Đề kiểm tra cuối học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Mỹ Thành

docx 15 trang Người đăng dothuong Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Mỹ Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì II Tiếng việt lớp 4 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Mỹ Thành
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ THÀNH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Họ và tên : .... Năm học: 2016 – 2017
Lớp : 4	 Môn: Tiếng Việt 
	 Thời gian: 60 phút 
Điểm
Nhận xét
A-Kiểm tra đọc: ( 10 điểm )
 I - Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)
Giáo viên cho  HS đọc các đoạn văn( hoặc) đoạn thơ kết hợp trả lời câu hỏi của mỗi đoạn :
 1) Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực . Một đằng thì đức độ ,hiền từ mà nghiêm nghị .Một đằng thì nanh ác , hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng .Hai người gườm gườm nhìn nhau. Rút cục tên cướp biển cúi gằm mặt ,tra dao vào ,ngồi xuống làu bàu trong cổ họng.
(Khuất phục tên cướp biển –TV 4 tập 2 )
Câu hỏi:Cặp câu nào trong đoạn khắc họa hai hình ảnh đối lập nhau ? 
 2)Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
(Thắng biển–TV 4 tập 2)
Câu hỏi: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển?
 3)Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa .Phong cảnh ở đây thật đẹp .Thoắt cái ,lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào ,lê,mận. Thoắt cái,gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
 Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta .
(Đường đi Sa Pa –TV 4 tập 2 )
Câu hỏi:Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên 
II - Đọc hiểu: 7 điểm
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
 Ê-đi-xơn và bà mẹ
 Hôm đó, Ê-đi-xơn vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà đau bụng dữ dội. Bố bận đi làm. Khi chị Ta-ni-a về, mẹ thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ.
 Bác sĩ đến khám bệnh và cho biết : bà đang đau ruột thừa, phải mổ ngay, chờ đến sáng thì muộn quá. Nhưng trời cứ tối dần, mà dưới ánh đèn dầu thì làm sao mổ được. Thấy bác sĩ lo lắng, Ê-đi-xơn hỏi ông:
 -Thưa bác sĩ, nếu thắp tất cả đèn dầu lên để mổ thì có được không ạ?
 -Không được vì không đủ ánh sáng, mổ như thế nguy hiểm lắm.
 Ê-đi xơn ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dứt trong lòng. Đột nhiên, câu bé nhìn thấy ánh đèn sáng chói phản chiếu từ mảnh sắt tây trên tủ. Một tia sáng lóe lên rong đầu cậu : “Sao không mượn tấm gương lớn ở hiêu tạp hóa về và cho phản chiếu thật nhiều ánh đèn cho sáng hơn?”. Thế là cậu liền chạy ngay đi mượn tấm gương lớn. Lát sau, tất cả đèn dầu trong nhà được thắp sáng và đặt trước gương. Xong xuôi, cậu sang phòng bên, gặp bác sĩ và tự hào nói:
 -Thưa bác sĩ, đã có đủ ánh sáng rồi ạ! Mời bác sang xem.
 Bác sĩ sang phòng bên nhìn ánh đèn, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên:
 -Cháu làm thế nào mà tài thế, hỡi cậu bé thông minh! Bác sẽ bắt đầu ngay!
 Rạng sáng thì mổ xong. Bà mẹ thoát khỏi tay thần chết. Ê-đi-xơn cứu được mẹ nhờ sáng kiến của mình 
 Theo cuốn Ê-ĐI-XƠN - NXB Kim Đồng, 1977
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây
1.Câu chuyện có những nhân vật nào?
a-Ê-đi-xơn, bác sĩ, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơn
b- Ê-đi-xơn, chị Ta-ni-a, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơn
c-Ê-đi-xơn, chị Ta-ni-a, bác sĩ, mẹ Ê-đi-xơn.
d- Chị Ta-ni-a, bố Ê-đi-xơn, mẹ Ê-đi-xơn., bác sĩ,
2.Bà mẹ trong câu chuyện rơi vào tình trạng ra sao?
a-Đau bụng dữ dội, phải có bác sĩ đến khám
b-Đau ruột thừa phải mổ ngay mới cứu được
c-Đau ruột thừa, phải đem đến bệnh viện chữa.
d-Đau bụng dữ dội, phải đem đến bệnh viện chữa.
3.Ê-đi-xơn đã nghĩ ra sáng kiến gì giúp bác sĩ cứu sống mẹ?
a-Tập trung tất cả đèn dầu trong nhà rồi thắp lên, đủ ánh sáng để mổ
b-Mượn nhiều mảnh sắt tây chiếu ánh đèn, đủ ánh sáng để mổ
c-Mượn tấm gương lớn phản chiếu nhiều ánh đèn, đủ ánh sáng để mổ
d-Mượn tất cả đèn dầu ở viện rồi thắp lên, đủ ánh sáng để mổ.
4.Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm nổi bật của cậu bé Ê-đi-xơn?
a-Thông minh, có tình cảm thương mẹ sâu sắc
b-Thông minh, có tình cảm tốt đẹp với gia đình
c- Thương mẹ sâu sắc, có ý thức trách nhiệm cao.
 d- Thông minh , có ý thức trách nhiệm cao.
5.Nhờ đâu mà bà mẹ của Ê-đi-xơn thoát khỏi tay thần chết?
6. Qua bài này em học tập Ê-đi-xơn điều gì?
.Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất cảm xúc của bác sĩ khi nói câu :“Cháu làm thế nào mà tài thế, hỡi cậu bé thông minh!”?
a-Ngạc nhiên, sợ hãi
b-Ngạc nhiên, thán phục
c-Ghê sợ, thán phục.
d- Bực tức, ngạc nhiên.
8.Bài văn đã sử dụng những kiểu câu nào đã học ở lớp 4?
a-câu hỏi, câu kể, câu khiến
b- câu hỏi, câu kể,câu cảm
c- câu kể ,câu khiến, câu cảm.
d-Cả 4 kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến..
9.Trong bài văn có mấy danh từ riêng?
a-Một danh từ riêng. (Đó là: )
b-Hai danh từ riêng. (Đó là: )
c-Ba danh từ riêng. (Đó là: )
d-Bốn danh từ riêng (Đó là: )
10. Xác định đúng chủ ngữ(CN), vị ngữ(VN) của câu “Khi chị Ta-ni-a về, mẹ thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ.”?
CN..
VN..
 B. Kiểm tra viết: ( 10 điểm.)
I- Chính tả: ( Nghe viết: 2 điểm. thời gian : 15 phút )
Con chuồn chuồn nước
 Rồi đột nhiên, chú chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.Chú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiên ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
II-Tập làm văn :8 điểm
 Trong gia đình em nuôi rất nhiều con vật .Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Hướng dẫn đánh giá cho điểm bài kiểm tra cuối học kỳ II, Môn : Tiếng Việt - lớp 4
A.Kiểm tra đọc
 I. Đọc thành tiếng : 3 điểm
- Đọc rõ ràng, có độ lớn vừa đủ nghe, tốc độ đọc đạt 80-90 tiếng/ phút, giọng đọc có biểu cảm: 1,5 điểm .Trả lời được mỗi câu hỏi được 0,5 điểm
Câu 1 Một đằng thì đức độ ,hiền từ mà nghiêm nghị .Một đằng thì nanh ác , hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng .Hai người gườm gườm nhìn nhau.
Câu 2 Gió đã bắt đầu mạnh- nước biển càng dữ- biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Câu 3: Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp.Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có .
 II - Đọc hiểu: 7 điểm 
 Câu 1. c :( 0,5 điểm ) 
 Câu 2. B ( 0,5 điểm ) 
 Câu 3. c ( 0,5 điểm ) 
 Câu 4. a	(0,5 điểm ) 
 Câu 5 Nhờ sự sáng kiến của Ê-đi-xơn : ( 1 điểm)
 Câu 6 yêu thương mẹ sâu sắc và có trách nhiêm với gia đình (1 điểm)
 Câu 7. b (0,5 điểm ) 
 Câu 8. d	(0,5 điểm ) 
 Câu 9. b Ê-đi-xơn, Ta-ni-a)	(1 điểm)
 Câu 10. CN: mẹ 	(1 điểm)
 VN: thều thào bảo chị đi gọi em và mời bác sĩ.
B. Kiểm tra viết: ( 10 điểm. thời gian 15 phút )
I-.Chính tả nghe - viết (2 điểm) (15 phút)
Viết và trình bài bài chính tả đúng quy định, chữ viết đều nét, ghi dấu thanh đúng quy tắc trong đoạn văn ( 2 điểm)
 Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm.
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,.. trừ 0,5 điểm toàn bài. 
II-.Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)
Có đủ 3 phần của bài
Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch. (8 điểm)
Mở bài: 1,5 điểm
Giới thiệu được con vật theo yêu cầu của đề bài .
Thân bài: 5 điểm
Tả bao quát về hình dáng con vật. 1 điểm
Tả chi tiết các đặc điểm của con vật. 1,5 điểm
Nêu được một số hoạt động của con vật đó. 1,5 điểm
Biết sử dụng từ hợp lí kết hợp với các hình ảnh so sánh, nhân hóa ngữ phù hợp 1 điểm
Kết bài: 1,5 điểm
Nêu được ích lợi của con vật và tình cảm của bản thân đối với con vật đó.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO RA ĐỀ THI
1 - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2
2- Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 2
3- 25 đề kiểm tra học sinh giỏi Tiếng Việt 4 
ĐÊ 3:4B
Ma trận đề thi cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Đọc
a) Đọc thành tiếng
Số câu
1
1
1
3
Số điểm
1
1
1
3
b) Đọc hiểu
Số câu
3
3
2
2
6
4
Số điểm
1,5
1,5
2
2
3
4
2. Viết
a) Chính tả
Số câu
1
1
Số điểm
2
2
b) Đoạn, bài ( văn)
Số câu
1
1
Số điểm
8
8
Tổng
Số câu
3
2
3
2
3
2
6
9
Số điểm
1,5
3
1,5
9
3
2
3
17
Ma trận câu hỏi đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Đọc
a) Đọc thành tiếng
Số câu
1
1
1
1
Câu số
1
2b
2a
3
b) Đọc hiểu
Số câu
3
3
2
2
Câu số
1;2;5
3;7;8
4;9
6;10
2. Viết
a) Chính tả
Số câu
1
Câu số
1
b) Đoạn, (bài văn)
Số câu
1
Câu số
1
Tổng
Số câu Đọc
3
1
3
1
2
1
2
1
10
4
Số câu Viết
1
1
2
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN MỸ ĐỨC
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ THÀNH
Họ và tên .......................................................
Lớp 4......
BÀI KIỂM ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4	
Năm học 2016 - 2017
(Thời gian 90 phút, không kể thời gian phát đề)
Điểm bài kiểm tra
Nhận xét của giáo viên
A- KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
Giáo viên cho  từng HS đọc các đoạn văn ( hoặc đoạn thơ) kết hợp trả lời câu hỏi của mỗi đoạn sau :
Tên chúa tàu ấy cao lớn, vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung. Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch. Hắn uống lắm rượu đến nỗi nhiều đêm như lên cơn loạn óc, ngồi hát những bài ca man rợ.
(Khuất phục tên cướp biển - SGK Tiếng việt 4 tập 2).
 Đoạn này cho thấy hình ảnh tên chúa tầu như thế nào? M1
Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
(Thắng biển - SGK tiếng việt 4 tập 2).
a,Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển? M3
b, Hãy tìm những hình ảnh so sánh trong đoạn văn ? M2
Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.
(Con sẻ - SGK tiếng việt 4 tập 2)
Câu hỏi: Vì sao con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con ? M 4
 II. Đọc hiểu (30 phút)
Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: 
Chiều ngoại ô
	Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
	Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt.,b Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
	Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh. 
 Theo NGUYỄN THỤY KHA
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1 (0,5 điểm): Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô như thế nào? ( M 1 )
A. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp, hấp dẫn.
B. Cảnh buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh.
C. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt.
D. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp.
Câu 2 (0,5 điểm): Câu văn nào trong bài tả vẻ đẹp của ruộng rau muống? (M1 
A. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người.
B. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống.
C. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.
D. Những hoa rau muống tím lấp lánh thì thầm trong gió.
Câu 3 (0,5 điểm): Điều gì làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô? (M 2)
A. Ngắm cảnh đồng quê thanh bình.
B. Được hít thở bầu không khí trong lành.
C. Ngắm cảnh đồng quê và thả diều cùng lũ bạn
D. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm.
Câu 4 (0,5 điểm): Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? (M 3)
A. Mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông.
B. Thiết tha, ao ước, thoang thoảng, vắng lặng, chen chúc.
C. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng.
D. Vi vu, thì thầm, thoang thoảng, phố xá, trầm bổng.
Câu 5 (0,5 điểm): Từ cùng nghĩa với từ “bao la” là: (M1)
A. Cao vút
B. Bát ngát
C. Thăm thẳm
D. Mát mẻ
Câu 6 (1 điểm): Câu văn sau: "Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh." có mấy tính từ ? ( M3)
A. Một tính từ. Đó là: ...........................................................................................
B. Hai tính từ. Đó là: ............................................................................................
C. Ba tính từ. Đó là: .......................................................................................... 
D. Bốn tính từ: Đó là: .
Câu 7 (0,5điểm): Câu "Những cánh diều mềm mại như cánh bướm." thuộc mẫu câu nào đã học? (M2)
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
Câu 8 (1 điểm): Thêm trạng ngữ cho câu sau, viết lại câu đã thêm trạng ngữ. (M2)
	Rau muống lên xanh mơn mởn.
.................................................................................................................................
Câu 9 (1 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: (M3)
	Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh.
Chủ ngữ:........................................................................
Vị ngữ: .....................................................................
Câu 10 (1 điểm): Tìm hình ảnh nhân hóa trong câu văn sau ? (M4)
 Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.
B - KIỂM TRA VIẾT
 I. Chính tả (Nghe - viết, 15 phút)
Đường đi Sa Pa
 Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Trích: Đường đi SaPa (TV4 - Tập II - trang 102)
II. Tập làm văn (5 điểm): 30 phút
Đề bài: Sân trường em có rất nhiều loài cây. Hãy tả một cây mà em thích.
Hướng dẫn đánh giá cho điểm bài kiểm tra cuối học kỳ II, Môn : Tiếng Việt - lớp 4
A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I/. ĐỌC THÀNH TIẾNG : (3 điểm)
Đánh giá, cho điểm: Giáo viên đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng dựa vào những yêu cầu sau:
 1. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
 2. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm )
 3. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
 4. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm )
 * Lưu ý : Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
II/. ĐỌC HIỂU ( 7 điểm)
 Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
C
C
A
B
B
B
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
0,5
Câu 6: Hai tính từ: Xanh mơn mởn, Tím lấp lánh
Câu 8 (1 điểm): Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn.
Câu 9 (1 điểm): 
Chủ ngữ: Chiều hè ở ngoại ô
Vị ngữ: thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh.
Câu 10: ( 1 điểm):
 Hình ảnh nhân hóa: đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.
B . BÀI KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (2 điểm, thời gian 15 phút)
GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra 
 Đường đi Sa Pa (TV4 - Tập II - Trang 102)
 Viết đoạn: “Xe chúng tôi  liễu rủ”
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,2 điểm.
II. Tập làm văn (8 điểm): 35 phút
* Yêu cầu:
- Học sinh xác định đúng đề bài, kiểu bài tả cây cối: viết được bài văn hoàn chỉnh đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), kết hợp bộc lộ cảm xúc của người viết. Độ dài bài viết khoảng 12-> 15 câu.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch.
* Cho điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu trên: 8 điểm
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp với thực tế bài viết.. 
- Lạc đề không cho điểm.
* Lưu ý:
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ; hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài.
- Toàn bài kiểm tra bày sạch đẹp GV cho điểm tối đa.
B/. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
 I/. Viết chính tả (nghe – viết): 2 điểm
 Đánh giá, cho điểm:
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng , trình bày sạch đẹp: 2 điểm
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần , thanh ; chữ thường , chữ hoa ) : trừ 0,2 điểm.
 - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày dơ bẩn  bị trừ 0,2 điểm toàn bài.
 II/.Tập làm văn: 8 điểm
. Đánh giá, cho điểm
 - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
 + Học sinh viết được một bài văn thể loại tả người (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
 + Viết câu đúng ngữ pháp, dung từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
 - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO RA ĐỀ THI
 TÀI LIỆU THAM KHẢO RA ĐỀ THI
1 - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 2.
2- Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 2.
3- Trên Mạng Internet.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_LOP_4_KYII_NAM_HOC_20162017.docx