phút sau đó làm bài tập theo yêu cầu. Ngu Công xã Trịnh Tường Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi những dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin là có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa. Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa. Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường. Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi. Theo TRƯỜNG GIANG- NGỌC MINH Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất nội dung câu hỏi 1,2,3 viết nội dung trả lời vào chỗ chấm với các câu còn lại . Câu 1. Ý nào nêu không đúng việc ông Lìn đã làm để đưa được nước về thôn ? Ông Lìn lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước Suốt một năm, ông cùng vợ con đào gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn Vận động mọi người vào rừng đào mương đưa nước về thôn. Tất cả các ý trên đều sai. Câu 2. Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay như thế nào ? a. Cả thôn đều đào ao nuôi cá. b. Làm ruộng bậc thang cấy lúa nước, không còn phá rừng làm nương. c. Cả thôn trồng các giống lúa lai cao sản nên không có hộ đói. d. Chỉ có câu a là sai. Câu 4. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 5. Gạch chân các quan hệ từ có trong câu : Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Câu 6. Tìm trong đoạn 1 của bài Ngu Công xã Trịnh Tường từ đồng nghĩa với các từ sau : ngạc nhiên : ...................................................... thói quen : ...................................................... Câu 7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau : Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Chủ ngữ : ........................................................................................................ Vị ngữ :.......................................................................................................... Câu 8. Tìm danh từ riêng , tính từ có trong câu sau: Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 9.Viết một câu có nội dung nói về việc giữ vệ sinh trường (lớp) trong đó có sử dụng quan hệ từ (nhớ gạch chân dưới từ chỉ quan hệ trong câu vừa đặt). ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Việt II. Viết ( Chính tả ) – Thời gian 15 phút Kì diệu rừng xanh Giáo viên đọc đề bài và đoạn văn sau cho học sinh viết. Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. III. Tập làm văn – Thời gian 35 phút ( không kể chép đề ) Đề bài: Hãy tả một người thân trong gia đình em. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KỲ I Năm học: 2015 - 2016 Câu 1. Ý nào nêu không đúng việc ông Lìn đã làm để đưa được nước về thôn ? Ông Lìn lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước Câu 2. Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay như thế nào ? d. Chỉ có câu a là sai. Câu 3. Lợi ích của việc ông Lìn hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả ? Giúp mỗi gia đình thu nhập mỗi năm hai trăm triệu . Vừa bảo vệ rừng, giữ được nguồn nước, vừa tăng thêm thu nhập. Phìn Ngan trở thành thôn giàu có nhất nước. Giúp cho ông Lìn được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi. Câu 5. Gạch chân các quan hệ từ có trong câu : Những; về; nhờ; mà; còn. Câu 7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau : Chủ ngữ : Những nương lúa quanh năm khát nước Vị ngữ: được thay dần bằng ruộng bậc thang. Câu 8. Tìm danh từ riêng , tính từ có trong câu sau: Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Câu 9.Viết một câu có nội dung nói về việc giữ vệ sinh trường (lớp) trong đó có sử dụng quan hệ từ (nhớ gạch chân dưới từ chỉ quan hệ trong câu vừa đặt). .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: