Đề kiểm tra cuối học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Lạc Quới

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 321Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Lạc Quới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Lạc Quới
Trường tiểu học Lạc Quới
Lớp: 3
Họ tên học sinh: 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: TIẾNG VIỆT LỚP 3
Năm học: 2015-2016
Thời gian: 20 phút
ĐIỂM
Chữ ký giám thị
Chữ ký giám khảo
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ A
I. KIỂM TRA ĐỌC (5 điểm)
Đọc thầm và làm bài tập
A/ Đọc thầm bài: “Nhà rông ở Tây Nguyên” khoảng 08 - 10 phút.
Nhà rông ở Tây Nguyên
 Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.
 Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọ đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vuc khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
 Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.
 Từ gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung ở nhà rông để bảo vệ buôn làng.
 Theo NGUYỄN VĂN HUY
B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Vì sao nhà rông phải cao và chắc? (1 điểm) 
a. Vì để các già làng họp tại đây để bàn những việc lớn.
b. Vì nhà rông dùng cho nhịều người ở.
c. Vì cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn giáo không vướng mái.
Câu 2: Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào? (1 điểm)
a. Treo rất nhiều hình ảnh.
b. Trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chịêng trống dùng khi cúng tế.
c. Treo rất nhiều hình ảnh và trang trí rất nhiều hoa. 
Câu 3: Gian giữa của nhà rông dùng làm gì? (1 điểm)
a. Là nơi thờ thần làng.
b. Là nơi các già làng họp bàn những việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của làng.
c. Là nơi trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình ngủ để bảo vệ buôn làng..
Câu 4: Tìm hình ảnh so sánh với nhau bằng cách gạch dưới các từ ngữ được so sánh trong câu thơ sau: (1 điểm)
Cây cau vươn trước sân nhà
Tán cau xoè rộng như là chiếc ô.
Câu 5: Câu nào được đặt theo mẫu "Ai thế nào?" (0,5 điểm)
Một nông dân người Chăm rất siêng năng.
Ông lão là người rất siêng năng.
Anh con trai là người tốt.
Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
Câu 6: Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh? (0,5 điểm)
a) Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
b) Ngựa tuần tra biên giới, dừng đỉnh đèo hí vang.
c) Trẻ em như búp trên cành.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRI TÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌ LẠC QUỚI
--------------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: TIẾNG VIỆT LỚP 3
Năm học: 2015-2016
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1/ Chính tả (5 đ)
 Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Vầng trăng quê em” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 142.
Vầng trăng quê em
 Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.
 Khuya. Làng quê em đã vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng vẫn thao thức như canh giác trong đêm.
 Theo PHAN SĨ CHÂU
2/ TẬP LÀM VĂN (5 điểm )
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu để kể về quê hương em, dựa vào các câu gợi ý sau:
Quê em ở đâu?
Quê em có những cảnh gì đẹp?
Con người quê em như thế nào?
Tình cảm của em đối với quê em như thế nào?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRI TÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌ LẠC QUỚI
--------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: TIẾNG VIỆT LỚP 3
Năm học: 2015-2016
KIỂM TRA ĐỌC HIỂU (5 điểm)
	Mỗi câu khoanh tròn đúng đạt 1 điểm
Câu 1: Vì sao nhà rông phải cao và chắc?
c. Vì cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn giáo không vướng mái.
Câu 2: Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?
b. Trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chịêng trống dùng khi cúng tế.
Câu 3: Gian giữa của nhà rông dùng làm gì?
b. Là nơi các già làng họp bàn những việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của làng.
Câu 4: Cây cau vươn trước sân nhà
Tán cau xoè rộng như là chiếc ô.
Câu 5: a) Một nông dân người Chăm rất siêng năng.
Câu 6: Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh? 
b) Ngựa tuần tra biên giới, dừng đỉnh đèo hí vang.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
ĐỀ A
c
b
b
ĐỀ B
KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1/ Chính tả (Nghe viết) (5 điểm) 
- Viết đúng ,đẹp , trình bày rõ ràng đạt điểm tối đa.
- Mỗi từ sai lỗi về âm, vần trừ 0,5 điểm/ 1 lỗi.
- Mỗi từ sai lỗi về thanh, viết hoa trừ 0,25 điểm.
- Viết không rõ ràng, độ cao của chữ, khoảng cách chữ, bẩn,....trừ 0,5 điểm toàn bài.
2/ Tập làm văn 
- Viết đủ số câu quy định , có thứ tự , có biểu hiện cảm xúc, đạt điểm tối đa.
- Viết không đủ số câu trừ 1 điểm.
- Viết không rõ ràng, trình bày dơ, sai nội dung ..... trừ 2 điểm trở lên.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_1_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2015.doc